Nói một cách dễ hiểu, Square Enix cần phải tìm hiểu về sự nguy hiểm của mô hình “tạo ra những tựa game theo mô hình dịch vụ” là khó khăn ra sao. Final Fantasy XIV có thể thành công, nhưng nhà phát hành này gần đây có dấu hiệu khiến người hâm mộ ngày càng thất vọng khi chạy theo mô hình dịch vụ cho các tựa game mới của họ. Thất bại gần đây phải kể đến Marvel’s Avengers, Babylon’s Fall và gần đây nhất là Chocobo GP. Danh tiếng của họ không chỉ bị ảnh hưởng trong mắt cộng đồng game thủ, những người tin rằng Square Enix đang có dấu hiệu đi xuống, không chỉ vậy mà họ đang khiến cho các nhà phát triển tài năng như Crystal Dynamics và PlatinumGames rơi vào tình thế bấp bênh nguy hiểm, muôn vàn khó khăn.
Không nghi ngờ gì, Square Enix không phải là công ty duy nhất theo đuổi xu hướng làm game dịch vụ trực tiếp, vì các game thủ dường như ngày càng có xu hướng chấp nhận khái niệm này. Hãy xem SteamDB và bạn sẽ thấy các danh sách các game theo mô hình này đang ăn nên làm ra như thế nào. Bao gồm Lost Ark, Counter-Strike: Global Offensive, Dota 2, Apex Legends, Destiny 2, Rust, PUBG: Battlegrounds và Rocket League.
Đó là còn chưa kể đến Fortnite, sự phổ biến rộng rãi đã củng cố mô hình dịch vụ trực tiếp trên rất nhiều nền tảng đến từ các nhà phát hành game. Sức hấp dẫn của việc tạo ra một trò chơi có lượng người theo dõi liên tục, với số lượng cao người chơi tham gia đồng thời có thể khiến họ bỏ tiền ra cho các giao dịch microtransaction trong game là quá lớn đối với bất kỳ công ty phát hành game nào.
Nhưng có rất nhiều cạm bẫy khi điều chỉnh mô hình dịch vụ trực tiếp khi đưa ra các thị trường bên ngoài, và Square Enix dường như đã vấp phải tất cả những điều đó. Di sản của công ty bắt nguồn từ các game nhập vai một người chơi vững chắc và kiến thức chuyên môn đó thể hiện trong loạt phim Dragon Quest và Final Fantasy VII Remake. Tuy nhiên, vào năm 2017, Giám đốc điều hành Yosuke Matsuda tin rằng tương lai của trò chơi chủ yếu nằm ở các tựa game theo mô hình dịch vụ trực tiếp, tuy nhiên bản thân ông lại chẳng quá nổi bật trong lĩnh vực đó, một động thái sai lầm có thể sẽ đánh dấu sự kết thúc của bất kỳ tựa game dịch vụ trực tiếp nào.
Tương tự như Electronic Arts luôn nhắc nhở chúng ta về thảm kịch Anthem của BioWare. Hơn nữa, sự thúc đẩy không phải để tạo ra một trò chơi dịch vụ trực tiếp miễn phí để chơi, dễ tiếp cận và dễ hiểu hơn đối với người chơi, mà là để tạo ra một trò chơi dịch vụ trực tiếp đem lại giá trị lâu dài trong khi đó Crystal Dynamics và PlatinumGames lại có quá ít kinh nghiệm ở lĩnh vực này, do đó mà không có gì ngạc nhiên khi cả Marvel’s Avengers và Babylon’s Fall đều thất bại. Nhưng nếu tiếp tục điều này mà không có sự tính toán kỹ lưỡng thì chắc chắn Square Enix sẽ lãnh hậu quả rất nghiêm trọng.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên là Babylon’s Fall không phải là thất bại gần đây nhất của Square Enix với mô hình phục vụ trực tiếp. Thật không may, điều đó lại đến với Chocobo GP trên Nintendo Switch, một tựa game được cho là phiên bản chuyển thể khá hiện đại của game Chocobo Racing cổ điển đầu tiên từng ra mắt trên PlayStation. Nơi bạn có thể cùng những người bạn của mình vui vẻ tham gia vào đường đua với sự góp mặt của nhiều nhân vật đến từ tựa game Final Fantasy.
Tuy nhiên, sau khi bạn bị thu hút bởi cảm giác an toàn sai lầm khi nghĩ rằng không thể có một chút dính dáng gì đến mô hình dịch vụ trực tiếp này, thì bạn đột nhiên gặp các giao dịch microtransaction xuất hiện thông qua đơn vị tiền Gil và Mythril. Với rất nhiều đơn vị tiền tệ, trò chơi có cảm giác giống như một tựa game gacha trên điện thoại di động hơn là một tựa game dành cho Console. Tệ hơn nữa, những người đánh giá cho Chocobo GP không hề biết rằng các giao dịch này sẽ phá nát trải nghiệm của người chơi trong một tựa game, do đó mà rất nhiều game thủ trên reddit đều tỏ ra phẫn nộ và ghét động thái này của Square Enix. Bạn nghĩ sao về những thất bại này của họ, liệu bạn có còn muốn Square Enix tiếp tục chạy theo xu hướng này cho các sản phẩm tiếp theo? Đừng quên để lại phần bình luận bên dưới cho chúng tôi biết.