Game không chỉ đơn thuần là một sản phẩm giải trí, nghệ thuật... mà đôi khi nó còn là một thế giới đầy ảo diệu. Chẳng hạn, nhiều khi nhà phát triển sẽ khiến người chơi nghĩ rằng mình đã an toàn, nhưng rồi lại làm một cú twist thẳng mặt game thủ chỉ để dạy cho chúng ta một bài học là không được quá tin vào những gì đang thấy trước mắt.
Sau đây là top 10 chiều trò của nhà phát triển khiến game thủ ngỡ ngàng.
The Walking Dead – Game thủ không hề di chuyển, mà là cả thế giới di chuyển
The Walking Dead của Telltale là tựa game được rất nhiều người yêu mến. Nó không chỉ giúp đánh bóng tên tuổi của Telltale mà còn khơi dậy niềm yêu thích thể loại game phiêu lưu của phần đông game thủ. Vì sử dụng engine không xịn cho lắm cho nên mỗi tập game mới là một thử thách đầy cam go đối với Telltale.
Thế là với The Walking Dead, nhà phát triển đã xài một chiêu để chỉnh cách di chuyển của nhân vật. Đó là bỏ luôn cơ chế di chuyển của nhân vật, và đảo ngược cách mà thế giới trong game vận hành. Khi người chơi bấm nút di chuyển thì họ sẽ di chuyển thế giới xung quanh nhân vật chính Lee chứ không phải là điều khiển cho Lee di chuyển. Nếu bí mật này không được bật mí thì chắc có rất ít game thủ phát hiện ra.
Gears Of War – Bạn chỉ đấu cùng lúc tối đa 4 tên địch mà thôi
Gears tiêu tốn 10 triệu USD của Microsoft để phát triển, và thêm 1 tỷ USD nữa để nhân đôi lượng RAM của Xbox 360. Nhờ quyết định này mà Xbox 360 đã thống lĩnh thị trường thời bấy giờ. Sở dĩ điều đó xảy ra là vì Epic đã thực hiện một vài "thủ thuật" trong game.
Do Xbox 360 đã bị vắt kiệt sức mạnh nên các nhà phát triển đành phải giới hạn số lượng kẻ địch xuất hiện cùng lúc trên màn hình xuống còn có 4 mà thôi. Lúc chơi game thì bạn sẽ có cảm giác như lũ Locust cứ ồ ạt xuất hiện để ép nhân vật chính vào góc, nhưng nếu để ý kỹ thì thật ra chỉ có 4 tên thay phiên nhau, đứa này chết thì đứa khác tiếp tục chui từ dưới lỗ lên mà thôi. Nhờ và cách điều chỉnh tiết tấu, nhịp độ, cấu trúc của trận đánh nên bạn mới khó cảm nhận thấy điều này.
Dark Souls 3 – Con trùm được đồng bộ với nhạc nền
Dark Souls thì đã quá nổi tiếng với những con trùm cực kỳ khó xơi. Cho dù nhìn có nhỏ bé, yếu nhớt thế nào thì đến cả game thủ lão làng cũng phải dè chừng. Đến phần 3 thì nhà phát triển đã thêm trò này vào game, và nếu bạn để ý thì những màn đấu trùm sẽ dễ thở hơn rất nhiều.
Chả là các con trùm đều được đồng bộ với phần nhạc nền, và nếu bạn nắm được nguyên tắc này thì việc giết con trùm sẽ không còn quá khó khăn nữa. Chẳng hạn, nếu nhạc bắt đầu tăng âm lượng và cường độ thì kiểu gì cũng có điều chẳng lành sắp xảy ra, cho nên tốt nhất là chuẩn bị né đòn đi là vừa. Tất nhiên, vẫn có những ngoại lệ, chẳng hạn như con trùm Dancer of the Boreal Valley thích đánh lúc nào là đánh thôi.
Uncharted 2: Among Thieves – Đi xe lửa cũng là lúc chờ load game
Trong chương 13, để trừ hao cho khoảng thời gian game thủ nhởn nhơ thì nhà phát triển Naughty Dog đã tạo ra môi trường trong game theo một cách rất đặc biệt mà bạn khó thể nào cảm nhận được. Đó là cho game load dần dần. Khi bạn đi qua một số khu vực nhất định, nhất là những chỗ che mất tầm nhìn của người chơi, thì lúc này môi trường sẽ bắt đầu chuyển đổi.
Chẳng hạn, trong phân đoạn trên xe lửa, khi nó đi xuyên qua hầm tối cũng là lúc game được load sang cảnh mới đó, chứ không chỉ đơn thuần là thêm vào cho đẹp đâu. Nhờ vậy mà bạn sẽ không có cảm giác khó chịu khi phải ngồi chờ load game, giúp tiết tấu trong game được liền mạch và không làm game thủ "tụt mood".
Horizon Zero Dawn – Game sẽ không load những gì ở phía sau lưng nhân vật chính
Guerrilla là hãng nổi tiếng với dòng game bắn súng FPS tiếng tăm Killzone. Vì thế, khi chuyển qua phát triển Horizon Zero Dawn thì họ cần phải tìm cách mới để tiếp cận trò chơi này. Tất nhiên sẽ có những khó khăn nhất định, trong đó nổi bật nhất là làm sao để một tựa game thế giới mở ít xuất hiện cảnh loading nhất có thể. Đây là mục tiêu kép để không vượt quá sức mạnh phần cứng của PS4, đồng thời giữ game vẫn đẹp và chân thực. Dĩ nhiên rất ít studio nào làm được.
Thế là Guerrilla đã nảy ra một sáng kiến, đó là đừng render những gì nằm phía sau lưng người chơi. Tuy đã từng có studio khác làm trò này rồi nhưng nhìn chung vẫn là một phương pháp hữu hiệu, không làm gián đoạn trải nghiệm của game thủ.
Nguồn What Culture biên dịch Gearvn