Kế từ đâu năm đến nay, việc hàng loạt các tựa game định đám đã từng xuất hiện hoặc mở đặt trước trên Steam chuyển qua độc quyền trên Epic đã tạo nên sự cạnh tranh rất căng thẳng trong thị trường phân phối sản phẩm điện tử. Không chỉ vậy, bản thân điều đó cũng tác động rất lớn không chỉ vào những studio làm game lớn mà còn vào bản thân giới gamer toàn thế giới, đặt biệt là fan của Steam.
Những tranh cãi về việc độc quyền của Epic chỉ bắt đầu được nổ ra sau khi Gearbox thông báo chính thức về sự xuất hiện độc quyền của Borderlands 3 trên nền tảng phát hành này, dù trước đó series Metro cũng tháo bỏ hoàn toàn khỏi Steam và di cư đến Epic. Một một bộ phận không nhỏ game thủ đã dại dột yêu cầu Epic ngừng việc độc quyền game như hiện tại, song những phản ứng đó sẽ không có nghĩa lý gì khi sắp tới Epic vẫn sẽ độc quyền rất nhiều tựa game khác, trong đó có vài siêu phẩm của ông lớn Ubisoft. Đồng thời, họ cũng thực sự bất bình trước những gì mà Steam đã và đang làm với những tựa game mà họ phân phối thông qua một cách thức quản lý cũ kĩ và có phần lạc hậu.
Một cựu nhà phát triển của Valve, ông Richard Geldreich – kĩ sư phần mềm cho các tựa game như Portal 2, Dota2 và CS:GO – đã có đôi lời nhận xét về Epic trên Twitter vừa qua. Ông cho rằng, "Steam đang tự khai tử mảng phát hành game PC của mình", và gọi Steam như là một nhà máy in tiền ảo cho Valve với lượng thuế lên đến 30% trong lợi nhuận thu về của nhà phát hành game là một con số không bền vững. Với Epic, ông hoàn toàn ủng hộ quan điểm rằng Epic cung cấp một tỉ lệ chia lợi nhuận khá "đẹp", sẽ là điều hoàn hảo với tất cả game thủ. Ông cũng để ý đến những tin đồn về việc Epics Games Store sẽ là một phần mềm gián điệp trá hình của Trung Quốc, song CEO của Epic là Tim Sweeney đã phủ nhận hoàn toàn điều này. Ông còn cho hay, Epic Games Store không phải là một phần mềm gián điệp, trong khi bản thân Valve mới là bên "thu thập một lượng khổng lồ dữ liệu về mọi thứ mà bạn làm với ứng dụng của Steam"
So Sánh Lợi Nhuận Trên 2 Nền Tảng
Về câu chuyện độc quyền của Epic, ông cho rằng không có gì để chỉ trích vì không phải một mình hãng này, các tên tuổi khác như Apple Arcade, EA’s Origin hay kể cả Steam đều luôn có cho mình những sản phẩm độc quyền. Thêm vào đó, việc Epic còn non trẻ trên chẳng đường trở thành một nhà phân phối lớn mạnh khi không có các tính năng như mạng xã hội cộng đồng và hệ thống đánh giá. Một số vấn đề đã được giải quyết, và số còn lại đã được Epic khẳng định là sẽ thực hiện và còn làm tốt hơn thế. Và đó cũng là điều dĩ nhiên trong kinh doanh mà họ buộc phải làm.
Với những giải thích trên, xem ra đám đông cũng có vẻ đã "nguôi" được phần nào. Tuy nhiên, nếu Epics Games vẫn tiếp tục kí kết các hợp động độc quyền phát hành cho vài siêu phẩm nữa, xung đột giữa fan của Steam và Valve sẽ ngày càng đi xa và căng thẳng hơn khi họ không muốn phải cài đặt những trình khởi chạy khác chỉ để chơi những siêu phẩm đặc sắc. Họ chốt rằng, Steam phải thay đổi, mô hình kinh doanh phải thay đổi và mọi thứ phải thay đổi, nếu muốn sống còn trước Epics.