Rất nhiều người đều muốn xem “cởi”, vậy tại sao họ lại lên án những nữ streamer?

Thực lực hay câu khách rẻ tiền, giải trí hay nhảm nhí, cởi hay không cởi, nó không phụ thuộc vào streamer, nó phụ thuộc vào người xem mà thôi. Người xem như thế nào thì sẽ "xem" một streamer "đồng cân, đồng lạng" như vậy.

Nếu ở thế kỷ 20, điện ảnh đã mang đến cho loài người một phương thức giải trí đỉnh cao mới thì thế kỷ 21 này chính là bệ phóng để streaming bước ra ánh sáng. Những con số không biết nói dối, tốc độ phát triển của ngành công nghiệp streaming thế giới đang nhanh hơn bất cứ loại hình giải trí nào khác. Và khi đã coi streaming như một phần của Showbiz, có lẽ chúng ta cũng nên chấp nhận một điều rằng sự nổi tiếng nhiều khi sẽ phải đi kèm với tai tiếng, drama, scandal…

Rất nhiều người đều muốn xem “cởi”, vậy tại sao họ lại lên án những nữ streamer? - Ảnh 1.

Sự bùng nổ của loại hình giải trí mới mang tên streaming

Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ trực tuyến cá nhân,live – streaming bất ngờ bùng nổ để trở thành một ngành nghề siêu hot. Với streaming, một thế hệ gương mặt trẻ nhanh chóng tìm kiếm được sự nổi tiếng, tiền tài và danh vọng.

Hãy lấy PewDiePie là một ví dụ. Theo Forbes, PewDiePie kiếm được khoảng 15 triệu USD trong năm 2016. Phần lớn trong số thu nhập này xuất phát từ Youtube. Mặc dù PewDiePie nhiều lần nói đến việc mối quan tâm hàng đầu của anh ta không phải là tiền, tuy nhiên nếu con số là rất, rất nhiều tiền thì đó lại là một câu chuyện khác. Với khoản thu nhập khổng lồ kể trên, PewDiePie không hề thua kém những ngôi sao ca nhạc, điện ảnh hay thể thao. Điều này thêm một lần nữa chứng minh rằng, streaming đã và đang là một trong những ngành giải trí phát triển nhất của nhân loại ở thế kỷ 21.

Rất nhiều người đều muốn xem “cởi”, vậy tại sao họ lại lên án những nữ streamer? - Ảnh 2.

PewDiePie

Không chỉ mình PewDiePie, rất nhiều streamer khác cũng đang sở hữu nguồn thu nhập mà nhiều người phải mong ước. Với số tiền nhận được từ quảng cáo và tài trợ, họ hoàn toàn có thể đảm bảo được chất lượng cuộc sống và tiếp tục phát triển con đường sự nghiệp của mình.

Ngành công nghiệp streaming thực sự là một phần của Showbiz

Quay trở về những năm đầu của thế kỷ trước, với sự ra đời của công nghệ ghi âm, ghi hình, ngành điện ảnh thế giới đã những bước nhảy vọt không tưởng. Từ một ngành giải trí không nhiều người biết đến, điện ảnh đã vươn mình để trở thành một trong những lĩnh vực giải trí phổ biến và phát triển nhất trên thế giới hiện nay. Nhìn lại những bước phát triển của điện ảnh, có thể thấy sự ra đời và bùng nổ của streaming đang có nhiều nét tương đồng.

Tính đến năm 2017, chỉ riêng tại Trung Quốc, livestream đã thu hút được 344 triệu khán giả. Điều này khiến doanh thu của ngành công nghiệp trực tuyến đạt hơn 30 tỷ Nhân Dân Tệ (~ 4,3 tỷ USD). Theo ước tính, con số này sẽ tăng gấp 3 vào năm 2020 (China Renaissance Securities). Đến khi đó, livestream sẽ vượt qua điện ảnh để trở thành lĩnh vực giải trí lớn nhất ở xứ sở gấu trúc.

Rất nhiều người đều muốn xem “cởi”, vậy tại sao họ lại lên án những nữ streamer? - Ảnh 3.

Streaming đang bùng nổ tại Trung Quốc nói riêng và trên toàn thế giới nói chung

Không chỉ tại Trung Quốc, livestream cũng đang phát triển rực rỡ ở Châu Âu và Mỹ. Theo báo cáo của Twitch trong năm 2015, hệ thống kênh stream hàng đầu thế giới này đã có 241,4 tỷ phút truyền hình trực tiếp, 1,7 triệu lượt stream hàng tháng và lượng người xem trung bình cùng lúc đạt 550.000 khán giả.

Với thị trường khổng lồ cùng tốc độ tăng trưởng nhanh hơn bất cứ loại hình giải trí nào khác mà nhân loại từng nghĩ ra, trong tương lai không xa, streaming hoàn toàn có thể "ngồi chung mâm" với điện ảnh hay âm nhạc (ít nhất là xét về mặt doanh thu và tính giải trí).

Thực lực hay câu khách rẻ tiền, giải trí hay nhảm nhí, cởi hay không cởi, nó không phụ thuộc vào streamer, nó phụ thuộc vào người xem

Nhiều người nhìn vào ánh háo quang của các streamer triệu đô mà nghĩ rằng đây là một công việc đơn giản. Không, nó thấm đẫm mồ hôi, công sức, nước mắt và thậm chí cả sự "tủi nhục" nữa.

Nói một cách dễ hiểu, streaming như một cuộc thi marathon không có hồi kết. Bạn sẽ phải làm việc chăm chỉ từ ngày này qua ngày khác, một công việc lặp đi lặp lại.Tuy nhiên nếu chỉ có vậy, bạn sẽ chẳng bao giờ thu hút hay giữ chân được khán giả. Bí quyết của các steamer nổi tiếng là luôn tạo được cảm hứng và sự mới lạ cho những buổi steam của mình. Để thực hiện được điều này, bạn cần một bộ óc với khả năng sáng tạo không ngừng nghỉ.

Hãy cảm tưởng công việc này như mũi tên vừa được phóng ra từ một cây cung. Bạn sẽ phải làm việc miệt mài, không ngừng nghỉ để duy trì và phát triển lượng khán giả của mình. Chỉ một chút lơ là hay xao nhãng, tên tuổi của bạn sẽ bị chìm nghỉm trong một biển các streamer khác cũng đang ngày ngày nuôi dưỡng khát vọng nổi tiếng.

Rất nhiều người đều muốn xem “cởi”, vậy tại sao họ lại lên án những nữ streamer? - Ảnh 4.

Để trở thành một streamer chuyên nghiệp là điều vô cùng gian nan và vất vả

Không chỉ dừng lại ở việc sáng tạo hay liên tục đổi mới, mục tiêu quan trọng nhất của các streamer nói riêng và nhiều người làm giải trí nói chung là chiều lòng khán giả. Hiểu đơn giản là người xem thích gì thì chúng ta lựa theo cái đó để làm. Từ đây, trong suy nghĩ của nhiều người "làm nghề" bắt đầu nảy sinh ra những "đường tắt" để vươn tới sự nổi tiếng (hoặc tai tiếng cũng được, miễn sao là có nhiều người biết, nhiều người hiếu kỳ, nhiều người xem).

Những chiêu trò, mánh khóe bắt đầu được sử dụng. Nữ streamer thì có lộ ảnh nhạy cảm, clip nóng, tình tay ba, tay bảy, đi đêm với đại gia… Nam streamer thì có cắm sừng, lừa tình, lừa tiền, công khai giới tính "cong, thẳng", tán bồ bạn thân… Nói chung là đủ thứ chuyện "khốn nạn" trên đời, miễn sao đổi lại sự nổi tiếng, tiền tài.

Đối mặt với những scandal kiểu này, người xem thường có xu hướng hiếu kỳ và vô cùng quan tâm. Thậm chí nhiều câu chuyện như kiểu "nàng bạch tuyết và 7 chủ lún" đã trở thành một đề tài nóng trong suốt một thời gian dài. Khoan bàn đến tính thật giả của những câu chuyện này, chỉ biết rằng chúng cực kỳ hiệu quả trong việc hút view.

Rất nhiều người đều muốn xem “cởi”, vậy tại sao họ lại lên án những nữ streamer? - Ảnh 5.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Người xem tăng, người đồng cảm hay chia sẻ cũng có, nhưng một phần không hề nhỏ vào xem stream để đả kích, chửi rủa thậm chí là mạt sát hay miệt thị. Ok thôi, chúng ta đang sống trong một xã hội hướng đến tự do ngôn luận, đề cao ý kiến cá nhân; mọi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Nhưng…nhưng… hãy thử lật lại vấn đề mà xem. Rất nhiều người trong chúng ta đều muốn xem "cởi", vậy tại sao lại lên án những nữ streamer này khi mà họ đang "chiều lòng" khán giả ?????

Hãy thử nghĩ lại mà xem, nếu những chiêu trò này, mánh khóe này không hiệu quả, không hút view thì ai còn sử dụng nữa. Nếu nhiều người trong chúng ta nhìn những việc như thế đều thấy không hứng thú, không kích thích, không tò mò, không hiếu kỳ thì lý do gì để những người làm giải trí phải "diễn" cho các bạn?

Thế mới thấy, thực lực hay câu khách rẻ tiền, giải trí hay nhảm nhí, cởi hay không cởi, nó không phụ thuộc vào streamer, nó phụ thuộc vào người xem mà thôi. Người xem như thế nào thì sẽ "xem" một streamer "đồng cân, đồng lạng" như vậy.