Layout khá "dị" 89 nút của E-DRA EK389 V2 đã giải quyết được triệt để 2 vấn đề: Một chiếc bàn phím cơ gọn nhẹ nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu nhập liệu của dân văn phòng, trong khi không ảnh hưởng đến trải nghiệm gaming của anh em game thủ.
Bàn phím số thiết kế ở phía trên các nút mũi tên, khá "dị"
E-DRA EK389 V2 được nâng cấp từ phiên bản cũ với hệ thống LED 7 màu rainbow siêu sáng mới. Thực sự, LED của EK389 V2 cực sáng, sáng hơn cả EK387 hay các phiên bản phím cơ đắt tiền hơn của hãng. Đây có lẽ là phần nâng cấp thực sự đáng giá.
Dù giá rẻ nhưng EK389 V2 có vẻ ngoài rất đẹp, phím bấm cực "Oke"
E-DRA EK389 V2 sử dụng switch Outemu (phiên bản không hotswap) với độ bền và độ ổn định cao. Switch Outemu cho chất lượng phím bấm tốt, tuy chưa được như Huano nhưng đổi lại chiếc bàn phím cơ này có mức giá tốt hơn.
E-DRA EK389 V2 không mang thiết kế phím mỏng và hiện đại hơn so với EK387, tuy nhiên phần plate được làm bằng kim loại nên nhìn chung EK389 V2 khá cứng cáp.
Keycap của phím cũng là ABS double shot xuyên led, chất lượng tốt so với các loại bàn phím cơ giá rẻ khác.
Nhìn chung, với mức giá khoảng 600 nghìn đồng, E-DRA EK389 V2 là sự lựa chọn tốt cho những game thủ muốn mang đi mang lại chiếc bàn phím của mình khắp mọi nơi từ nhà tới quán net hay văn phòng làm việc. Nó có đủ các tính năng cần thiết, đi cùng điểm nhấn chính là sự gọn nhẹ nhưng vẫn tích hợp phần phím số. Tất nhiên để có được cụm số rất tiện lợi trong công việc này thì người dùng sẽ phải chịu khó sử dụng các nút chức năng như home, end, print screen… một cách phiền hà hơn bằng cách bấm thêm nút FN. Lúc đầu sử dụng có vẻ hơi khó nhưng một thời gian sau sẽ quen dần.
Nếu quan tâm tới E-DRA EK389 V2, anh em có thể tham khảo thêm tại đây.