Những tựa game bắt nhân vật chính chết thảm trong bad ending – P.2 - PC/Console

Còn những cái chết đầy đau thương nào mà bạn cần biết trong các tựa game như Red Dead Redemption 2, Evil Within hay Silent Hill.

Danh vọng kém cỏi trong Red Dead Redemption 2

Arthur Morgan hẳn phải chết vào cuối RDR2 không phải nghi ngờ gì cả, thậm chí bạn có muốn cứu anh ta cũng không cách nào làm được. Thay vì ngồi đó để hậm hực về cái chết của nhân vật mà mình đã bồi dưỡng suốt mấy chục tiếng đồng hồ, bạn có thể nhấc mông lên để làm một chuyện có ích hơn là giúp nhân vật của mình ra đi một cách thoải mái nhất. Ồ có chuyện tốt như vậy sao, được lựa chọn cách chết sao cho sảng khoái nhất nữa à?

Đáp án là có nhưng sẽ đính kèm một vài điều kiện đi theo sau. Đầu tiên nếu bạn thích phóng túng và cho Arthur Morgan sinh hoạt như bất cứ tay tội phạm nào tại miền viễn Tây, bạn sẽ chết không thoải mái vào cuối game. Định nghĩa thế nào là sống phóng túng? Là ăn cướp mỗi khi hết tiền tiêu, giết người như ngóe, thực hiện những hành vi “kém sang” nơi cộng cộng, ngược đãi động vật… Còn nếu mang danh ăn cướp nhưng luôn trừ gian diệt bạo, sống tốt với mọi người kiểu như thường giúp đỡ các bà già đẩy con heo xuống biển, cuối game bạn sẽ được phát thẻ người tốt và có một cái chết tương đối thống khoái dù bản thân Arthur đang mắc bịnh ho lao.

Đầu tiên nếu danh vọng của Arthur Morgan đủ cao, cuối cùng anh ta sẽ vẫn sẽ chết (dĩ nhiên) nhưng sự ra đi của anh ta có gì đó rất hào hùng và bi tráng khi thanh niên này nằm một cách an tĩnh để ngắm nhìn cảnh bình minh đang ló dạng sau đó trút hơi thở cuối cùng. Chết mà trông thoải mái như thế, ắt chỉ xuất hiện trên phim ảnh hay trò chơi điện tử mà thôi! Nếu danh vọng thấp do sống lỗi với bà con chất phác vùng viễn Tây, nhân vật bạn điều khiển không có những giây phút thư thái đó, hắn sẽ chết trong cô đơn, bất lực và thập chí là sợ hãi khi bị kẻ đê tiện Micah đục một lỗ xuyên qua sọ.

Sống sót trong The Evil Within chưa bao giờ là chuyện dễ dàng

Về mặt hù dọa thiên hạ có lẽ The Evil Within luôn bị đánh giá thấp so với tiềm năng mà trò chơi sở hữu. Và cũng như bao trò chơi khác trong sách sách game kinh dị, mỗi pha xử lý sai của người chơi khi điều khiển Sebastian Castellanos có thể là một bad ending tồi tệ nhất khi nhân vật chính phải đối mặt với thứ mà họ không bao giờ mong muốn tiếp xúc.

Trong Evil Within những con quái vật lẫn trùm sẽ không khó đến mức khiến người ta muốn quẳng máy nghỉ chơi nhưng phong cách tạo hình ám ảnh cùng cách thức giết người hết sức “nghệ thuật” của chúng sẽ khiến người ta cảm thấy vô cùng áp lực. Trong số những kẻ giết người như ngóe khiến game thủ run sợ ấy, The Keeper nổi lên như một gương xuất sắc khi chăm chỉ học tập và làm việc theo tấm gương của ông chủ Ruvik vĩ đại.

Mang vẻ ngoài của một gã đồ tể, có thể nói món vũ khí The Keeper sử dụng cực kỳ phù hợp với công việc của hắn. Nếu từng kinh qua chuyện bếp núc hẳn bạn sẽ biết tenderizer chứ? Đó là một chiếc búa với những gai nhọn nhô ra ở mặt phẳng của phần đầu. Người ta dùng chiếc búa gai đó dần cho thịt (bò) mềm ra trước khi nấu nướng. Trong Evil Within, The Keep cũng sẽ làm công việc y như vậy, chỉ khác một điều là bạn sẽ thay chỗ cho miếng thịt mà thôi.

Bị dùng máy khoan tra tấn đến chết trong Silent Hill: Homecoming

Alo, có ai còn nhớ Silent Hill không, bởi lâu quá rồi chúng ta mới có một chủ đề nhắc lại dòng game huyền thoại này. Ước gì Hideo Kojima và Konami đã không chia tay để chúng ta có thể trải nghiệm Silent Hill P.T. một cách hoàn chỉnh nhưng trong tất cả những chuyện không vui vẻ đó ít nhất Silent Hill cũng đã có những đại diện xuất sắc mà đến nay không ai có thể quên được. Một trong số đó dĩ nhiên là sản phẩm ra mắt năm năm 2008, Silent Hill: Homecoming.

Tất nhiên câu chuyện trong Silent Hill: Homecoming không được đánh giá cao cho lắm thế nhưng lối chơi đã giúp gỡ gạc lại phần nào . Vì sao câu chuyện của SHH không được đánh giá cao? Bởi vì nó rối rắm và phức tạp y như chính lớp sương mù bao phủ xung quanh thị trấn Silent Hill vậy. Bạn có bao giờ nghĩ đến cảnh nhân vật chính do mình điều khiển sẽ bị tra tấn và hành hạ bởi mẹ của người bạn thời thơ ấu? Đó là những điều sẽ diễn ra với nhân vật chính Alex Shepherd trong Silent Hill: Homecoming.

Những tựa game bắt nhân vật chính chết thảm trong bad ending – P.1
Những tựa game bắt nhân vật chính chết thảm trong bad ending – P.1
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi chơi những tựa game còn khá đơn sơ với đồ họa 8-bit hẳn bạn đã chết không biết bao nhiêu lần mà nói.

Theo đó khi tiến vào trường đoạn hãi hùng nói trên Alex phát hiện mình đã bị trói dính vào ghế và không thể cử động. Sau đó anh ta thấy rằng Margaret Holloway, mẹ cô bạn Elle, đang ngồi bên cạnh. Trong câu chuyện mà ba ta chậm rãi kể lại hóa ra Margaret biết nguyên nhân vì sao các đứa bé ở thị trấn Shepherd’s Glen lần lượt mất tích. Đơn giản chúng chỉ là một phần trong nghi lễ hiến sinh được tổ chức tại Silent Hill gần đó và Shepherd’s Glen có nhiệm vụ cung cấp “hàng” cho Silent Hill. Kể xong câu chuyện Margaret sẽ dùng chiếc chiếc máy khoan điện để tra tấn Alex, nếu bạn thoát được sau chuỗi QTE, Margaret sẽ đền tội bởi chính vũ khí của mình, bằng không Alex Shepherd chính là người chịu cảnh ngộ đó.

Trải nghiệm bị chẻ đôi bằng lưỡi cưa máy trong Resident Evil 5

Khi xuất hiện lần đầu vào năm 2009, nhiều game thủ kỳ cựu đã bóp cổ tay thở dài khi nhìn thấy gameplay của Resident Evil 5. Không còn những pha rượt đuổi thót tim, không còn đạn dược khan hiếm, không còn đồ hồi phục ít ỏi với súng ống hạn chế. Giờ đây bạn là Rambo của ngày tận thế tại châu Phi và lũ zombie với bạn, chưa biết ai sẽ sợ ai hơn đâu. Tóm lại chất kinh dị sinh tồn đã mất khi giờ đây với hàng trăm băng đạn cùng đủ loại súng ống khác nhau, vấn đề của Christ là giết bao nhiêu chứ không phải giết bằng cách nào nữa.

Tuy nhiên đừng để những điều đó phá hỏng cảm giác khi trải nghiệm một tựa game kinh dị bởi chất kinh dị sinh tồn tuy đã mất nhưng Resident Evil 5 vẫn mang lại điều gì đó kinh sợ thông qua các hành động hết sức dã man của bọn quái vật. Quả thật Chris có một kho súng rất ghê nhưng nếu bạn đủ kiêu ngạo để bất cẩn đối đầu với bọn quái vật, chúng vẫn dư sức xé xác bạn như chơi. Trong số những kẻ khó nhằn tại Majini, có lẽ Chainsaw Majini là đám khó hầu hạ nhất. Thoạt nhìn chúng trông khá giống với bọn Chainsaw Man mà Leon S. Kennedy phải đối đầu trong phần 4 nhưng thực tế chúng dai sức và khó tiêu diệt hơn rất nhiều.

Trong thảm họa Las Plagas bùng phát tại Kijuju, ngoài những con boss thì không cần tính, Chainsaw Majini chính là đám mà người ta ngán phải đụng mặt nhất mỗi khi bị một bầy Majini bao vây xung quanh. Vừa dai, vừa cứng lại vừa đen thì chắc chỉ có Sheva Alomar đỡ nổi mà thôi.

Chết đi sống lại ở “một thế giới khác” (Another World)

Nghe tên có vẻ chơi chữ nhưng thực tế là bạn sẽ còn phải trải nghiệm cảm giác chết đi sống lại ở một thế giới khác rất nhiều lần trong suốt quá trình trải nghiệm Another World. Trước tiên chúng ta cần biết rằng Another World là một game vận hành trên máy tính Amiga, ra mắt năm 1991. Nghe có vẻ lạ bởi chính xác Amiga là một thương hiệu máy tính cá nhân do Commodore bán ra từ năm 1985. Làn sóng máy tính này bao gồm Atari ST – phát hành cùng năm, Macintosh của Apple và sau đó là Apple IIGS. Dựa trên bộ vi xử lý Motorola 68000, Amiga khác với những máy tính đương thời ở chỗ cho phép tùy chỉnh phần cứng để tăng tốc độ của đồ họa và âm thanh, bao gồm hình ảnh hai chiều tích hợp, và một hệ điều hành đa nhiệm ưu tiên có tên là AmigaOS.

Với một hệ máy cổ xưa như Cathédrale Notre-Dame de Paris này chúng ta phải đào sâu tìm kỹ mới có thể phát hiện ra những tinh túy của ngành công nghiệp game thuở sơ khai. Another World chính là một viên ngọc bị phủ trong lớp bụi của thời gian theo kiểu như vậy. Trò chơi trên máy PC Amiga không sở hữu nền tảng đồ họa xuất sắc thế nhưng lối chơi, các cạm bẫy trong game cùng cách thức cho nhân vật chết một cách thê thảm đã được các hậu bối sau này này như Limbo hay Inside phát huy hết sức nhuần nhuyễn.

House of Velez
Những game tởm nhất mọi thời đại – P.11: House of Velez
Bất chấp đồ họa xấu mù đi cùng tạo hình nhân vật lỗi thời, House of Velez giống như một trò tra tấn thần kinh, khi mà nó sẽ làm bạn ớn nhợn ám ảnh cả đời.

Có một sự thật đáng buồn là Another World không phải là thế giới nhân vật chính đang sống thế nên người chơi có thể cảm thấy sự ác ý tuôn trào trên khắp mọi nẻo đường đặt chân đến. Gần như mọi thứ trong Another World đều có xu hướng giết chết bạn, bị tan chảy trong hồ acid, bị hút chặt sau đó ăn sống bởi những con quái vật xúc tu. Bạn có thể chết đuối. Bạn có thể bị đâm chết. Cái chết đang chực chờ để hiển thị trên khắp màn hình, nơi người ta có thể nhìn thấy lẫn không thấy. Và cần nhắc thêm là dù ra mắt năm 1991, những miêu tả về cái chết của nhân vật trong Another World trông cũng rất chi tiết và sinh động.

Đây là bài viết nằm trong loạt bài về Những cái chết thảm trong game
  1. Những tựa game bắt nhân vật chính chết thảm trong bad ending – P.1
  2. Những tựa game bắt nhân vật chính chết thảm trong bad ending – P.2