Top 10 chi tiết phi lý thường xuyên xuất hiện trong game

Nhưng anh em game thủ đã quá quen và cảm thấy sự logic tưởng chừng rất vô lý ấy lại quá đỗi... bình thường.

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thì các nhà phát triển game đã cố gắng cải thiện đứa con tinh thần của mình qua từng năm, cố gắng trau chốt cho nó chi tiết hơn, chân thực hơn.

Tuy nhiên, mặc dù đồ họa có đẹp đến mấy, môi trường trong game có rộng mở đến đâu, game thủ có thể tương tác như thế nào thì vẫn có những chi tiết nhỏ mà cho tới bây giờ nhà phát hành vẫn chưa thể làm đúng được. Một phần cũng là vì lý do giúp game trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn thay vì làm giống y như ngoài đời thực thì nó sẽ rất là tẻ nhạt.

Sau đây là danh sách 10 chi tiết phi lý trong game mà nhà phát triển biết sai nhưng vẫn làm.

Đeo ống tên sau lưng thực sự không tiện chút nào đâu

Top 10 chi tiết phi lý thường xuyên xuất hiện trong game - Ảnh 1.

Chúng ta thường nghĩ đến hình ảnh cung thủ với tay cầm cây cung và ống tên đeo ở phía sau. Dù sao thì trong nhiều thế kỷ qua đây cũng là những gì mà chúng ta thường hay nhìn thấy trên phim ảnh lẫn trong game.

Tuy nhiên, sự thật là ống tên lại thường được đeo ở vị trí ngang hông thay vì là đeo sau lưng như trong game Robin Hood: Prince Of Thieves hay Skyrim.

Mặc dù trên thực tế thì vẫn có cung thủ đeo như thế, việc đeo ống tên ngang hông vẫn điển hình hơn cả – đặc biệt là trong thời kỳ Trung Cổ Châu Âu. Lý do là vì đeo ở đó thì thực dụng và tiện lợi hơn khi chiến đấu.

Ngay cả trò Kingdom Come Deliverance, một tựa game vỗ ngực tự xưng là phản ánh chính xác lịch sử thời kì Bohemia vào thế kỷ 15, cũng bị mắc lỗi này.

Nòng giảm thanh không làm "câm mồm" khẩu súng của bạn

Top 10 chi tiết phi lý thường xuyên xuất hiện trong game - Ảnh 2.

Nếu bạn từng chơi qua những series game hành động lén lút như Metal Gear, Splinter Cell, Hitman thì bạn sẽ biết được một điều rằng gắn nòng giảm thanh vào súng rồi bóp cò thì sẽ chẳng có ma nào mà nghe được

Mặc dù trong game thì tính năng này cũng khá là thú vị đó, nhưng thực tế thì nó không hề giúp cây súng của bạn "câm mồm" như bạn thấy trong game (hay trong phim).

Nó có giúp tiếng súng nghe nhỏ lại, nhưng không nhỏ đến mức "pew pew" như tiếng muỗi vo ve trong game. Nó vẫn nghe như là tiếng súng, và kẻ địch đứng gần đó hoàn toàn có thể nghe được.

Đồng thời, việc gắn nòng giảm thanh cũng không gây tác hại gì đến thông số của súng, cụ thể là tầm bắn và sát thương sẽ không bị ảnh hưởng gì cả. Nhưng trong game thì nó lại làm giảm những thông số kia. Mục đích của nhà phát triển game làm vậy là để cho súng cân bằng hơn, bớt "imba/OP" khi đem vào mục chơi mạng. Chứ nếu gắn nòng giảm thanh vào mà bắn nghe vừa nhỏ, vừa không phát ra tia lửa đạn, vừa không bị hiện trên minimap, vừa không làm giảm chỉ số thì… nhà nhà đều xài luôn rồi.

Dù vậy, vẫn phải công nhận rằng sử dụng súng giảm thanh trong game vẫn rất là vui.

Lái xe mà không thắt dây an toàn

Top 10 chi tiết phi lý thường xuyên xuất hiện trong game - Ảnh 3.

Game thế giới mở càng ngày càng… mở, và vì thế nên nhà phát triển phải bổ sung phương tiện đi lại giúp game thủ di chuyển lẹ làng hơn. Ngoài cách cho phép game thủ tốc biến (teleport) đến những nơi cố định, nhà phát triển còn có những cách khác thú vị hơn, như cho game thủ lái xe hơi chạy lòng vòng chẳng hạn.

Dù là game Grand Theft Auto, Mafia, hay khoa học viễn tưởng như Crackdown đi chăng nữa thì việc lái xe là một phần tất yếu của game. Tuy nhiên, dù đây là một cơ chế rất gần gũi với đời thực nhưng chẳng hiểu sao trong game nhà phát triển lại không bắt người chơi thắt dây an toàn khi lái xe.

Đồng ý rằng việc bấm thêm một nút nữa để thắt dây an toàn mỗi khi ngồi vô xe nghe có vẻ khá là phiền phức và nhàm chán, nhưng chí ít thì cũng nên có cơ chế này trong game. Mặt khác, GTA V còn cho phép bạn kéo mui trần xuống thì lại không lý gì lại bỏ tính năng thắt dây an toàn đi.

Nếu game thủ chọn phương án an toàn, thắt dây mỗi khi lái xe thì nó có khả năng cứu mạng nhân vật trong game mỗi khi xảy ra va chạm. Nhưng cũng phải công nhận hình ảnh nhân vật trong game bay vèo qua kính trước của xe rất là vui nhộn và hài hước.

Chỗ núp không bền như bạn nghĩ đâu

Top 10 chi tiết phi lý thường xuyên xuất hiện trong game - Ảnh 4.

Khi chơi những game bắn súng như Call of Duty, CS:GO, Battlefield, Gears of War, thì sẽ có nhiều lúc bạn phải biết cách kết hợp núp & bắn chứ không thể chạy giữa đường rồi cầm súng xả nguyên băng như Rambo được. Thường thì những chỗ núp đó sẽ là đằng sau bức tường, cái bàn, cái tủ, xe hơi, vân vân. Tuy nhiên, ở ngoài đời thực thì những chỗ núp đó không bảo vệ bạn nhiều đâu.

Súng ống ngoài thực tế rất mạnh. Tùy loại súng và loại đạn thì nó có thể bắn xuyên nhiều bề mặt khác nhau. Vì thế cho nên chiếc xe làm bằng hợp kim nhôm, chẳng hạn, chưa chắc có thể bảo vệ mạng sống của bạn, trừ phần đầu xe ra. Và vì ngay cả chiếc xe cũng chưa chắc bảo vệ được bạn nên cái bàn, cái tủ, nói chung là đồ nội thất thì lại càng không.

Một số game vẫn có những chỗ núp có thể phá hủy được, nhưng nhiêu đó thôi thì vẫn chưa thể nào gọi là "chân thực" được.

Nhân vật không thể bị "thủng lỗ"

Top 10 chi tiết phi lý thường xuyên xuất hiện trong game - Ảnh 5.

Khi chơi những game bắn súng như Call of Duty, CS:GO, Battlefield, Gears of War, thì sẽ có nhiều lúc bạn phải biết cách kết hợp núp & bắn chứ không thể chạy giữa đường rồi cầm súng xả nguyên băng như Rambo được. Thường thì những chỗ núp đó sẽ là đằng sau bức tường, cái bàn, cái tủ, xe hơi, vân vân.

Tuy nhiên, ở ngoài đời thực thì những chỗ núp đó không bảo vệ bạn nhiều đâu.Súng ống ngoài thực tế rất mạnh. Tùy loại súng và loại đạn thì nó có thể bắn xuyên nhiều bề mặt khác nhau. Vì thế cho nên chiếc xe làm bằng hợp kim nhôm, chẳng hạn, chưa chắc có thể bảo vệ mạng sống của bạn, trừ phần đầu xe ra. 

Và vì ngay cả chiếc xe cũng chưa chắc bảo vệ được bạn nên cái bàn, cái tủ, nói chung là đồ nội thất thì lại càng không.Một số game vẫn có những chỗ núp có thể phá hủy được, nhưng nhiêu đó thôi thì vẫn chưa thể nào gọi là "chân thực" được.

Bị "dọn bàn" dù chỉ mới ăn được vài muỗng

Top 10 chi tiết phi lý thường xuyên xuất hiện trong game - Ảnh 6.

Từ lâu thì đồ ăn trong game đã đóng vai trò giúp nhân vật lấy lại sức khỏe, hồi phục thể trạng. Tuy nhiên, việc ăn uống không thể nào giúp những viên đạn tự văng ra khỏi người bạn, cũng như bạn không thể ăn cả một bánh phô mai chỉ với một lần cắn.

Ngoài ra thì game còn có một yếu tố phi lý khác là đồ ăn thường hay bị biến mất đột ngột. Chẳng hạn như nồi thịt hầm trong Red Dead Redemption 2, bạn có thể múc vài muỗng ăn và sau đó nồi thức ăn sẽ tự động biến mất. Thức uống trong game cũng thế, cứ hễ xong animation uống nước là ly hết nước, mặc dù chỉ mới nuốt có 1-2 ngụm.

Đồng ý rằng việc thiết kế hiệu ứng cho đồ ăn biến mất từ từ rất là tốn công, nhưng việc nó tự nhiên biến mất như thế thì lại hơi… kì.

Công trình "trường tồn" trước mọi loại bom đạn

Top 10 chi tiết phi lý thường xuyên xuất hiện trong game - Ảnh 7.

Game càng lớn, càng phức tạp thì tính tương tác cũng tăng theo. Tuy nhiên, cái gì nó cũng giới hạn của nó, dù cho giới hạn này khá là phi logic trong trường hợp là một tựa game.

Ví dụ như trong Grand Theft Auto, các pha đọ súng và vụ nổ sẽ khiến giao thông hỗn loạn, cột đèn hay người đi đường đều banh xác hết, nhưng cửa kính và các tòa nhà thì vẫn cứ trơ trơ ra đấy. Thậm chí, chạy xe đâm vào cửa kính thì cửa kính không bể mà xe lại bị vỡ nát. Tương tự, bạn cũng không biết được vật nào sẽ chặn đứng chiếc xe của bạn, vật nào bạn có thể bình thản ủi qua.

Sở dĩ nhà phát triển game làm như thế là bởi vì việc thiết kế vật thể trong game để có thể bị phá hủy rất là mất thời gian và tốn tiền, tốn công. Đó là chưa tính đến trường hợp game thủ có thể "san bằng" cả bản đồ, một điều mà nhà phát triển game gần như là không hề muốn xảy ra.

Xe chạy không cần xăng

Top 10 chi tiết phi lý thường xuyên xuất hiện trong game - Ảnh 8.

Nếu chạy xe ngoài đời cũng giống như trong game thì mọi chuyện khá là dễ dàng, vì bạn sẽ chẳng bao giờ cần đổ xăng.

Ngoại trừ những game như Days Gone, Mad Max, hay Mafia II thì bạn có thể leo lên xe, máy bay, hoặc tàu thuyền và vi vu lướt hàng ngàn cây số mà chẳng cần đổ thêm nhiên liệu. Nhưng cũng phải công nhận một điều rằng nếu bạn đang lái xe làm nhiệm vụ mà chẳng may hết xăng, và xung quanh là đồng không mông quạnh thì bạn chỉ có 2 sự lựa chọn: đẩy xe đến cây xăng gần nhất, hoặc là lội bộ đến nơi mà bạn cần đến.

Ngoài ra, còn một yếu tố sai trong game nữa là bắn vào thùng xăng của xe không khiến cho nó phát nổ. Bạn cần phải có một loại đạn đặc biệt để tạo ra tia lửa khi bắn trúng, lúc đó nó mới phát nổ.

Khán giả cứ đơ đơ như cái xác không hồn

Điểm mấu chốt của game thể thao là tái hiện lại khung cảnh trận đấu một cách chân thực nhất. Cho dù game có bổ sung các chiến thuật, đội hình, play style, mô phỏng vật lý xịn sò đến mức nào thì việc tái hiện bầu không khí trong game thường chả bao giờ chính xác như thực tế.

Trong khi các câu bình luận và âm thanh reo hò trong game được cải thiện đáng kể qua từng năm, khán giả trong game lại giữ một điệu bộ vô cảm y như thuở ban đầu. Thậm chí phần cử động nhân vật (animation) cũng chả thực tế chút nào. Cũng một nhóm nhân vật đó múa đi múa lại những điệu bộ cũ mèm, hoặc nhóm khác thì cứ nhìn ra khoảng không xa xăm, nói chung là nhìn rất chán nản.

Về mặt thiết kế game thì việc render hàng vạn người trên màn hình sẽ cần phải tính toán rất nhiều, có khi còn khiến bộ PC của game thủ phải khóc thét. Vì thế nên nhà phát triển game làm vậy cũng là một điều có thể thông cảm được, chứ không thì chắc bạn cần phải có một bộ máy tính cao cấp mới may ra chơi được FIFA hay PES.

Đạn phải găm vào mục tiêu trước rồi tiếng mới đến sau

Top 10 chi tiết phi lý thường xuyên xuất hiện trong game - Ảnh 9.

Lúc bạn bắn một phát súng trong game, khi viên đạn chạm mục tiêu, bạn sẽ nghe một tiếng "bụp" cùng lúc nó găm vào mục tiêu. Tuy nhiên trên thực tế thì mọi chuyện sẽ khác. Vì âm thanh không đến tức thời mà có tốc độ khoảng 343.3m/s nên bạn sẽ không nghe tiếng cùng lúc với khi nó găm vào mục tiêu. 

Ví dụ mục tiêu cách bạn 350m thì khi bắn trúng, sau khoảng hơn 1s nữa thì bạn mới nghe được tiếng đạn găm. Kẻ địch cũng vậy, nếu viên đạn của bạn bay nhanh hơn tốc độ âm thanh thì sau khi nó găm vào người hắn, hắn mới có thể nghe được tiếng súng của bạn. Điều này càng rõ khi bạn tác xạ ở khoảng cách càng xa. 

Một ví dụ dễ thấy trong thực tế là khi xem pháo hoa, nếu để ý thì bạn sẽ thấy những quả pháo nổ trước, sau đó thì mấy tiếng "lụp bụp" mới đến sau.Sở dĩ trong game nó khác là bởi vì âm thanh thường được xem như là một dạng "phản hồi" (feedback) giúp bạn nhận biết là mình đã có tương tác với game. 

Nói cách khác, việc nghe tiếng súng khi bạn bấm nút "bắn" sẽ giúp bạn biết là đạn đã rời khỏi nòng, giúp bạn nhập tâm hơn vào game. Chứ còn nếu thấy đạn trúng đích mà mấy giây sau mới nghe thấy tiếng đạn găm thì nó lại sai lắm. Hay như game thủ mình gọi là "lag" ấy.Hơn nữa, chúng ta cũng thường nghĩ rằng các sự kiện sẽ diễn ra tuần tự như thế nên nếu nhà phát triển game làm khác đi là có khi game thủ sẽ phản ánh ngay.

Nguồn What Culture, biên dịch Gearvn