Kingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu đô la bị phí phạm - PC/Console

Kingdom of Amalur: Reckoning là tựa game RPG tuyệt vời thế nhưng đằng sau nó lại là câu chuyện đáng tiếc về game hay nhưng không gặp thời.

Kingdom of Amalur: Re-Reckoning, phiên bản remaster của một trong những tựa game nhập vai hay nhất nhưng ít được biết đến của thế hệ console thứ 7 đã chính thức ra mắt. Trong lần đầu phát hành vào 2012, Kingdom of Amalur để lại dấu ấn sâu sắc với cộng đồng game thủ yêu thích thể loại game nhập vai nhờ cốt truyện hấp dẫn, phong cách đồ họa đẹp mắt cùng gameplay nhập vai chặt chém vô cùng đã tay. Nhiều người đánh giá rằng Kingdom of Amalur là thương hiệu vô cùng tiềm năng, có cơ hội vươn lên cạnh tranh với cả những siêu phẩm như The Elder Scroll, The Witcher hay Dragon Age. Thế nhưng những đánh giá tích cực lại không thể đảm bảo cho sự thành công về mặt thương mại của tựa game. Cùng với đó là rất nhiều tranh cãi xoay quanh quá trình phát triển của sản phẩm này. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về câu chuyện về 75 triệu đô la bị phí phạm đằng sau Kingdom of Amalur: Reckoning nhé!

Kingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu đô la bị phí phạmKingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu đô la bị phí phạm

Curt Schilling vốn là vận động viên bóng chày thuộc hàng xuất sắc nhất lịch sử MLB. Trong sự nghiệp kéo dài 20 năm của mình, ông đã để lại bề dày kì tích đáng ngưỡng mộ. Bên cạnh bóng chày, Curt Schilling cũng là một tay đam mê game có hạng. Ông yêu thích các tựa game MMO, đặc biệt là World of Warcraft. Với niềm đam mê game của mình, khi chính thức từ giã sự nghiệp thể thao, ông quyết định đã đến lúc tự mình thực hiện giấc mơ làm game. Với nguồn tài chính dồi dào cũng như những mối quan hệ với những người có địa vị, Schilling thành lập 38 Studios với tham vọng tạo nên tựa game MMO hoành tráng nhất có thể. Dự án mang mã hiệu Project Copernicus được kì vọng sẽ mở ra thương hiệu đa phương tiện với vô vàn sản phẩm ăn theo như đồ chơi, sách truyện và phim ảnh, trở thành hiện tượng văn hóa có sức ảnh hưởng toàn cầu cũng như giúp Curt Schilling đạt được đến tầm của các ông lớn công nghệ như Bill Gates. Và trên hết, ông muốn đạt được tựa game trong mơ của mình trong 4 năm.

Kingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu đô la bị phí phạmKingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu đô la bị phí phạm

Rất nhiều người trong ngành cho rằng Curt đã quá tham vọng và mọi thứ không nằm trong tầm với như ông muốn, bên cạnh đó bản thân Curt ngoài đam mê game ra thì ông chưa bao giờ thực sự tham gia vào việc phát triển game. Nhưng không vì thế mà vận động viên bóng chày huyền thoại này từ bỏ khát khao của mình. Nhờ vào tham vọng và tầm ảnh hưởng của mình mà Curt đã quy tụ được những cá nhân đặc biệt tham gia dự án như Todd MacFarlane và R.A. Salvatore, cùng với đó rất nhiều các nhân sự từ các dự án game đình đám. Dù có khởi đầu vô cùng hứa hẹn, thế nhưng đến khoảng 2009, dự án chưa có nhiều tiến triển và người ta dễ dàng nhận thấy ông chủ của 38 Studios đã quá tham vọng. Bởi Project Copernicus có vẻ như sẽ không thể hoàn thành trong thời gian ngắn, Curt Schilling cũng phần nào gặp khó khăn trong việc thuyết phục các nhà đầu tư.

Đánh giá Kingdoms of Amalur: Re-ReckoningĐánh giá Kingdoms of Amalur: Re-Reckoning
Đánh giá Kingdoms of Amalur: Re-Reckoning: Cuộc phiêu lưu vào thế giới mới lạ
Trong quá trình chơi thử để thực hiện bài đánh giá Kingdoms of Amalur: Re-Reckoning, Mọt tui lại đắm chìm vào thế giới của nó hệt như 8 năm về trước.

Cùng lúc đó, một studio khác là Big Huge Games vốn nổi tiếng với Rise of Nations từ năm 2007 đang cố gắng thực hiện tựa game RPG thế giới mở có mã hiệu Ascendent với tham vọng tạo nên thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ trong thể loại nhập vai. Bản thân Big Huge Games quy tụ khá nhiều cá nhân với thành tích nổi bật, điển hình là bộ sậu từng làm nên thành công của dòng game The Elder Scrolls. Ấn tượng với dự án, THQ mua lại toàn bộ studio. Tuy nhiên do vấn đề về tài chính mà không lâu sau đó THQ đã quyết định bán lại Big Huge Games cho 38 Studios. Có trong tay dự án RPG đầy tiềm năng kia, 38 Studios quyết định Ascendent phải là tựa game ra mắt đầu tiên của hãng thay cho Project Copernicus. Tuy nhiên việc loại bỏ hoàn toàn Copernicus tỏ ra quá phí phạm nên các NSX muốn đặt hai dự án vào cùng một thế giới, tạo nên vũ trụ game hoàn toàn mới với tham vọng sẽ có nhiều hơn các sản phẩm ăn theo sau này. Kingdom of Amalur: Reckoning chính thức ra đời từ đây.

Kingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu $ bị phí phạmKingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu $ bị phí phạm

Kingdom of Amalur được 2 studio phát triển kì vọng là sẽ không giống như bất kỳ thứ gì người ta thường thấy trong các tựa game nhập vai vào thời điểm đó. Trong RPG, combat vốn thường không phải trọng tâm thì trong Kingdom of Amalur, combat được đầu tư rất công phu với xu hướng ăn theo những tựa game hành động chặt chém như God of War. Cùng với đó, thay vì bị bó buộc trong một lớp nhân vật cố định thì người chơi hoàn toàn có thể học các kĩ năng, thuộc tính và nâng cấp của các chủng tộc khác nhau trong cùng một nhân vật. Những nhân sự đảm nhận xây dựng cốt truyện và thế giới của game cố gắng đảm bảo người chơi sẽ bị lôi cuốn với thế giới chân thực và sống động của Kingdom of Amalur với các nền văn hóa đa dạng cũng như các nhân vật đa chiều. Cả 2 bên phát triển đều vô cùng tâm huyết với tựa game, cùng với đó là sự ủng hộ lớn từ cộng đồng game thủ mỗi khi game được tung trailer lại càng giúp cho Kingdom of Amalur có nhiều tiến triển vượt bậc.

Kingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu $ bị phí phạmKingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu $ bị phí phạm

Thời điểm cuối trong quá trình phát triển Kingdom of Amalur, Curt Schilling cho biết rằng ông đã tìm thêm được nguồn tài chính mới. Theo đó, bang Rhode Island trong nhiều năm phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, kinh tế kém phát triển và đứng trước nguy cơ phá sản. Curt Schilling đã gặp mặt thống đốc bang và thống nhất rằng nếu 38 Studios chuyển tới Rhode Island và làm ăn hiệu quả tại đây, bang có thể thu hút nhiều hơn các hãng phát triển game đến đây, tạo nên việc làm và thu nhập cũng như giúp phát triển kinh tế cho bang. Đổi lại 38 Studios sẽ nhận được 75 triệu đô la từ nguồn tiền thuế của bang để thực hiện điều này. Không ít người trong chính quyền bang Rhode Island tỏ ra hoài nghi quyết định này, phần nào bởi vì Curt Schilling vốn không có kinh nghiệm trong quản lí đội ngũ phát triển game. Khi Kingdom of Amalur: Reckoning chính thức được ra mắt, game được đánh giá rất cao từ cả giới chuyên môn lẫn cộng đồng game thủ.

Kingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu $ bị phí phạmKingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu $ bị phí phạm

Game được khen ngợi hết lời với hệ thống combat đã tay, cốt truyện và thế giới game vô cùng quy mô, yếu tố nhập vai mới lạ cũng như mảng nghe nhìn rất ấn tượng. Còn một số vấn đề như NPC và lore chưa được thú vị hay hệ thống nhiệm vụ có phần lặp lại, thế nhưng đó đều không khiến tựa game giảm đi sự đi hấp dẫn. Kingdom of Amalur: Reckoning không cách mạng hóa thể loại RPG như nhiều người mong đợi thế nhưng đây vẫn là tựa game tuyệt vời. Chất lượng của tựa game là kết quả của sự đầu tư lớn cả về tài chính cũng như nhân lực. Tuy nhiên chính sự đầu tư lớn đó gây nên nhiều rắc rối ngoài dự kiến. Theo đó, sau 3 tháng đầu tiên, tựa game tẩu tán được 1,2 triệu bản, được xem thành công lớn đối với thương hiệu mới toanh như Kingdom of Amalur, con số này cũng như vượt xa kì vọng của nhà phát hành EA. Điều này giúp tạo động lực để phần 2 bước vào giai đoạn pre-production với tham vọng lớn hơn, cùng với đó là sự tiếp tục của Project Copernicus với vai trò một dự án độc lập.

Kingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu $ bị phí phạmKingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu $ bị phí phạm

Tuy nhiên như đã nói ở trên, chi phí đầu tư của Kingdom of Amalur và Project Copernicus đều cực kì tốn kém. 38 Studios bất ngờ tuyên bố đóng cửa, nhân sự của cả 38 Studios và Big Huge Games đều bị cho thôi việc. Nguyên nhân là do sự quản lí yếu kém cùng khả năng đầu tư thiếu hiệu quả mà Curt Schilling đã làm tiêu tốn lượng tiền vốn khổng lồ của cả studio lẫn chính tài sản từ sự nghiệp bóng chày của ông, tổng cộng ước tính số tiền bị sử dụng hoang phí có thể đã lên tới cả trăm triệu đô la. Bên cạnh đó, Kingdom of Amalur phải bán được 3 triệu trong thời gian ngắn để thực sự được coi là hòa vốn, nên dù doanh số mở màn ấn tượng nhưng tựa game vẫn bị cho là thất bại doanh thu bởi nguồn tiền đầu tư vào 2 studio là quá lớn. Cũng từ đây 38 Studios vướng vào hàng loạt vấn đề pháp lý, điển hình là chính bang Rhode Island kiện công ty, đòi đền bù số tiền 75 triệu mà chính quyền bang đã cho studio vay. Sau này, bản thân Curt Schilling cũng công nhận rằng mình đã không quản lí studio tốt, dẫn đến việc lãng phí rất nhiều tiền của.

Kingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu $ bị phí phạmKingdom of Amalur: Reckoning và câu chuyện về 75 triệu $ bị phí phạm

Studio cũng phải giải quyết vô số các thiết bị đắt đỏ tồn dư và không được sử dụng tới. Đa phần các nhân sự dưới quyền Curt Schilling tỏ ra không hài lòng khi ông chủ giấu diếm vấn đề tài chính của hãng cũng như cách chi tiêu lãng phí, thế nhưng về tổng thể vẫn đứng về phía ông bởi theo họ thì khoảng thời gian làm việc cùng Curt rất tuyệt vời. Về khía cạnh pháp lý giữa Rhode Island và 38 Studios, vụ kiện kéo dài hơn 5 năm cho tới tháng 12 năm 2017 khi các bên đi đến thỏa thuận bang Rhode Island sẽ nhận lại 61 triệu để hủy đơn kiện. Curt Schilling sau khi đốt gần như toàn bộ gia sản vào ngành game đã không hứng thú với bộ môn này nữa và trở thành bình luận viên thể thao trước khi từ chức vì cáo buộc phân biệt đối xử người chuyển giới. Về phía Kingdom of Amalur: Reckoning, dù thương hiệu vô cùng hứa hẹn nhưng với các lùm xùm xoay quanh vấn đề pháp lý nên EA dĩ nhiên muốn tránh càng xa rắc rối càng tốt. Sau này, Kingdom of Amalur được nhắc đến nhiều hơn cũng như được người ta trân trọng hơn bởi những gì nó đạt được, giá đĩa game đã qua sử dụng vẫn được rao bán khá cao so với mặt bằng các game cũ.

Tưởng chừng Kingdom of Amalur sẽ không có cơ hội phát triển tiếp để bộc lộ hết tiềm năng mà những người tạo ra nó mong muốn thì THQ Nordic đã mua lại cả thương hiệu này lẫn Project Copernicus. Đó là bước đầu tiên mở ra tương lai tươi sáng cho tựa game này, khởi đầu với bản remaster được game thủ đón nhận nhiệt liệt chứ không như ai kia làm remake mà xấu kinh hồn. Kingdom of Amalur cho thấy rằng đôi lúc đam mê và tài năng thôi là chưa đủ để có thể dẫn dắt một studio game đến thành công công bởi khả năng quản lí và chi tiêu hiệu quả luôn là yếu tố không thể bỏ qua.