Với tình hình căng thẳng giữa các quốc gia đang được gia tăng nhất là với Triều Tiên, có lẽ chúng ta nên chuẩn bị sẵn kiến thức để đối phó với tình hình tệ nhất, một cuộc chiến tranh toàn cầu như những điều tương tự đã xảy ra trong thế giới Fallout hoặc Metro.
Trước tiên phải nhấn mạnh một điều, vũ khí hạt nhân chính là thứ đã hàn gắn thế giới lại với nhau và là hàng chắn cuối cùng ngăn chặn chiến tranh thế giới thứ 3. Vì sao ư? Hãy nói đến MAD: Mutually Assured Destruction. Giả dụ một quốc gia tấn công một quốc gia khác bằng vũ khí hạt nhân, quốc gia bị tấn công sẽ đáp trả lại bằng toàn bộ số hỏa lực mà họ có để đảm bảo nước tấn công họ và những nước khác cũng chịu hậu quả tương tự, mắt đổi mắt, đảm bảo rằng không ai là người chiến thắng cuối cùng cả. Chính nhờ MAD nên chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ mới không bị biến tướng thành chiên tranh thế giới thứ 3. Chỉ có 2 trường hợp có thể xảy ra, một là tất cả các quốc gia trên thế giới chỉ dí nhau mà không ai dùng vũ khí hạt nhân =
Theo thống kê hiện giờ thì hiện tại đang có khoàng 15 000 vũ khí hạt nhân đang được tích trữ bởi 9 quốc gia trên thế giới, Mỹ và Nga là 2 nơi có số lượng đầu đạn hạt nhân nhiều nhất, con số 15 000 có thể không được chính xác lắm vì đây là bí mật quốc gia, con bài cuối cùng nên sẽ có nhiều đầu đạn bị ẩn đi, cộng thêm việc chúng ta không biết chính xác Triều Tiên hiện đang sở hữu bao nhiêu vũ khí hạt nhân. Mức độ tàn phá của bom hạt nhân có thể được mô phỏng chính xác tại đây.
Bom hạt nhân mạnh đến độ mà nó tạo ra một hệ thống đo lường mới vào năm 1951: Megadeath, 1 Megadeath tương đương với 1 triệu mạng sống mất đi bởi sức hủy diệt của bom hạt nhân. Để hiểu được sức tàn phá khủng khiếp của bom hạt nhân là thế nào, hãy cùng tìm hiểu về Castle Bravo, quả bom hạt nhân lớn nhất từng được Mỹ kích hoạt. Sức mạnh của nó tương đượng với 15 Megaton (15 triệu tấn) thuốc nổ TNT, đám mây hình nấm từ vụ nổ dâng cao lến đến 39.5 Km, nhiệt độ phóng thích từ quả bom cao đến hơn 100 000 000 độ C, đủ sức để thiêu rụi bất kì thứ gì ngáng đường. Vụ nổ lớn như thế cũng đồng thời tạo ra một làn sóng năng lượng cực lớn, di chuyển với vận tốc âm thanh, có khả năng thổi tung tất cả mọi thứ trong bán kính 13km,50-60% năng lượng của bom hạt nhân được dồn vào sóng năng lượng của nó.
Nếu sử dụng quả bom hạt nhân nổi tiếng Little Boy, thứ đã tàn phá Hiroshima vào thế chiến 2, chỉ cần 3 triệu 6 trăm quả là có thể hoàn toàn xóa xổ bề mặt trái đất, 1/3 chỗ đó thôi có thể thôi tung mặt trăng. Còn nếu không muốn sử dụng nhiều như thế, chúng ta có thể sài đến Tsar Bomba vũ khí hạt nhân mang sức mạnh hủy diệt lớn nhất của nhân loại từng được kích hoạt (1961), đưa con người lên ngang với tầm cỡ của những vị thần, chúng ta có thể phá nát địa cầu với chỉ 16 000 quả mà thôi.
Tất cả những con số giả dụ bên trên đều chỉ quan tâm đến sức mạnh hủy diệt, tàn phá mà bom hạt nhân mang lại chứ chưa tính đến biến động mà chúng mang lại cho môi trường cũng như chưa tính đến tác động của Fallout. Đầu tiên hãy nói đến tác động của một vụ nổ hạt nhân đến môi trường.
Đầu tiên hãy nói đến Fallout. Fallout là hiện tác đất đá sau khi bom hạt nhân được kích hoạt, bị đưa lên trên cao tầng khí quyền và bị gió thổi đi những vùng khác, xa hơn hàng nghìn Km so với phạm vi bán kính của vụ nổ. Những mảnh đất đá và bụi này sau đó bắt đầu rơi xuống, nhưng vì nó được đưa lên bởi bom hạt nhân nên chúng đều mang phóng xạ, bất kì sinh vật gì khi tiếp xúc với chúng sẽ bị nhiễm phóng xạ và chết nếu không được di tản và điều trị ngay tức thời. Hơn thế nữa, nó sẽ ngấm vào trong đất và không khí, làm cho cây cỏ bị nhiễm phóng xạ, những động vật ăn chúng sẽ nhiệm phóng xạ theo, và những người ăn động vật đó cũng sẽ nhiệm nốt. Vùng bị bom hạt nhân ảnh hưởng sẽ không thể nào sinh sống được trong khoảng thời gian vô cùng dài. Ví dụ như thảm họa nhà máy hạt nhân Chernobyl vào năm 1986 tại Ukraine, phải đến ít nhất 20 000 năm nữa thì vùng đất này mới đủ an toàn để con người bắt đầu tái định cư lại.
Tùy vào mức độ phóng xạ mà hệ quá của nó có thể được thể hiện ngay lập tức hoặc trong một khoảng thời gian vô cùng dài đến cả chục năm, và tệ nhất là nó có khả năng di chuyền xuống nhữn thế hệ tiếp theo, giết chết tương lai của nhân loại. Thay vì biến chúng ta thành những tên Ghoul bất tử, phóng xạ chỉ biến con người thành một đống xác chết mà thôi.
Vậy bom hạt nhân ảnh hưởng đến môi trường của không chỉ khu vực kích hoạt, mà còn cả thế giới như thế nào?
Đám bụi bị cuốn lên trên bầu khí quyển ban nãy không chỉ rơi xuống mặt đất để gây Fallout mà rất nhiều trong số đó lơ lửng trong bầu khí quyển, không chịu rơi xuống đất. Đừng nghĩ những hạt bụi bé li ti thì không có ảnh hưởng gì, khi một số lượng lớn bụi bặm ở trên trời, nó có khả năng giảm ánh sáng mặt trời, đủ để giảm nhiệt độ trái đất xuống. Điều tương tự đã xảy ra hơn 200 năm trước đây, tại núi lửa Tambora, một trong những vụ phun trào mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Sau khi Tambora phun trào, khói bụi đã được dâng cao chặn ánh nắng mặt trời, làm nhiệt độ cả thế giới giảm xuống 0.5 độ C trong 1 năm.
Nghe con số 0.5 có vẻ nhỏ nhưng ảnh hướng nó mang lại là cực lớn. Năm 1816, một năm sau vụ phun trào, được gọi là năm không có mùa hè, năm lạnh đến chết, nhiệt độ thay đổi đột ngột đã gây ra sương, giết chết hàng vạn hecta hoa màu, gây ra nạn đói khắp thế giới. Không những thế nó còn làm cho nền kinh tế nguy hại trầm trọng, sụp đổ thị trường chứng khoán tại Châu Âu và vài năm sau đó là Mỹ. Giờ hãy thử tưởng tượng có hàng nghìn quả núi lửa đấy phun trào cùng lúc thì chúng ta sẽ hình dung được tác hại của chiến tranh hạt nhân.
Refference: Wikipedia, Vsaue3.
_______________________________
Tham gia thảo luận và chia sẻ game miễn phí mới nhất tại group Cộng đồng yêu game PC - Console: https://www.facebook.com/groups/yeugamepc/