Theo đó dự thảo mới nhất của Cục Quản lý xuất bản và báo chí quốc gia Trung Quốc (NPPA) đã yêu cầu các đơn vị quản lý game phải có biện pháp thích hợp "ngăn chặn việc các trò chơi đưa ra phần thưởng có khuynh hướng dụ dỗ người dùng đăng nhập và nạp tiền liên tục trong thời gian dài".
Nói chung các điều luật mới trong dự thảo khá dài nhưng sẽ xoay quanh các yếu tố quan trọng gồm:
- Cấm độc quyền game hoặc các hình thức cạnh tranh không lành mạnh.
- Cấm dùng tiền ảo trong game để quy đổi ra tiền thật hay hàng hóa có giá trị tương đương.
- Cấm mời gọi đăng nhập mỗi ngày nhận thưởng, nạp lần đầu, nạp theo mốc để nhận quà.
- Cấm mọi hình thức PVP bắt buộc để kích thích game thủ chi tiền cho nhânn vật mạnh lên.
- Game loot box/gacha phải có tỉ lệ roll "hợp lý" và phải có hình thức mua trực tiếp.
- Cấm dùng nick ảo, mọi game thủ tham gia trò chơi phải để lại thông tin cá nhân của bản thân.
Thật ra dự thảo còn rất dài nhưng ở trên là một vài tóm tắt bắt mắt và ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tham gia trải nghiệm của người chơi lẫn công việc kinh doanh của của nhà phát hành game.
Chẳng thế mà sau khi dự thảo được công bố, hai ông lớn của ngành game tại xứ gấu trúc là Tencent và NetEase đã bay hơi gần 80 tỷ đô la vốn hóa. Cổ phiếu của Tencent, công ty game lớn nhất thế giới, niêm yết ở Hồng Kông, giảm giá tới 16%, trong khi cổ phiếu của đối thủ NetEase giảm tới 25%.
Được biết Tencent Games là công ty chủ quản của của các studio lớn như Riot (Liên Minh Huyền Thoại) và Fatshark (Warhammer 40k: Darktide). Trong khi đó, NetEase đã nhúng tay vào việc phát triển các trò chơi như Diablo: Immortal hay Dead By Daylight phiên bản di động.
Ngoài ra một ông lớn khác dù không bị nêu tên trong đợt sụt giảm cổ phiếu này là MiHoYo nhưng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi hầu hết các game có doanh thu cao như Honkai Impact 3rd, Genshin Impact và Honkai: Star Rail đều là game gacha hạng nặng. Một trong những người sáng lập công ty từng thừa nhận Genshin Impact nhắm đến các otaku sẵn sàng quẹt thẻ vì waifu mình yêu thích.
Giới tài chính đã đưa ra những nhận định đầy bi quan về vụ việc lần này, ví dụ như "Dự thảo này khiến mọi bị sốc trước kỳ nghỉ lễ... Cảm giác cực kỳ thất vọng sau một năm đầy khó khăn của thị trường." - Bloomberg. Hay một giám đốc phụ trách giao dịch chứng hoán Financial Times còn chua chát hơn khi cho rằng "Giáng sinh không yên bình... Chúng tôi chưa bao giờ trải qua biến động thị trường lớn như vậy trong những tên này trước đây."
Trong khi đó các nhà sản xuất game còn phẫn nộ hơn khi cho rằng các biện pháp này của chính phủ Trung Quốc sẽ làm giảm doanh thu của các công ty game. Ngoài ra đây có thể chỉ mới là những động thái đầu tiên trước những cuộc thanh tẩy còn "khốc liệt" hơn trong tương lai. Người đồng sáng lập ứng dụng chỉnh sửa ảnh Meitu thậm chí còn quả quyết rằng đây là chính sách sẽ "khiến ngành game đi vào lòng đất".
nhưng thực sự thì người ta còn lo ngại chuyện đây chỉ mới là bước đầu trong những động thái mới của chính phủ Trung Quốc. Một số nhà đầu tư và nhân viên Tencent bày tỏ sự bất mãn về chính sách mới này, gọi nó là bất hợp lý và lạc lõng. Người đồng sáng lập ứng dụng chỉnh sửa ảnh Meitu Thái Văn Thắng nói rằng đây là chính sách sẽ "giết cả một ngành game".
Có thể nói đây là một cú tát mạnh thứ hai đối với các ông lớn trong ngành game tại xứ tỷ dân sau quy định trẻ dưới 18 tuổi chỉ được chơi game một tiếng vào các ngày thứ sáu, cuối tuần và ngày nghỉ được ban hành hồi năm 2018. Trong những năm gần đây, các quy định ngặt nghèo liên tục được thông qua nhằm quản lý thị trường game cũng như giải quyết tệ nạn nghiện game online ở trẻ vị thành niên.