Steam Workshop và câu chuyện Gabe Newell bị tố bán “Mai Thúy” cho trẻ con - PC/Console

Vào thời mà Steam Workshop ra đời, Gabe Newell đã bị nghi ngờ đang tổ chức buôn bán hàng cấm, dụ dỗ trẻ con vào con đường nghiện ngập.

Steam Workshop chính là lý do mà tại sao Epic Games Store sẽ không bao giờ có thể đánh bại được Steam, bất kể là nó có tặng miễn phí bao nhiêu game chăng nữa. Bạn sẽ không bao giờ vượt qua được đối thủ cho phép người dùng tự sáng tạo nội dung ngay trên nền tảng game, cũng như bán chúng để kiếm hàng đống tiền và xoay vòng một cộng đồng modder khổng lồ với sức sáng tạo vô tận.

Có thể nói chính Steam Workshop đang là thứ tối quan trọng khiến Steam trở thành ông hoàng trong các nền tảng phân phối game, còn Gabe Newell thì suốt ngày bơi trong tiền. Lịch sử phát triển của Steam Workshop cũng hoành tráng như cái cách nó đang vận hành, trong đó một câu chuyện vô tiền khoáng hậu nghe như cá tháng tư chính là vào thời gian đầu ra mắt, Steam Workshop đã kiếm tiền giỏi tới mức làm chủ của nó Gabe Newell bị nghi ngờ là đang… buôn “Mai Thúy” trá hình.

Đánh giá Doom Eternal: Ác mộng chưa bao giờ dứt của quỷ dữ
Sau hơn ba năm chờ đợi, phiên bản kế tiếp của Doom đã ra mắt. Mọt xin nói rằng khoảng thời gian chờ đợi đó là xứng đáng đến từng giây!

Steam Workshop ra đời vào năm 2012, dựa trên ý tưởng cho phép game thủ có thể vọc vạch và chỉnh sửa nội dung trong các tựa game mà mình yêu thích, thực tế việc này đã xuất hiện từ lâu nhưng Steam cải tiến nó bằng cách gộp tất cả mọi thứ vào trên nền tảng của mình. Nó cho phép người dùng có thể cài đặt, nâng cấp và tìm kiếm các bản mod một cách tự động ngay trong game, cũng như giúp các modder giới thiệu sản phẩm của mình rộng rãi hơn.

Ban đầu Steam Workshop được sử dụng như một công cụ giúp phân phối các item mới trong Team Fortress 2, nó tiếp tục được chỉnh sửa để có thể sử dụng cho tất cả các game trên nền tảng, trong đó nổi tiếng nhất chính là việc tủy chỉnh The Elder Scrolls V: Skyrim. Tới tháng 5/2012 thì một bản patch cho Portal 2 đã làm thay đổi cả hệ thống, khi nó cho phép người dùng được chỉnh sửa bản đồ cũng như chia sẻ chúng trên Steam Workshop. Các nhà phát triển độc lập nhanh chóng nhận ra tiềm năng của công cụ mới này, khi nó giúp phát triển ý tưởng nhanh nhất ngay trên Steam.

Steam Workshop và câu chuyện Gabe Newell bị tố bán “Mai Thúy” cho trẻ con

Dota 2 là tựa game chính thức thứ 3 áp dụng Steam Workshop, nó mở ra một chân trời khổng lồ với đủ thứ từ trang phục, phụ kiện, Courier, thông báo in-game, loading-screen và rất rất nhiều thứ nữa. Không những chỉ gói gọn trong việc truyền tải và mở rộng nội dung, Steam Workshop còn bắt đầu hái ra tiền khi nó tạo ra một môi trường tương tác giữa modder và người chơi, cũng như các giao dịch liên tiếp.

Dota 2 cũng là thứ đi đầu trong việc này, hẳn ai đã chơi tựa game này đều quen thuộc với những cụm từ như Value và “Ra đê” với các món đồ từ Steam Workshop, có thể nói chính Steam Workshop đã tạo ra một cộng đồng sôi động gắn kết với nhau.

Muốn biết 2B mặc áo cô dâu trông như thế nào, hãy xem bộ cosplay này!!!
2B và những bộ cosplay về cô chưa bao giờ khiến đám đông thỏa mãn, họ còn tự tưởng tượng ra những fan art khi cô khoác lên mình bộ áo cưới đầy thánh thiện.

Chính Gabe cũng từng phải thử nghiệm tính khả thi của Steam Workshop, liệu nó có đủ sức để níu giữ những thanh niên trẻ tuổi bỏ hàng giờ sáng tạo nội dung hay không. Do đó Gabe đã quyết định thử đi cày vàng trong World of Warcraft, Gà-béo đã kiếm được khoảng 20 USD trong mỗi giờ cày cuốc và thấy nó thực sự là một khoảng thu nhập đáng kể. Từ đây niềm tin vững chắc vào mối quan hệ cộng sinh của Steam Workshop, giữa những người sáng tạo nội dung với tiền tươi thóc thật ra đời và thôi thúc bọn họ đưa nó lên Steam.

Lazada Ads

Steam Workshop và câu chuyện Gabe Newell bị tố bán “Mai Thúy” cho trẻ con

Tính tới năm 2015 thì Steam Workshop đã tạo lợi nhuận cho Steam hơn 50 triệu USD (chỉ tính tiền thu về chứ không phải tổng giao dịch người chơi), với hơn 1500 modder miệt mài sáng tạo nội dung cùng lúc. Cái con số khổng lồ tới mức hư cấu này thậm chí còn khiến Gaben suýt phải lên phường ngồi uống trà. Trong một cuộc phỏng vấn với Edge Magazine thì Gaben đã nói rằng hồi đó mình từng bị nghi ngờ là đang tổ chức buôn bán hàng cấm cho trẻ con.

Lý do là vì đã có những vị phụ huynh gọi lên Steam, tố cáo nên tảng này đang tổ chức đường dây bán “Mai thúy” cho con của họ, cụ thể là như thế này:

Paypal vừa gọi và báo rằng cái tài khoản của con tôi vừa nhảy một phát vài trăm ngàn đô, nó còn lớn hơn cả toàn bộ số tiền mà tôi có thể gửi vào và thế quái nào toàn từ chỗ các ông. Méo có một lời giải thích hợp lý nào cả, rõ ràng các ông chỉ có dụ bọn trẻ đi bán hàng cấm thì mới có nhiều tiền như vậy được.”.

Steam Workshop và câu chuyện Gabe Newell bị tố bán “Mai Thúy” cho trẻ con

Sau khi nghe xong cuộc gọi này Gaben dĩ nhiên hồ môi mẹ mồ hôi con chảy cứ gọi là ròng ròng, ông ta bảo lính kiểm tra 8 vạn lần trong Steam Workshop và thực sự nhận ra rằng đó toàn là tiền giao dịch đúng, thằng nhóc đó đã làm giỏi tới mức kiếm được 500 ngàn USD/năm tức trung bình vài chục ngàn/tháng từ Team Fortress. Gà-béo gọi lại cho vị phụ huynh đang cực kỳ bức xúc kia và giải thích vấn đề, nhưng dĩ nhiên méo ai tin một thằng ranh con lại có thể kiếm được gần nửa triệu USD chỉ thông qua việc ngồi trước màn hình máy tính cả.

Và cái câu chuyện đó đã kéo dài rất nhiều năm cho tới nay Steam Workshop trở thành một thứ không thể thiếu trên nền tảng này, nó đã phát triển tới mức trở thành công cụ kiếm thêm của các nhà làm game độc lập ví dụ như Rust là game đầu tiên cho phép bán item trong game thẳng ra store. Epic Games Store có thể đốt tiền để tặng game miễn phí, nhưng họ mãi mãi sẽ không thể chiến thắng chừng nào Steam còn cái Workshop bá đạo này. Hãy thử tưởng tượng nếu ngày đó Gabe không thử vào World of Warcraft cày tiền, có lẽ thế giới đã đổi khác rồi.

Nhân dịp Sinh Nhật Lazada, Logitech tung chương trình khuyến mãi với các phần quà hấp dẫn khi mua các combo:
  • Combo1: G103 + G213 + A10 sẽ nhận được 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ
  • Combo 2: G402 + G512 + G Pro Gen 2 sẽ được discount lên tới 15% và nhận được 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ kèm túi đựng bàn phím. Ngoài ra với combo này bạn sẽ có thể được hoàn trả lên đến 200.000vnđ khi làm theo những bước sau:
    1. Mua cả combo trong 1 lần bằng link Lazada ở cuối bài
    2. Chụp ảnh sản nhận nhận được từ Lazada kèm hóa đơn
    3. Gửi hình ảnh cho Kênh Tin Game qua fanpage kèm Mã đơn hàng
    4. Chỉ áp dụng cho khách mua hàng bằng link cuối bài và cho 10 Khách Hàng đầu tiên.
  • Combo 3: Khi mua sản phẩm Pro Gen 1 sẽ được tặng sản phẩm chuột Pro Hero, 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ và 1 áo Logitech (số lượng có hạn)

Nhanh chân mua sắm thôi nào các bạn ơi, vì số lượng quà tặng chỉ có hạn: Nhấn vào đây để chuyển đến shop Logitech nhanh nhất nhé.