Dòng điện là gì? Sao nó có thể phiêu lưu được? Thực tế cho thấy không gì là không thể nếu trải nghiệm qua 7th Sector của Sergey Noskov.
Hãy ôn lại kiến thức vật lý, dòng điện là gì?
Định nghĩa cơ bản nhất về dòng điện mô tả đó là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện. Trong các mạch điện, dòng điện tạo ra do sự chuyển dịch của các electron dọc theo dây dẫn. Ngoài ra, hạt mang điện cũng có thể là các ion hoặc chất điện ly. Trong trường hợp plasma thì cả ion và electron đều đóng vai trò này. Trong vật liệu dẫn, các hạt tích điện có khả năng dịch chuyển tạo ra dòng điện được gọi là các hạt mang điện.
Trong kim loại, chất dẫn điện phổ biến nhất, các hạt nhân tích điện dương không thể dịch chuyển, chỉ có các electron tích điện âm có khả năng di chuyển tự do trong vùng dẫn, do đó, trong kim loại các electron là các hạt mang điện. Trong các vật liệu dẫn khác, ví dụ như các chất bán dẫn, hạt mang điện có thể tích điện dương hay âm phụ thuộc vào chất pha. Hạt mang điện âm và dương có thể cùng lúc xuất hiện trong vật liệu, ví dụ như trong dung dịch điện ly ở các pin điện hóa.
Dòng điện được quy ước là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích dương, chính vì thế, trong mạch điện với dây dẫn kim loại, các electron tích điện âm dịch chuyển ngược chiều với chiều của dòng điện trong dây dẫn. Do dòng điện trong dây dẫn có thể dịch chuyển theo bất kì chiều nào, khi có một dòng điện I trong mạch, hướng của dòng điện qui ước cần được đánh dấu, thường là bằng mũi tên trên sơ đồ mạch điện. Đây gọi là hướng tham chiếu của dòng điện nếu dòng điện di chuyển ngược hướng tham chiếu thì I có giá trị âm.
Đa phần các nguồn điện nguy hiểm có hiệu điện thế ổn định, nên theo định luật Ohm, cường độ dòng điện phụ thuộc vào điện trở trên đường truyền qua người và điện áp tiếp xúc. Đối với dòng lớn, nó phụ thuộc thêm các hệ thống hạn chế dòng lớn trong mạch điện (như cầu chì). Dòng điện qua người phụ thuộc vào điện trở người. Điện áp tiếp xúc càng cao thì dòng điện qua người càng lớn. Điện trở lớn thì dòng điện nhỏ.
Khi dòng điện biết phiêu lưu trong 7th Sector
Những chiếc ti vi nhòe sóng, mớ bóng đèn dây tóc chập chờn, các đầu survolteur với kim điện kế đang nhảy loạn xạ và cuối cùng là đường dây điện dài đến phi lý chính là sân chơi để chúng ta có thể điều khiển nhân vật “dòng điện” đi ngao du khám phá trong game. Thoạt nghe hơi nản vì dòng điện vốn vô hình, chúng ta có thể đo tốc độ, xem chiều xoay hay quan sát cường độ nhưng thực tế tất cả đều chỉ là hình ảnh gián tiếp thông qua thiết bị đo lường mà thôi. Sergey Noskov cũng biết những hạn chế về bản thân của “nhân vật chính” nên từ đầu anh ta đã nói rằng 7th Sector giống như một game arcade hắc ám, không có cốt truyện sâu sắc hay bất cứ nhu cầu truyền tải thông điệp gì cả.
Đó là một biện pháp lừa người rất hay bởi nếu bị những lời phỉnh nịnh đó lừa gạt khi vào game người ta chủ yếu sẽ quan tâm đến lối chơi mà bỏ quên việc soi mói các yếu tố khác. Tay phát triển đã sử dụng một biện pháp ẩn dụ rất thông minh khi mô tả dòng điện như một tia lửa điện màu xanh nhạt, di chuyển giữa một thế giới tối tăm. Trong thế giới đó có sự kìm hãm của những dòng điện bị tha hóa được hiển thị dưới ánh sáng màu cam đầy đe dọa. Cũng có những yếu tố hỗ trợ cho nhân vật chính đánh dấu bằng các khu vực màu xanh nhạt. Nhiều màu sắc rực rỡ tương phản với tự tăm tối xung quanh, có cảm tưởng như thị giác bị xung kích hết mức trong trò chơi này.
Với khung cảnh đen thui ở xung quanh, cùng những câu đố rắc rối, cá là nhiều người sẽ đánh đồng 7th Sector với Limbo, một game side-scrolling cũ cũng thành danh với yếu tố hắc ám. Về khía cạnh nào đó có thể chúng giống nhau thật nhưng với nhận định của Mọt tui, con hàng này có nhiều điểm giống Paper, Please kết hợp một cách cẩu thả với Half-Life 2 nhiều hơn. Một tia lửa điện đang phiêu lưu trong một mê cung tạo ra bởi dòng điện dễ khiến người ta liên tưởng đến vụ lạc lối của Gordon Freeman ở Black Mesa hơn cậu bé có đôi mắt trắng dã trong Limbo nhỉ?
Cơ chế điều khiển của 7th Sector khá đơn giản, đơn giản đến mức làm người ta cảm thấy ngạc nhiên. Một nút để di chuyển, một nút để thay đổi vật dẫn (từ dây điện nhảy sang TV, survolteur, đèn… và ngược lại), nút cuối cùng điều chỉnh tốc độ, cách duy nhất để né tránh bọn dòng điện đã bị tha hóa màu cam. Với không gian tăm tối đầy buồn chán và cách điều khiển đơn giản, khi chưa xuất hiện những câu đố đầy thử thách thú vị ở những trường đoạn sau, thật vất vả để ngăn cản bản thân refund lại cái game này vì cảm giác buồn thảm và hắc ám mà tay nghệ sĩ Sergey Noskov lén lút đưa vào game. May thay cảm giác đó sẽ nhanh chóng được cải thiện.
7th Sector có nhưng cảnh rất khó hiểu trong quá trình di chuyển khắp nơi của dòng điện. Cảnh một người đàn ông nằm chết trong bồn tắm đẫm máu, một đứa trẻ đang ngủ nhưng vẻ mặt đầy bất an, cặp đôi đang yêu yếm sau cửa sổ nhưng nhanh chóng bị điện giật chết để tạo ra câu đố cho người chơi giải quyết. Xét trên những yếu tố này thì Sergey Noskov đã hoàn thành lời hứa của mình khi tuyên bố game của hắn ta có thể dễ chơi nhưng đừng mong chúng sẽ dễ hiểu. Cuối cùng mức giá 19.99$ là một thử thách ghê gớm dành cho những ai thích hack não trong thời gian rãnh rỗi.
Phát hành: Sometimes You
Phát triển: Sergey Noskov
Ra mắt: 5 tháng 2 năm 2020
Đánh giá trên: PS4
Nền tảng khác: Xbox One, PC