Sự may rủi khiến Battle Royale khó thành game eSports chuyên nghiệp? - eSports

Battle Royale hiện giờ đã là một phần không thể thiếu, nhưng nó vẫn còn rất xa nữa mới có thể đạt tới mức độ đủ để trở thành một game eSports.

Các game thể loại Battle Royale giờ đây chắc chắn đã là một phần không thể thiếu của làng game, khi mà chúng luôn luôn nằm trong top các tựa game có số lượng người tham gia (cả chơi lẫn xem) nhiều nhất toàn thời gian. Tuy vậy khi mà các giải đấu Battle Royale được tổ chức ngày càng nhiều, thì chúng ta mới thấy rõ ràng chúng còn rất xa nữa mới đạt tới tầm cỡ đủ để có thể gọi là eSports chuyên nghiệp.

Gặp gỡ TriggerQQ – Team Fornite Việt Nam đứng đầu châu Á
Gặp gỡ TriggerQQ – Team Fornite Việt Nam đứng đầu châu Á
Hai chàng trai trẻ ở TriggerQQ đã có một màn “chơi hết hồn” khi chiếm bảng xếp hạng Fortnite chuyên nghiệp Châu Á trong điều kiện bắn ping cao ngất.

Có khá nhiều vấn đề khiến cho thể loại Battle Royale chỉ dừng lại ở mức độ “game biểu diễn” hoặc “game dành cho đại cộng đồng người xem”, chứ chưa thể tiến tới để trở thành thể loại thể thao điện tử đúng nghĩa được. Ở đây chúng ta không xét về mức độ nổi tiếng hay số lượng người xem trong cùng một thời điểm, mà cái cốt lõi nằm ở việc lối chơi của các tựa game Battle Royale có đủ cân bằng khi đưa vào thi đấu hay không.

Một điểm có thể nhận thấy ngay đối với các game Battle Royale nổi tiếng hiện nay như PUBG hay Fortnite đó chính là lối chơi của chúng, mang nặng yếu tố biểu diễn và giải trí nhiều hơn là thi đấu. Mục tiêu của một trận đấu Battle Royale luôn hướng tới việc thỏa mãn một số lượng người chơi cực lớn, với các pha hành động liên tục cũng như đặt nặng yếu tố hên xui chứ không phải làm sao cân bằng nhất có thể.

Nếu là một người thường xuyên chơi PUBG, hẳn bạn cũng hiểu được “nhân phẩm hên xui” ảnh hưởng to lớn đến chiến thắng ra sao. Trường hợp ra đường không chọn ngày khi mà bạn rớt xuống mà chẳng nhặt được cái gì ra hồn, để rồi nhận ra một thằng chết toi nào đó đã có đồ xịn và nã cho mình to đầu. Hên xui ảnh hưởng cực lớn tới việc thắng thua trong các game Battle Royale, nó chắc chắn không phải là thứ nên đem vào thể thao điện tử. Nên nhớ một trong các tiêu chí quan trọng nhất của một môn eSports chính là :thắng bại tại kỹ năng”, tức là các đội sẽ phải thi đấu và chiến thắng bằng thực lực và chiến thuật của mình, do đó yếu tố hên xui phải xuất hiện càng ít càng tốt để đề cao tính công bằng trong cuộc chơi.

Battle Royale và Esports – Những sự kết hợp tồi tệ

Nhặt được đồ xịn chưa phải là yếu tố hên xui duy nhất của thể loại Battle Royale, thứ tiếp theo thậm chí còn phiền phức hơn đó là các vòng bo ngẫu nhiên. Bạn không thể biết mình sẽ xuất hiện ở vị trí nào và nó cách vòng trò tử thần kia bao xa, game không cung cấp cho người chơi thông tin tối quan trọng này mà chỉ để lộ ra một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, điều đó ảnh hưởng cực lớn tới lối chơi tổng thể của nó.

Bản chất của Battle Royale là việc mọi người phải làm sao đó để chạy vào vùng an toàn càng sớm càng tốt, nhưng sẽ ra sao nếu bạn là kẻ ở xa nhất và phải chạy bộ một quãng vô cùng dài, khi mà có hàng chục họng súng khác đang lăm lăm nhắm vào đầu mình. Trong khi đó đối thủ lại được thần may mắn ưu ái ở gần, hay thậm chí là độ rùa thế nào đó nằm ngay chính giữa vòng bo, lợi thế như vậy là quá lớn – lớn tới mức gần như sẽ không thể lật lại nổi.

They Are Billions: Kinh tế vĩ mô ẩn giấu sau lớp áo xác sống thô kệch
Có bao giờ bạn đến với một trò chơi vì ảnh quảng cáo là cuộc chiến sống còn với lũ zombie như They Are Billions, nhưng khi vào game mới té ngửa vì nó giống game quản lý kinh tế hơn.

Nếu là một người hay theo dõi các giải đấu PUBG, bạn sẽ không thấy lạ khi một team có thiên thời một cách vô lý được nằm ngay vị trí ngon nhất khi vòng bo bắt đầu, tất cả những gì mà họ phải làm sau đó là ngăn không cho bất kỳ kẻ nào chạy vào bên trong. Thậm chí mọi thứ còn tốt tới mức hư cấu, khi mà bạn có sẵn chỗ nấp và quan sát, trong khi đối khi đối thủ phải vừa di chuyển vừa lo lắng xem có ai bắn mình hay không.

Đây là thứ khiến các game Battle Royale không thể trở thành eSports đích thực, đó là việc thế trận không xoay quanh chiến thuật của người chơi mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhân phẩm và hên xui. Điều này khiến các team khó lòng triển khai chiến thuật của họ và bạn không thể đặt bất cứ thứ gì ra từ trước được, vì có trời mới biết mình sẽ nhặt được đồ gì hay vòng bo phát triển ra sao. Yếu tố ngẫu nhiên không bao giờ là thứ nên xuất hiện ở các game muốn đi lên trên con đường eSports, thành ra những game Battle Royale gọi là các “giải đấu biểu diễn” thì đúng hơn.

Battle Royale và Esports – Những sự kết hợp tồi tệ

Với các nhà phát hành game, cái mác “eSports” luôn là thứ được hướng tới vì như thế sẽ khiến tựa game của họ phát triển cực kỳ lâu dài với các giải đấu liên tu bất tận, thu hút một số lượng lớn fan mới lẫn trung thành và là nguồn thu lớn ổn định theo thời gian. Nhưng vấn đề của các game Battle Royale là nó không thể cân bằng giữa việc “chơi cho vui” và “chơi để đánh giải”, lấy ví dụ như Fortnite thì khái niệm meta (những thứ mạnh nhất hiện tại trong game) – gần như không tồn tại và hầu hết mọi người lao vào một trận loạn đả như thường lệ.

Bạn không thể định hình Meta khi mà chính bản thân người chơi còn không chắc mình sẽ nhặt được thứ gì, nó không phải roll hên xui có cơ hội mà là thằng nào rùa thì thằng đó sẽ có. Không có meta sẽ không thể định hình lối chơi theo thời gian hoặc theo từng mùa, nó lại phải phụ thuộc vào việc nhà phát hành sẽ thêm trang bị gì vào game. Khi mà một tựa game mà thắng thua hay xu hướng của nó không thể quyết định bởi các tuyển thủ, thì chắc chắn nó không thể trở thành eSports được.

Sự may rủi khiến Battle Royale khó thành game eSports chuyên nghiệp?

Một điều nữa là với eSports, khán giả rất quan trọng nên việc bố trí game làm sao có thể tường thuật trọn vẹn trận đấu với những diễn biến quan trọng cho khán giả thưởng thức cũng là một phần không thể bỏ qua. Tuy nhiên với đặc điểm của một trận đấu trăm người, bản đồ cực lớn và… không có công cụ gì để có thể giúp phát các tình huống chiến đấu mang tính “cốt lõi” của một trận chiến hay khiến việc tường thuật một trận Battle Royale một cách tổng thể rất khó. Nó khác một trận LMHT hay Overwatch rất nhiều. Khó khăn này có thể khiến các giải đấu eSports quy mô lớn bị mất nhiều khán giả và vì thế, rất khó để nó thu hút như các streamer đã làm được. Nên nhớ rằng stream chỉ tập trung vào 1 người, còn một giải đấu phải tập trung vào tình huống của ít nhất là tất cả các thành viên của các đội tham gia trận.

Tất nhiên đối với hầu hết người chơi Battle Royale, thì việc những tựa game yêu thích của họ có phải là eSports hay không thực ra chẳng quan trọng lắm, mọi người vẫn say mê với những trận đấu mãn nhãn khi hàng chục đối thủ lao vào ăn vã lẫn nhau. Nhưng có thể chắc chắn một điều, các game Battle Royale không thể phát triển lên eSports với lối chơi như vậy, ít nhất là trong thời gian này.