Ngày nay, không nhiều game thủ biết đến tựa game bắn súng kinh điển có tên No One Lives Forever. Trò chơi được phát hành vào năm 2000 này là một trong những tựa game hiếm hoi có nhân vật chính là nữ vào cái thời mà các người hùng phim ảnh, game, sách truyện đều chủ yếu là đàn ông, và có lẽ nhờ vậy nên cô nàng mắt xanh Cate Archer đã “đốn tim” khối game thủ thời đó. Quyến rũ, tự tin, hài hước nhưng không kém phần mạnh mẽ và liều lĩnh, Cate Archer có đủ tố chất để trở thành nhân vật chính của một dòng game kéo dài nhiều năm qua nhiều phiên bản khác nhau, hệt như đồng nghiệp của mình là chàng James Bond trên phim ảnh.
Vậy nhưng trong 20 năm qua, chỉ có đúng hai tựa game có liên quan đến Cate Archer là No One Lives Forever, No One Lives Forever 2: A Spy In H.A.R.M. Way và một bản spin off không hấp dẫn lắm (Contract J.A.C.K.). Ngày nay, bạn thậm chí còn không thể mua các tựa game của series kinh điển này trên bất kỳ một nền tảng nào và nếu muốn chơi, cách duy nhất là… crack. Như vậy, nữ gián điệp quyến rũ nhất của làng game đã phải về hưu sau khi hoàn tất điệp vụ đầu tiên của mình dù thế giới vẫn cần sự giúp đỡ của cô nàng.
Tại sao?
Một lịch sử rối rắm
Đầu tiên, hãy để Mọt liệt kê ra những cái tên có dính líu đến trò chơi này để bạn được rõ. Nó được phát triển bởi Monolith (studio làm ra các tựa game như F.E.A.R., Condemned, Gotham City Imposters, Shadow of Mordor,…) và được phát hành bởi Fox Interactive (công ty con của 20th Century Fox) vào năm 2000. Ba năm sau, nhánh phát hành game của gã khổng lồ đầy tai tiếng trong ngành giải trí Pháp là Vivendi nuốt chửng Fox Interactive. Đến năm 2008, nhánh phát hành game của Vivendi lại sáp nhập với Activision. Trong khi đó vào thời điểm này, Monolith (và engine LithTech được dùng để tạo ra NOLF) đang nằm trong tay Warner Bros.
Không phải không cố gắng…
Là những tựa game ra đời vào cái thời mà đĩa CD còn là phương tiện phát hành chính còn Steam vẫn chưa ra mắt (Valve mở cửa nền tảng này vào năm 2003), tất cả ba tựa game của series NOLF hoàn toàn không có phiên bản digital. Điều này có nghĩa là game thủ PC muốn chơi các tựa game này chỉ có hai lựa chọn: tìm bản crack, hoặc… cầu may các đĩa CD được sản xuất 20 năm trước vẫn còn đọc được.
Không phải không ai từng thử mang những tựa game này trở lại. Trong làng game, có một studio mang tên Night Dive được biết đến với danh tiếng là kẻ hồi sinh những tựa game cũ. Nhà phát triển này từng tìm lại những tựa game cũ như các phiên bản cổ đại của dòng game Wizardry, Turok, System Shock, Covert Action,… rồi “hô biến” để chúng chạy được trên các máy tính hiện đại và bán ra qua các nền tảng như Steam hay GOG. Vào tháng 5/2014, nhà phát triển này đã xin đăng ký các thương hiệu có liên quan đến series bao gồm The Operative, No One Lives Forever, A Spy In H.A.R.M. Way, Contract J.A.C.K. và giám đốc của studio là ông Stephen Kick nói rằng đội ngũ của Night Dive rất yêu thích các trò chơi này, và mong muốn hồi sinh chúng.
Nhưng đó chỉ là một bước đi thăm dò của Night Dive, bởi việc xin đăng ký thương hiệu không có nghĩa là họ sẽ được cấp quyền sử dụng các thương hiệu đó cũng như được sử dụng mã nguồn của các trò chơi gốc. Họ cần phải được công ty giữ bản quyền các trò chơi đó cấp phép làm lại và phát hành game. Vậy thì tại sao Night Dive lại làm điều này? Ai là người giữ những bản quyền đó và có quyền cấp phép cho Night Dive? Để giải đáp câu hỏi này, mời các bạn đi tiếp vào mê cung của quá khứ.
Một mớ bòng bong
Ông Larry Kuperman, giám đốc phát triển kinh doanh của Night Dive kể rằng trước khi gửi đơn đăng ký các thương hiệu trên, họ đã liên hệ với Warner Bros., Activision và 20th Century Fox. “Qua mối quan hệ với Monolith, chúng tôi biết rằng Warner Bros. hẳn sở hữu một phần thương hiệu này, không rõ là phần nào nhưng ít nhất họ dính líu đến việc phát triển mã nguồn.” Cái này hợp lý bởi như bạn đã biết bên trên, các tựa NOLF được phát triển trên nền tảng engine LithTech hiện nằm trong tay Warner Bros. Vậy là họ liên hệ với Warner Bros., nhưng nhận được câu trả lời là Warner Bros. không thể thương lượng với Night Dive mà không kéo Activision vào cuộc, bởi nhà phát hành này hẳn còn sở hữu một phần trò chơi.
Thế là Night Dive tìm đến Activision, nhưng ngã ngửa khi người phát ngôn của Activision là ông Dan Amirch nói rằng Activision không giữ bản quyền trò chơi này. Ông Larry nói rằng sau nhiều trao đổi tới lui, Activision nói rằng họ có lẽ sở hữu một số phần, nhưng những ghi chép và hợp đồng đó được tạo ra trước thời số hóa nên có lẽ nằm đâu đó trên giấy, trong một cái hộp nằm ở một nơi mà… có trời biết ở đâu. “Activision thú nhận là họ không tìm được những thứ đó, mà thậm chí còn không dám chắc là họ có những quyền sở hữu đó.”
Thật vậy, theo những gì Mọt còn nhớ được thì vào khoảng năm 2014, một người phát ngôn của Activision là ông Dan Amirch nói rằng Activision chẳng có quyền gì với No One Lives Forever. “Giờ phút này tôi không cho rằng Activision có quyền gì với No One Lives Forever, nên nếu có một bản phát hành lại, làm lại hay gì đó tương tự, nó sẽ không đến từ Activision. Tôi không biết tương lai của No One Lives Forever sẽ như thế nào, nhưng tương lai đó sẽ không dính líu đến Activision.” Ông cũng nói rằng theo lời bạn mình ở Monolith, ngay cả các sếp studio này cũng không biết thương hiệu No One Lives Forever đang nằm trong tay ai!
“Làm liều” và nguy cơ kiện tụng
Ông Larry nói rằng bởi không một bên nào có thể đứng ra quyết định số phận của No One Lives Forever, và sau khi xem xét kỹ rồi rút ra kết luận rằng có vẻ không ai đang sở hữu thương hiệu này, studio Night Dive quyết định nộp đơn đăng ký thương hiệu như đã được Mọt nói đến bên trên. Khi báo giới và game thủ phát hiện ra điều này, họ rất hưng phấn vì nghĩ rằng có lẽ trò chơi sẽ được thấy lại ánh mặt trời.
Nhưng không, bởi đến tháng 11/2014, họ phát hiện ra rằng Warner Bros. đã nộp một đơn đề nghị hoãn việc cấp phép dùng các thương hiệu đó cho Night Dive. Ở đây, Warner Bros. không nói rằng Night Dive không thể dùng các thương hiệu đó, mà họ nói rằng “cần chờ thêm xem có ai phản đối hay không,” theo lời ông Larry.
Trước chướng ngại này, Night Dive lại liên hệ với Warner Bros. để tìm cách đạt được một thỏa thuận mới. Họ đưa ra hai lựa chọn: một là Warner Bros có thể trao quyền cho Night Dive tự làm game, tự phát hành để đổi lấy một khoản tiền và chia doanh thu sau khi game ra mắt; hai là Night Dive làm game để Warner Bros. phát hành rồi chia doanh thu. Trong cả hai trường hợp Warner Bros. đều có lợi mà chẳng cần phải làm gì ngoài việc ký vài tờ hợp đồng, nhưng công ty này tỏ ra chẳng mặn mà gì với cả hai lời đề nghị đó.
Cũng trong khoảng thời gian này, Night Dive thử liên hệ với 20th Century Fox, công ty mẹ của nhà phát hành Fox Interactive nay không còn tồn tại. Cũng như Activision, 20th Century Fox không dám chắc là mình có giữ quyền gì với tựa game này. Ông Larry kể rằng công ty này nói họ ”có thể có mà cũng có thể không có giấy tờ để chứng minh quyền của mình, và vị trí của các giấy tờ đó không được xác định. Vì vậy nếu Night Dive chịu chi một khoản tiền để đảm bảo, họ sẽ lục lại mớ giấy tờ cũ để xem có tìm được gì không. Và nếu không tìm được, khoản tiền đó sẽ được trả lại.” Night Dive quyết định bỏ qua phương hướng này, nhưng cũng nghe lời dọa dẫm rằng nếu game được phát hành và 20th Century Fox tìm thấy các giấy tờ đó, có thể họ sẽ bị kiện.
Đến tháng 12/2014, Night Dive nhận được cuộc gọi từ một luật sư của Warner Bros. nói rằng Night Dive không được phép tung ra bất kỳ một tựa game mang thương hiệu No One Lives Forever nào mà không có một thỏa thuận với Warner Bros. Nhưng vấn đề ở đây là bản thân Warner Bros. từng tỏ ra không có hứng thú gì với các lời đề nghị của Night Dive. Đến tháng 2/2015, câu trả lời chính thức được đưa ra: Warner Bros. không có ý định tự phát hành game mà cũng không muốn hợp tác với Night Dive.
Lời kết
Vậy là sau hơn một năm trời kể từ khi bắt đầu liên lạc với các bên liên quan, Night Dive lại trở về con số 0 dù không có bất kỳ ai trong số các bên liên quan có thể đưa ra một mảnh giấy nào chứng minh quyền sở hữu No One Lives Forever của họ. Vào thời điểm này, Night Dive đã sở hữu các thương hiệu mà mình đăng ký vào tháng 5/2014, nhưng họ không thể làm game và vì thế quyết định bỏ mặc các thương hiệu đó hết hạn. Các công ty có liên quan có lẽ cũng chẳng hứng thú gì với việc phát hành lại một tựa game đã quá cũ vào thời điểm này. Vậy nên đến tận thời điểm mà bài viết này được thực hiện, No One Lives Forever vẫn chìm trong quên lãng, dù dòng game này xứng đáng có được danh vọng chẳng kém gì Tomb Raider hay Call of Duty.
- Combo1: G103 + G213 + A10 sẽ nhận được 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ
- Combo 2: G402 + G512 + G Pro Gen 2 sẽ được discount lên tới 15% và nhận được 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ kèm túi đựng bàn phím. Ngoài ra với combo này bạn sẽ có thể được hoàn trả lên đến 200.000vnđ khi làm theo những bước sau:
- Mua cả combo trong 1 lần bằng link Lazada ở cuối bài
- Chụp ảnh sản nhận nhận được từ Lazada kèm hóa đơn
- Gửi hình ảnh cho Kênh Tin Game qua fanpage kèm Mã đơn hàng
- Chỉ áp dụng cho khách mua hàng bằng link cuối bài và cho 10 Khách Hàng đầu tiên.
- Combo 3: Khi mua sản phẩm Pro Gen 1 sẽ được tặng sản phẩm chuột Pro Hero, 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ và 1 áo Logitech (số lượng có hạn)
Nhanh chân mua sắm thôi nào các bạn ơi, vì số lượng quà tặng chỉ có hạn: Nhấn vào đây để chuyển đến shop Logitech nhanh nhất nhé.