Những vụ scandal làm nên danh tiếng “xấu xa” của EA trong mắt game thủ

Electronic Arts (Nghệ thuật điện tử) – EA là công ty phát hành game thuộc hàng top trên thế giới với những tựa game bom tấn, những siêu phẩm kì cựu nhất của lịch sử ngành công nghiệp game. Với một thâm niên nghề nghiệp đáng nể, di sản của EA trải dài tít về tận đầu thập niêm 1980, nhưng phải tới khi ra mắt series game về bóng bầu dục, Madden, thì tên tuổi của EA mới thực sự đi vào lòng game thủ.

Series Madden vẫn liên tục được phát triển và ra mắt đều đặn hàng năm suốt từ đó cho đến ngày nay, nhưng cùng với đó là hàng loạt các siêu phẩm được yêu thích khác như Mass Effect, Dragon Age, Battlefield, FIFA… Trong đó các thương hiệu game thể thao như NBA, FIFA, Madden NFL… thành công đến nỗi EA mở hẳn một studio phụ chuyên trách phát triển, phát hành game thể thao mang tên EA Sports.

180081arts Những vụ scandal làm nên danh tiếng xấu xa” của EA trong mắt game thủ 1

Thành công cả về mặt chuyên môn lẫn doanh thu, ấy thế như mọi chuyện không phải lúc nào cũng rặt một màu hường đam mỹ cho EA. Đặc biệt là trong khoảng thời gian gần đây khi EA liên tiếp dính vào các scandal hút máu, vắt sữa thậm tệ các thương hiệu của mình với các bản DLC, hoạt động giao dịch tiền thật Microtransactión, hỗ trợ người chơi tồi… đến mức nhận giải “Công ty Tồi nhất nước Mỹ” của Tờ báo người tiêu dùng The Consumerist.

Vậy làm sao mà một studio kì cựu, mang tính trụ cột của ngành công nghiệp game lại thành ra bị chính các game thủ căm ghét đến vậy? Chắc chắn không chỉ do các hoạt động gần đây mà thôi đâu. Trong bài viết dưới đây, các bạ sẽ được biết tường tận thâm lí do vì sao EA lại dành được tới hai giải “Cục phân Vàng”. Cùng sự tẩy chay, la ó và bực tức của các game thủ trên toàn thế giới.

I/ BỨC ÉP NGƯỜI CHƠI PHẢI SỬ DỤNG ORIGIN

it-tried-to-lock-users-into-its-origin-platform-1521567365 Những vụ scandal làm nên danh tiếng xấu xa” của EA trong mắt game thủ 2

Nhìn thấy thành công to lớn của hãng Valve với nền tảng phân phối game Steam, EA ắt cũng không thể đứng yên và đã ra mắt hệ thống phân phối game của chính mình, Origin, vào năm 2011. Kể từ đó, Origin vẫn luôn phải “vật lộn” để cạnh tranh lại được với Steam; đặc biệt khó khăn thêm khi các game thủ nhận ra chơi game trên cái hệ thống này đôi khi có thể khiến họ mất kết nối với chính tựa game mình đã bỏ tiền túi ra mua.

Ví dụ tiêu biểu nhất đó là nếu các game thủ không sử dụng Origin trong vòng hai năm thì EA sẽ tự động xóa tài khoản Origins của bạn, tức là toàn bộ những trò chơi bạn bỏ tiền ra mua sẽ biến mất theo tài khoản Origin của bạn. Khi các game thủ nhận ra sự việc thì cơn giận dữ bạo phát nhanh chóng, khiến EA phải chính thức tuyên bố rằng điều khoản đó đáng ra không được đưa vào Điều khoản sử dụng. Rằng những tựa game, thành tựu của các game thủ bị mất đi là hoàn toàn do… nhầm lẫn.

II/ NHỒI NHÉT TRONG GAME NHỮNG YẾU TỐ PAY TO WIN

ea-microtransactions Những vụ scandal làm nên danh tiếng xấu xa” của EA trong mắt game thủ 3

Là một game thủ, hẳn chẳng ai lạ gì với cụm từ Pay-to-Win tức “trả tiền để thắng”. Nhưng thường thì khái niệm này chỉ quen thuộc với những tựa game online miễn phí, khiến NPH phải bày ra những trò mua sắm để thu lời mà thôi, chứ không phải với những tựa game Offline mà game thủ đã phải bỏ ra cả triệu bạc để sở hữu. Ấy vậy nhưng với EA thì đó lại là một câu chuyện khác.

Sau khi Disney mua lại được Lucasfilm, dẫn tới sự phát hành tiếp nối của series phim vốn từ lâu bị gián đoạn. Thương hiệu game Star Wars: Battlefront cũng nhanh chóng nối tiếp với một phiên bản roboot vào năm 2015. Một phiên bản mà dù còn một số thiếu sót nhưng được các game thủ, các fan của Star Wars đón nhận tốt. Khiến họ trở nên vô cùng hào hứng, háo hức trước sự ra mắt của Star Wars: Battlefront II vào năm 2017.

Đáp lại cho sự háo hức đó là một gáo nước lạnh.

maxresdefault-1 Những vụ scandal làm nên danh tiếng xấu xa” của EA trong mắt game thủ 4

Battlefront II, khi ra mắt đã làm vấy bẩn lên những gì người tiền nhiệm đã tạo dựng được. Dù đã đánh bóng, hoàn thiện chỉn chu những sự thiếu sót của người tiền nhiệm; thêm một phần chơi đơn Single-player thật hấp dẫn… nhưng tất cả những cảm giác thỏa mãn mà các cải tiến tốt đẹp đó mang lại đã bị xóa sạch trong tâm trí game thủ bởi sự can thiệp mạnh mẽ, thô thiển của hoạt động giao dịch bằng tiền thật trong game. Bằng việc các game thủ chịu vung tiền nhanh chóng có vũ khí, đồ đạc, cấp bậc và kĩ năng mạnh áp đảo so với các game thủ khác; vốn cày cuốc chán chê trong “hành tỏi” mới có thể có được. EA đã làm nên một tội lỗi to lớn đầy báng bổ bằng việc cài cắm những yếu tố “Pay to Win” để thu thêm tiền lời vào một sản phẩm mà vốn các game thủ đã phải bỏ rất nhiều tiền để sở hữu.

Khỏi phải nói, phản ứng của các game thủ diễn ra tức thì đầy căm phẫn trên khắp mọi nơi, từ diễn đàn game, mạng xã hội cho tới cả các phương tiện truyền thông như báo chí, bản tin, phóng sự… EA càng cố giải thích, các fan càng trở nên giận dữ. Sự việc bạo phát đến tai chính hãng Disney khiến họ phải điện xuống EA khiển trách tận nơi.

Cực chẳng đã, EA buộc phải gỡ bỏ hệ thống Microtransaction đầy tai tiếng ra khỏi Starwars: Battlefront II. Nhưng biết làm sao bây giờ, tham thì thâm, tiếng nhơ đã lan, thiệt hại đã chịu khiến doanh số của game giảm mạnh và thấp hơn nhiều so với dự tính.

III/ XÀI CHÙA THIẾT KẾ CỦA NHÀ LÀM GAME

madden-nfl-25 Những vụ scandal làm nên danh tiếng xấu xa” của EA trong mắt game thủ 5

Là tựa game mang vai trò “bệ phóng” đưa EA thành một NPH game có “số má” trong thế giới game khi phát hành trên PC vào năm 1988. Series game bóng bầu dục Madden là tựa game mang trong mình mạng sống của EA. Và ngay cả trong tựa game trụ cột đó, EA đã chứng minh rằng mình là một NPH game vô cùng tai tiếng rồi.

Ghi ngay trong đoạn mở đầu của tựa game là tên của ba nhà thiết kế game, John Madden, Trip Hawkins (Nhà sáng lập EA) và Robin Antonick. Vào năm 2011, Robin Antonick đâm đơn kiện EA lên tòa án bang California, số tiền bồi thường được định giá là 11 triệu USD bởi một thành viên của ban bồi thẩm. Đó là số tiền đáng lẽ EA phải trả cho Antonick vì sử dụng những bản thiết kế của ông cho không chỉ bản Madden NFL đầu tiên mà cả những phiên bản sau này mà không trả thêm cho ông một đồng nào cả. Tuy nhiên vào năm 2016, EA kháng án lấy lí do Antonick không thể cung cấp mã code để chứng tỏ EA đã sử dụng công sức lập trình của ông vào các sản phẩm game của mình. Dù cho đơn kiện của Antonick liên can tới những Concept thiết kế, playbook của ông hơn là các mã code game. Vậy nhưng với sức nặng đồng tiền của cả một tập đoàn to sụ, EA đã thắng kiện và chẳng phải trả cho Antonick một đồng nào cả.

IV/ DÙNG TIỀN MUA SỰ ĐỘC QUYỀN ĐỂ HẠ GỤC ĐỐI THỦ…

maxresdefault Những vụ scandal làm nên danh tiếng xấu xa” của EA trong mắt game thủ 6

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1999 khi EA quyết định rằng hệ máy Sega Dreamcast không xứng để họ phát hành một phiên bản Madden NFL lên nền tảng này. Nhưng bởi EA không bắt lấy cơ hội, Sega đã tự tạo ra cơ hội cho mình bằng việc tự mình làm ra một bản game bóng bầu dục của chính mình. Và thế là series NFL 2K đến với thế giới, trở thành một cú hit lớn  làm ra đời nguyên cả một series Sega Sports mang tính thương hiệu vượt lên “Lời nguyền Dreamcast” để thu về doanh số cực lớn.

Rất nhanh chóng NFL 2K2 trở thành tựa game đầu tiên của series vươn lên phát hành trên đa nền tảng và nghiễm nhiên đã trở thành đối thủ cạnh tranh lớn, nghiêm túc của series Madden của EA cũng với chủ đề là giải bóng bầu dục NFL.

Sau nhiều năm ung dung độc quyền một mình một thị trường, một sân chơi, lần đầu tiên series Madden gặp phải một đối thủ hạng “gộc” đến như vậy. Trong nhiều năm Madden và NFL 2K đối đầu nhau cân tài cân sức không thua nhau chút nào.

Nhưng mọi chuyện thay đổi vào năm 2004 khi SEGA ra mắt NFL 2K5 với điểm số đánh giá cực cao từ các nhà phê bình, một số nhà phê bình còn công nhận rằng NFL 2K cuối cùng đã vương lên bứt phá hẳn so với Madden. Cùng với đó, SEGA quyết định hạ giá bán xuống chỉ 19,99 USD so với 49,99 USD của Madden NFL khiến EA sắp mặt với doanh thu, buộc phải giảm giá bán xuống còn 29,99 USD nhằm gỡ gạc phần nào thất bại của mình.

Thế nhưng thay vì chau chuốt thêm về chất lượng để dành lại ngôi vương đã mất thì EA  lại quyết định chơi quân bài độc quyền khi thương lượng với giải đấu NFL để trở thành NPH độc quyền cho những tựa game về giải đấu bóng bầu dục NFL. Qua đó giết chết series NFL 2K một cách tức tưởi bằng đồng tiền của mình.

V/ … RỒI TRƠ TRÁO THỎA THÍCH HÚT MÁU GAME THỦ

true-ea-make-new-games-not-recycled-games_o_1216435 Những vụ scandal làm nên danh tiếng xấu xa” của EA trong mắt game thủ 7

Trong suốt nhiều năm sau khi mua được sự độc quyền để “hạ bệ” đối thủ kinh doanh, các phiên Madden đều đặn ra mắt hàng năm một cách thư thả, thoải mái. Và cũng từ đó, chất lượng của series xuống dốc không phanh còn giá bán thì tăng trở lại như cũ lên 49,99 USD.

Gamespot bình luận về Madden NFL 06: “Nhiều sự cải tiến đáng giá, các chế độ mang tính cách tân mà series Madden mang lại trong vài năm gần đây hoặc là đã biến mất, hoặc là đã bị cắt xén.”

and-then-pumped-out-barely-updated-madden-games-every-year-after-1521565760 Những vụ scandal làm nên danh tiếng xấu xa” của EA trong mắt game thủ 8

Eurogamer bình luận về NFL 07: “Như mọi khi, bạn trả tiền chỉ đề có một chút update, một vài chế độ mới giản đơn và thêm chút số liệu mùa giải. Trừ khi bạn là một con nghiện đích thực, bản game này là không cần thiết.

Với Madden 08, Eurogamer chỉ đơn giản bình luận là “Một sự cải tiến nho nhỏ nhưng đắt đỏ”

Từ các fan thể thao tới các game thủ, tất cả đều phải đồng ý rằng từ khi mua được sự độc quyền. EA luôn rắp tâm chỉ cải tiến những gì tối thiểu để thu được tối đa tiền đều đặn hằng năm mà thôi.

VI/ CÓ LỊCH SỬ LÂU DÀI VỀ BÓC LỘT NHÂN VIÊN

workingconditions72_1332794798 Những vụ scandal làm nên danh tiếng xấu xa” của EA trong mắt game thủ 9

Phát triển game, đó vẫn luôn là một quá trình khó khăn, phức tạp với cả đống kế hoạch, tính toán để làm ra một tựa game. Rất nhiều phần mảng di động phải xếp sắp lại với nhau thành một tổng thể hoàn chỉnh để đặt lên tay người chơi. Và như mọi công việc, nó cũng có deadline, và đôi khi để kịp kì hạn deadline nhân viên phải làm việc thêm giờ để làm cho xong việc.

Và với EA, nhân viên THƯỜNG XUYÊN phải làm thêm giờ mà không được trả lương thêm giờ.

Mọi chuyện thay đổi khi vào 10/11/2004, trên blog EA Spouse, một người tự nhận là hôn thê của một nhân viên EA đã đăng bài viết EA: Câu chuyện con người. Qua đó bóc trần mọi thứ diễn ra bên trong EA dưới vỏ bọc “văn hóa công ty”. Đó là việc thiếu lương thêm giờ, đó là dồn ép deadline đến cực hạn mà không cho gia hạn. Bài post đó đã nói lên thực tại về việc các nhân viên bị đì nén, bị chà đạp ra làm sao để xong được dự án.

Không lâu sau đó, dưới ảnh hưởng của bài post nọ, Leander Hasty, một kĩ sư trưởng tại EA đã đệ đơn kiện công ty và dành về cho mình một căn hộ sau khi thắng kiện. Với chiến thắng đó, anh giúp dành lấy 14,6 triệu USD tiền thêm giờ cho toàn bộ các nhân viên của EA. Nhưng chuyện đó sẽ không xảy ra nếu hôn thê của anh, Erin Hoffman không thổi bùng lên ngọn lửa công lý trên trang blog EA Spouse, bóc trần điều kiện làm việc tồi tệ của EA.

VII/ MUA LẠI RỒI ĐÓNG CỬA NHIỀU STUDIO GAME ĐƯỢC YÊU THÍCH

f92 Những vụ scandal làm nên danh tiếng xấu xa” của EA trong mắt game thủ 10

Những công ty mở cửa rồi đóng cửa, đến rồi đi là điều không có gì xa lạ, và đôi khi điều đó xảy ra khi các công ty lớn xuất hiện và mua lại một công ty nhỏ hơn. Thế giới game đã được chứng kiến nhiều phi vụ mua bán kinh điển và các game thủ chúng ta nhìn vào chúng bằng con mắt vừa thích thú vừa… đau tim. Vì không biết liệu những tựa game mình yêu thích có bị ảnh hưởng, có còn tồn tại sau những pha mua đi bán lại đó hay không.

Và với EA, chuyện mua bán có vẻ tạo cảm giác… đau tim hơn khi liên can tới việc mua lại các studio game sở hữu những thương hiệu được các game thủ yêu thích.

it-purchased-and-eventually-closed-many-beloved-game-studios-1521565760 Những vụ scandal làm nên danh tiếng xấu xa” của EA trong mắt game thủ 11

Ví dụ như Bullfrog Productions với thương hiệu game Theme Park này. EA mua lại Bullfrog vào năm 1995 và sau khi Dungeon Keeper bán không được chạy thì đóng cửa nó vòa năm 2001. Hay Pandemic Studios, làm ra hai bản Star Wars: Battlefront đầu rõ hay được EA mua lại vào năm 2008 và tới 2009 thì đóng cửa luôn. Và cả Maxis, studio cha đẻ của hai tượng đài dòng game mô phỏng, SimCity và The Sims nữa. Được EA mua lại từ năm 1997 nhưng cuối cùng, đến cả một studio game kì cựu như vậy cũng phải “chịu trận” với màn đóng cửa tê tái năm 2015.

Rồi còn nhiều studio danh tiếng nữa như Mythic Entertainment, Westwood Studios, Black Box Games, Visceral, BioWare Montreal… Đơn giản là do EA có tiền nên khi hãng thích mua studio nào thì họ mua studio đó nhưng chuyện giữ các studio lại thì có vẻ như là hãng không được mặn mà cho lắm.

Visceral cùng series game kinh dị Dead Space, dù tê tái nhưng mới chỉ là nạn nhân sau cùng của EA mà thôi.