Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất – P.4 - PC/Console

Đôi khi thời gian phát triển lâu không có nghĩa là một tựa game bị bỏ rơi, mà có thể vì có những dự án khác quan trọng hơn khiến nó phải nhường chỗ.

Kirby’s Return to Dream Land (2000-2011)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 4)

Kirby’s Return to Dream Land được bắt đầu phát triển sau khi Nintendo 64 được tung ra thị trường, Game tốn đến 11 năm phát triển cùng 3 phiên bản khác đã bị hủy. Do thời gian phát triển quá dài và mỗi một phiên bản lại được trình diễn tại các sự kiến lớn nhỏ trước khi bị hủy khiến cho game liên tục được liệt vào danh sách các game sắp ra mắt để rồi lại bị hủy bỏ khiến cho nhiều fan dần mất kiến nhẫn. Đến tận năm 2010, khi nhận sai lầm đó là tập trung quá nhiều vào phần chơi mạng, phiên bản cuối cùng tập trung nhiều hơn ở mục chơi đơn mới được định hình và đi vào phát triển tận tháng 10 năm 2010 để ra mắt vào năm 2011.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 4)

The Last Guardian (2007-2016)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 4)

Shadow of the Colossus hay Ico đều là những tựa game tuyệt tác trên PS2, chúng đã khẳng định rằng game cũng thể coi là một loại hình nghệ thuật. Điều đó vô tình tạo nên một áp lực khủng khiếp cho Team Ico khi phải làm nên một kiệt tác tiếp theo. Bắt đầu phát triển từ 2007 với tham vọng tạo nên một sinh vật đồng hành có hành vi sống động như ngoài đời cùng một bộ lông chân thực đến từng sợi. Lần đầu công bố tại E3 2009, The Last Guardian được cả giới chuyên môn và cộng đồng mong đợi trở thành một kiệt tác tiếp theo trên PS3. Thế nhưng có vẻ tham vọng render một con thú phức tạp như vậy là quá lớn với 1 chiếc PS3 nên game dần được chuyển sang PS4. Quá trình phát triển chông gai, kèm theo đó là nhiều lần dời lịch cũng như Sony ít khi nhắc đến dự án khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, có lúc rộ lên hàng loạt tin đồn rằng dự án không đi về đâu và đã bị hủy. Cuối cùng như một phép màu giữa đời thực, The Last Guardian cũng chính thức ra mắt cuối năm 2016. Có điều game không thể đạt đến tầm vóc như được kì vọng khi hệ quả của quá trình phát triển dài là một game có cơ chế gameplay, camera và điều khiến như từ thời PS2. Dù sao The Last Guardian vẫn là 1 trải nghiệm khó quên cho những ai thưởng thức nó.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 4)

Final Fantasy XV (2006-2016)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 4)

Cuối năm 2016 không chỉ có phép màu The Last Guardian mà còn cả phép màu mang tên Final Fantasy XV sau hơn 10 năm chờ đợi. Vốn là một bản spin-off tên Final Fantasy Versus XIII độc quyền PS3. Trải qua 6 năm mà không có nhiều tiến triển, đến 2012, dự án bị hủy bỏ để làm lại thành Final Fantasy XV cho hệ máy next-gen, trở thành một phần của mạch game chính và sử dụng engine Luminous, khi đó dự án gốc đã làm được 20-25% dù còn chưa định hình. Trong thời gian đó, cộng đồng đã lo ngại rằng dự án gặp nhiều trắc trở và có nguy cơ bị hủy khiến cho Square Enix phải đứng ra trấn an rằng họ sẽ không từ bỏ dự án. Sau tất cả thì dự án Final Fantasy tham vọng và tốn kém bậc nhất cũng ra mắt, thành công lớn về thương mại. Cho dù một số người cho rằng game chưa thực sự hoàn chỉnh và cần thêm 1-2 năm để lấp đầy một vài “khoảng trống” nhưng không thể phủ nhận chất lượng của Final Fantasy XV phần nào xứng đáng hơn 10 năm chờ đợi.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 4)

Aliens Colonial Marines (2001-2013)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 4)

Lần đầu được công bố năm 2001, Colonial Marines vốn được phát triển bởi Check Six Games và dự kiến phát hành độc quyền cho PS2. Tuy nhiên do va61n đề kĩ thuật, sang đến 2002 game bị hủy. Đến năm 2006, SEGA nhận được bản quyền thương hiệu Alien từ Fox và quyết định mở lại dự án với Gearbox Software là nhà phát triển. Trải qua một thời gian dài phát triển, có vẻ Gearbox hứng thú với Borderlands nhiều hơn khi không chỉ dành hết thời gian cho Borderlands 1 và 2 mà còn dùng ngân sách với nhân lực của Colonial Marines đẩy sang Borderlands 2. Sau đó, Gearbox thuê nhiều studio nhỏ hơn để làm Alien thay mình. Bản thân SEGA cũng can thiệp vào việc phát triển khi yêu cầu game có nhiều kẻ địch con người hơn là Xenomorph để game mang hơi hướng Call of Duty nhiều hơn. Sau thời gian dài chờ đợi, kết quả là một game với đồ họa và hiệu ứng vô cùng ấn tượng “được trình diễn trong các đoạn demo fake tại các sự kiện”, còn game thật thì đồ họa vô cùng tồi tệ, hoạt động thiếu trơn tru, đầy bug glitch, AI ngu đến khó tả, gameplay bắt chước Call of Duty một cách thảm hại. Các fan dòng phim Alien phải đợi sang 2014 để có được 1 tựa game Alien đích thực.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 4)

Beyond Good and Evil 2 (2007-?)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 4)

Beyond Good and Evil được cho là ra mắt không đúng thời khi được đánh giá rất cao nhưng thất bại về doanh thu. Dần dần game tạo dựng được một cộng đồng fan đông đảo, doanh số của game cũng dần cao lên khi bước sang các hệ máy tương lai. Phần 2 được công bố năm 2007 với nội dung tiếp tục cuộc phiêu lưu của Jade và Pey’j, tuy nhiên sau năm 2009 thì thông tin về game biến mất hoàn toàn khiến cho mọi người tin rằng Ubisoft đã từ bỏ dự án. Đến 2016, Beyond Good and Evil 2 bất ngờ xuất hiện trở lại với bối cảnh trước phần 1 và nội dung có phần người lớn hơn. Từ đó đến nay, Ubisoft vẫn tiếp tục tung ra các demo và trailer nhằm trình diễn công nghệ và tham vọng du hành giữa các hành tinh và nền văn hóa trong tựa game này. Rất mong Ubi sẽ không lặp lại sai lầm như Watch Dogs hay The Division vì Beyond Good and Evil 2 rất có ý nghĩa với những ai từng chơi phần 1 và mòn mỏi chờ đợi phép màu này.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 4)

Bấm liền tay – Nhận ngay quà tặng từ văn phòng phẩm Hồng Hà cho mùa tựu trường: http://bit.ly/2KivZKo

Đây là bài viết nằm trong loạt bài về Game tốn nhiều thời gian phát triển nhất