3 sai lầm bảo mật cơ bản mà người dùng thường hay mắc phải

Trên thực tế, nhiều người đang mắc một số lỗi nghiêm trọng về bảo mật và quyền riêng tư trên Internet.
3 sai lầm bảo mật cơ bản mà người dùng thường mắc phải - Ảnh 1.

Mặc dù mang tính cách mạng, nhưng sự dễ dàng và tiện lợi của việc phổ biến thông tin trực tuyến cũng tiềm ẩn một số mối đe dọa bảo mật. Nhiều người đã vô tình tham gia vào các hoạt động trực tuyến rủi ro.

Trên thực tế, có thể bạn đang mắc một số lỗi nghiêm trọng về bảo mật và quyền riêng tư trên Internet ở thời điểm hiện tại. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Tiết lộ quá nhiều thông tin trên mạng xã hội

Đối với nhiều người, mạng xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Họ có thể chia sẻ những suy nghĩ nội tâm của mình, đăng trải nghiệm hàng ngày hoặc thậm chí tạo một nhân cách hoàn toàn khác trên mạng. Đó là một hình thức thể hiện bản thân thú vị, thỏa mãn.

Mặc dù chia sẻ trên mạng xã hội giúp bạn tìm được những cá nhân có cùng chí hướng nhưng nó cũng khiến bạn có nguy cơ bị đánh cắp danh tính. Profile của bạn chứa thông tin nhận dạng cá nhân (PII) nhạy cảm. Tin tặc có thể gây thiệt hại đáng kể với các giá trị nhận dạng, ví dụ như chủng tộc, giới tính, địa chỉ nhà, số liên lạc hoặc ngày sinh.

Bạn không cần phải ngừng sử dụng mạng xã hội hoàn toàn - chỉ cần lọc các bài đăng của bạn. Các phương pháp hay như ẩn vị trí hiện tại, tắt GPS, xóa tiểu sử profile và đăng bài bớt thường xuyên hơn sẽ bảo vệ tài khoản mạng xã hội của bạn khỏi tin tặc.

2. Mở phần mềm công việc và file trên thiết bị cá nhân

Giống như nhiều nhân viên làm việc từ xa, đôi khi bạn có thể sử dụng lẫn lộn các thiết bị cá nhân và thiết bị do công ty cấp. Việc này cực kỳ phổ biến nhưng rất rủi ro. Ngay cả những hành động dường như vô hại như truy cập Facebook trên laptop làm việc của bạn hoặc gửi tài liệu văn phòng qua điện thoại thông minh cũng tiềm ẩn một số rủi ro về an ninh mạng.

3 sai lầm bảo mật cơ bản mà người dùng thường mắc phải - Ảnh 2.

Hãy ngừng mở các file công việc trên những thiết bị cá nhân của bạn và ngược lại. Điện thoại thông minh hoặc laptop không có hệ thống bảo mật phức tạp như những thiết bị do công ty thiết lập. Nếu xảy ra vi phạm dữ liệu, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, các thiết bị do công ty phát hành thường xuyên được quét bởi những công cụ theo dõi thời gian và giám sát nhân viên. Chúng chụp ảnh màn hình theo lịch trình, theo dõi việc sử dụng ứng dụng và chia sẻ hoạt động trên màn hình. Bạn có thể không cảm thấy thoải mái khi nhà tuyển dụng của bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề cá nhân của bạn.

3. Không giới hạn quyền truy cập dữ liệu 

Quản lý dữ liệu chủ yếu dựa vào kiểm soát truy cập file. Quy định ai truy cập dữ liệu của bạn và cách họ sửa đổi dữ liệu để ngăn vi phạm dữ liệu. Xét cho cùng, các mối đe dọa an ninh mạng như trộm cắp, chiếm đoạt tài khoản và vô tình bị lộ thông tin thường xuất phát từ truy cập trái phép.

Mặc dù việc kiểm soát truy cập vô cùng quan trọng, nhưng nhiều người có xu hướng bỏ qua nó. Họ không biết về mức độ nghiêm trọng của việc bị chiếm đoạt tài khoản hoặc cảm thấy bất tiện bởi các bước liên quan đến việc thiết lập quá trình hạn chế quyền.

Theo nguyên tắc thông thường, hãy đặt tài liệu của bạn ở chế độ riêng tư theo mặc định. Tạo thói quen điều chỉnh khả năng truy cập của người dùng khi chia sẻ file, cho dù vì mục đích công việc hay cá nhân. Chỉ cấp quyền truy cập cho người dùng được ủy quyền.