Những ý tưởng tồi tệ nhất lịch sử ngành game – P.1 - PC/Console

Kể từ khi ra đời đến nay, ngành công nghiệp game đã không ít lần chứng kiến những ý tưởng tồi tệ, khiến cho người dùng và cộng đồng chỉ biết lắc đầu ngao ngán.

Ý tưởng là thực sự cần thiết trong bất cứ ngành nghề nào. Mỗi ý tưởng nảy ra trong đầu của những người làm trong ngành game đều có thể tạo ra một cuộc cách mạng cho toàn bộ cộng đồng video game. Tuy nhiên, không phải ý tưởng nào đưa ra cũng đều được chào đón. Đôi lúc, một vài hãng game nảy ra ý tưởng không thể chấp nhận nổi, nhưng họ vẫn quyết làm theo tới cùng. Đó có thể là ý tưởng về việc nhân sự công ty, có thể là ý tưởng cho các buổi họp báo sự kiện game, hay ý tưởng về những thiết bị chơi game mới.

Mọt tôi hôm nay sẽ liệt kê cho bạn đọc 10 ý tưởng tồi tệ nhất mà lịch sử ngành game được chứng kiến. Có những ý tưởng cực kỳ tồi tệ về nhân sự, nhưng hãng game đó vẫn quyết tâm thực hiện tới cùng và theo một cách tiêu cực nhất có thể. Cuối cùng cộng đồng game thủ chỉ biết lắc đầu ngao ngán và nhìn mọi thứ đi xuống bùn và nghĩ thầm: “Đấy! đã bảo rồi mà!”

Konami sa thải Hideo Kojima

Những ý tưởng tồi tệ nhất lịch sử ngành game

Trong suốt những năm qua, người ta nhắc tới Hideo Kojima như một vị thánh của ngành game. Tất cả những trò chơi dưới bàn tay của ông đều mang một dáng vẻ riêng biệt, không game nào giống game nào. Mỗi sản phẩm Kojima tạo ra đều có cách tiếp cận đậm tính nghệ thuật và có phần kỳ quái. Phong cách làm game của Kojima được cả giới phê bình lẫn người hâm mộ đón nhận và rất dễ để nhận biết ra style riêng biệt đó.

Tuy nhiên, vì một số lý do, Konami đã quyết định cắt đứt với vị thánh của ngành game đó. Trong 6 tháng cuối cùng phát triển Metal Gear Solid 5, Konami giữ Kojima trong một căn phòng kín, khiến ông không thể liên lạc với những người còn lại trong team phát triển. Konami còn xóa tên ông ra khỏi các tài liệu liên quan tới tiếp thị truyền thông của Metal Gear và hạn chế truy cập internet tại Kojima Productions, nơi đã bị đổi tên thành Konami Los Angeles Studios. Đỉnh điểm là vào tháng 12 năm 2015, Kojima đã rời công ty.

Đó là tin cực xấu dành cho người hâm mộ series Metal Gear, nhưng nó còn tệ hơn với những người hâm mộ Silent Hill. Vào năm 2014, Kojima và Konami đã phát hành một đoạn “trailer có thể chơi được” mang tên P.T. Đây là một động thái reboot lại loạt game huyền thoại Silent Hill, mang tên Silent Hills. Đã có hơn 1 triệu lượt download đoạn trailer chơi được này. Thật không may, dựa trên hợp đồng, Kojima ra đi kéo theo Silent Hills cũng bị hủy bỏ hoàn toàn.

Đối xử tệ bạc, sa thải Kojima là một ý tưởng vô cùng ngu ngốc và tồi tệ tới từ vị trí của Konami.

Mời Jamie Kennedy làm khách mời cho buổi họp báo của Activision tại E3 2007

Những ý tưởng tồi tệ nhất lịch sử ngành game

Trong sự kiện E3, việc mời những người nổi tiếng nhằm mục đích tăng độ hấp dẫn cho mỗi buổi họp báo. Và nó thực sự hiệu quả. Người hâm mộ cảm thấy hào hứng hơn khi những khách mời, đó có thể là một diễn viên hạng A hay một cầu thủ bóng đá, một huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp, xuất hiện trong một buổi showcase về game.

Tuy nhiên, trong trường hợp của Activision trong khuôn khổ E3 2007, việc mời Jamie Kennedy làm khách mời là một ý tưởng cực kỳ sai lầm. Bạn biết Kennedy – một diễn viên hài kịch đã làm gì trong buổi họp báo đó không? Ngoài việc dẫn chương trình siêu tệ hại, Kennedy còn công khai sỉ vả game thủ, thể hiện thái độ đùa cợt một cách vô duyên, cố ý chen ngang và làm mất mặt những khách mời khác.

Thậm chí, khi bị một khán giả nhắc nhở, Kenny không những không tiếp thu mà còn nói lại khán giả đó có lẽ chỉ biết tự kỷ mà thôi. Thật đúng là có những người vô duyên nhưng lại cứ nghĩ mình hài hước.

Sony bán PlayStation 3 với giá 600 USD

Những ý tưởng tồi tệ nhất lịch sử ngành game

Vào năm 1995, tại sự kiện E3 đầu tiên, Sony đã khiến cho toàn bộ những ai theo dõi phải ngả mũ thán phục. Ngay trước buổi họp báo của Sony, SEGA đã gây chấn động game thủ với sản phẩm mới nhất là SEGA Saturn có mức giá 399 USD, một cái giá tương đối cao so với mong đợi của người hâm mộ. Khi tới lượt của Sony, hãng đã tung chiêu bài đánh úp bằng một cụm từ rất ngắn gọn thay cho toàn bộ bài phát biểu của vị sếp hãng này: “299 USD”. Đó chính là mức giá của PlayStation thế hệ đầu tiên.

Chính bài phát biểu chỉ 1 con số gọn gàng đó đã giúp cho Sony có được một khoảnh khắc kinh điển nhất trong lịch sử E3. Nhưng đó cũng là con dao 2 lưỡi của hãng, người hâm mộ đã đặt kỳ vọng quá cao vào Sony, nhất là với thành công không tưởng của PlayStation 2. Vào năm 2006, Sony quay trở lại để quảng bá cho PlayStation 3. Tuy nhiên, Sony đã phạm phải sai lầm của chính SEGA năm 1995. Ngay trước khi buổi họp báo kết thúc, CEO Kaz Harai của Sony đã lên sân khấu, công bố mức giá của PS3 là 599 USD, khiến toàn bộ khán giả gần như bị sốc và có lẽ suýt phải dùng tới máy trợ tim.

Mức giá quá cao, tay cầm dualshock 3 tệ hại khiến cho PS3 trở thành thảm họa. Một thời gian sau, Sony buộc phải giảm giá thiết bị và mọi chuyện mới dần tốt đẹp trở lại. Đây là bài học đáng giá mà Sony đã thấm cho những thành công về sau.

336x280

Nintendo Virtual Boy

Những ý tưởng tồi tệ nhất lịch sử ngành game

Trước tiên, tôi cần phải nhấn mạnh, Virtual Boy của Nintendo là một thảm họa của thảm họa. Ở thời điểm hiện tại, khi mà các công nghệ đang ngày càng phát triển vượt bậc hơn, các mẫu kính thực tế ảo như Oculus Rift, HTC Vive hay PlayStation VR vẫn yêu cầu một cấu hình máy cao cấp, mạnh mẽ mới có thể có được một trải nghiệm hấp dẫn, mượt mà và không gây buồn nôn. Vậy quay lại thời điểm năm 1995, liệu Virtual Boy có ít nhất là không tạo cho người chơi cảm giác buồn nôn hay không? Câu trả lời là không.

Mặc dù bị hạn chế bởi tiến bộ công nghệ lúc bấy giờ, nhưng những cố gắng của Nintendo vẫn rất đáng khen. Tuy nhiên, ý tưởng này bị đánh giá là chưa thực sự phù hợp để phát hành. Giá như Nintendo chịu kìm hãm mình lại, chịu khó nghiên cứu sâu thêm nữa thì có lẽ Virtual Boy đã có một bộ mặt khác.

Những người mua đầu tiên đã có những phàn nàn về thiết bị này. Đầu tiên là nó quá nặng, nó nặng tới nỗi chỉ đeo lên thôi mà người dùng đã kêu đau cổ. Đồ họa đỏ đen, những hiệu ứng 3D hiệu suất kém khiến người chơi cảm thấy đau đầu, buồn nôn chỉ sau vài phút. Đây là vấn đề mà ngay cả hiện tại cũng chưa thể giải quyết hoàn toàn được.

Nhưng dù sao cũng an ủi một chút là Nintendo có thể tự hào rằng họ đi trước thời đại VR đến hơn 20 năm.

Apple Pippin

Những ý tưởng tồi tệ nhất lịch sử ngành game

Vào năm 1996, Apple cũng đã cố gắng chen một chân vào lĩnh vực máy chơi game khi phát hành mẫu máy có tên Pippin (hay tên trong các tài liệu marketing là PiPP! N). Đó là một chiếc máy đa phương tiện, chạy đĩa CD phục vụ nhu cầu nghe nhạc, xem video và chơi game. Pippin cũng là mẫu máy đầu tiên có tích hợp sẵn modem để truy cập internet nhanh chóng.

Thực chất, Apple không tự sản xuất Pippin. Thay vào đó, nó được cấp phép thiết kế dựa trên mẫu máy tính Macintosh của Apple cho các hãng sản xuất khác. Bandai, Katz Media và Mitsubishi đều đã đăng ký để được đưa Pippin ra thị trường. Tuy nhiên, chỉ có Bandai là ra mắt phiên bản console của nó với tên gọi Pippin @WORLD vào năm 1996 (tháng 3 tại Nhật và tháng 6 tại Hoa Kỳ), với mức giá 600 USD.

Những khoảnh khắc tưởng chừng như đã nhấn chìm Sony và PlayStation
Sony cùng dòng máy PlayStation của mình cũng đã từng phải trải qua biết bao thăng trầm mới có được thành công như thời điểm hiện tại.

Apple cũng từ chối bất cứ hoạt động marketing nào cho sản phẩm này, mà đưa toàn quyền vào tay những người đưa Pippin ra thị trường. Bandai được cho là đã chi tới 93 triệu USD để quảng bá cho @WORLD, tuy nhiên sức bán của thiết bị lại gây thất vọng. Mức giá của Pippin quá đắt so với các đối thủ như Sony PlayStation và SEGA Saturn. Bên cạnh đó, Bandai là công ty duy nhất cung cấp phần mềm cho Pippin, vậy nên hệ thống này có rất ít các trò chơi. Đươc biết Bandai đã sản xuất ra 42.000 chiếc, nhưng cuối cùng lại chỉ bán được khoảng 12.000 chiếc, dẫn tới một khoản lỗ khá lớn.

(Còn tiếp)

Bấm liền tay – Nhận ngay quà tặng từ văn phòng phẩm Hồng Hà cho mùa tựu trường: http://bit.ly/2KivZKo

Đây là bài viết nằm trong loạt bài về Những ý tưởng tệ nhất làng game
  1. Những ý tưởng tồi tệ nhất lịch sử ngành game – P.1