Top 5 video game có yếu tố nghệ thuật đỉnh cao nhất 2020

Với những cái tên này, video game xứng đáng là môn nghệ thuật thứ 8 của nhân loại.

Final Fantasy VII Remake – Square Enix

Phát hành vào tháng 4/2020, Final Fantasy VII Remake ngay lập tức chiếm được nhiều thiện cảm của cộng đồng game thủ lẫn giới chuyên môn. Theo nhiều đánh giá, bản làm lại lần này là cực kỳ tuyệt với và xứng đánh là ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu "Game hay nhất năm 2020".

Top 5 video game có yếu tố nghệ thuật đỉnh cao nhất 2020 - Ảnh 1.

Khác với phiên bản gốc xuất hiện cách đây hơn 20 năm, gameplay của Final Fantasy VII Remake mang đến cho bạn một sự kết hợp thú vị giữa phong cách hành động nhập vai và chiến đấu theo lượt.

Hệ thống chiến đấu tiêu chuẩn cho FF7 Remake sẽ cho bạn tấn công trong thời gian thực để tích điểm cho thanh ATB (Active Time Battle). Sau khi thanh ATB đã đầy, bạn có thể tạm dừng hành động để thực hiện các đòn tấn công đặc biệt, sử dụng phép thuật và sử dụng vật phẩm…

Ở một chế độ chơi khác của game, các cuộc tấn công bình thường sẽ được tự động hóa cho đến khi thành ATB đầy. Bạn sẽ không phải lo lắng về khía cạnh hành động thời gian thực nữa, thay vào đó, nhiệm vụ chỉ là đưa ra các lệnh sử dụng skill phù hợp để tạo được hiệu quả tốt nhất (tương tự một game nhập vai theo lượt truyền thống).

Ghost of Tsushima

Lấy bối cảnh là đất nước Nhật Bản trong những năm mà đế chế Mông Cổ tung hoành và giày xéo biết bao nhiều dân tộc trên toàn cõi Á – Âu, Ghost of Tsushima là một trong những tựa game đình đám nhất năm 2020 này.

Nhân vật chính Jin Sakai là một trong những phòng tuyến cuối cùng chống lại quân Mông Cổ đang xâm chiếm Tsushima. Dù chỉ có một mình, ẩn thân trong bộ giáp rơm để cách nhiệt tốt hơn khỏi mưa gió, nhưng bù lại anh lại có một kĩ năng kiếm thuật rất điêu luyện. Màu đỏ của bộ trang phục đại diện cho những chiếc lá của loài cây quen thuộc ở quần đảo đó.

Top 5 video game có yếu tố nghệ thuật đỉnh cao nhất 2020 - Ảnh 2.

Tất nhiên, Jin không thể hành động một mình chống lại cả đội quần tàn ác. Anh ta sẽ phải kêu gọi những những đồng minh khác như Masako – một tay cung lão luyện. Lòng trung thành của cô ấy với Jin sụp đổ khi nhà sư mà anh ta luôn bảo vệ lại chính là kẻ cô ta muốn trả thù, dẫn đến trận tay đôi đầy ân oán trong cảnh giặc Mông Cổ đang tràn ngập đến vùng đất này. Rõ ràng là, việc chiêu mộ người dân Tsushima để chiến đấu cùng bạn quả thật không dễ dàng, nhưng lại cực kỳ quan trọng.

Vì Jin là một bậc thầy của những thanh kiếm, do vậy sẽ có rất nhiều các trận đấu cận chiến khi đối mặt với quân Mông Cổ xâm lăng và những đồng đảng trinh sát của chúng. Những cuộc giao tranh sẽ tập trung vào nghệ thuận phản công, khi Jin kiên nhẫn chờ đợi kẻ thù của mình để khử nó trước khi làm chệch hướng các đòn tấn công của chúng và cho chúng đòn kiếm chí mạng. Khi bạn đối mặt với nhiều tên, bạn phải thật tinh tế để né tránh những loại vũ khí khác nhau như gươm, giáo và lá chắn.

Ori and Will of the Wisps

Ori and Will of the Wisps sẽ đóng vai trò là phần tiếp theo của Ori and the Blind Forest - tựa game tuyệt đẹp từng gây sốt vào năm 2015 khi thu về lợi nhuận cực khủng ngay trong tuần đầu tiên. Giống như người tiềm nhiệm thì Ori and Will of the Wisps mang phong cách đồ họa tuyệt đẹp, những bản nhạc nền cực kỳ hay mang tính biểu tượng của game. Ori lần này sẽ bay trên lưng một con cú con, vẫn là một trong những cách thú vị nhất để đi du lịch và ngắm cảnh trong game.

Top 5 video game có yếu tố nghệ thuật đỉnh cao nhất 2020 - Ảnh 3.

Một điểm khác với phiên bản trước đó là Ori and the Will of the Wisps sẽ không chỉ tập trung vào việc xây dựng và khám phá mà còn cho phép người chơi tham gia chiến đấu chống lại những kẻ thù hung bạo trong game. Với những ai chưa biết về phần đầu của tựa game này thì Ori and the Blind Forest là tựa game phiêu lưu platform và người chơi vào vai Ori, một tinh linh bị rơi khỏi cây thần Spirit Tree trong một cơn bão. May mắn Ori được tìm thấy, chăm sóc bởi Naru, một sinh vật lông lá to lớn, và rồi phải dấn thân vào một hành trình phiêu lưu phục hồi ba nguyên tố quan trọng sẽ mang lại sự sống cho khu rừng Nibel.

The Last of Us Part II

Kể từ khi ra mắt, The Last of Us Part II đã tạo ra rất nhiều luống ý kiến trái chiều khác nhau. Người thì cho rằng đây là một tựa game thế kỷ - game hay nhất năm 2020, người thì cho rằng đây là một bom xịt với cốt truyện tệ hại, nội dung liên quan đến chính trị và xã hội có trong game.

Thậm chí đã có hẳn một chiến dịch "bỏ bom" đánh giá The Last of Us Part II trên chuyên trang đánh giá vô cùng nổi tiếng Metacritic, biến số điểm User Score (người dùng) chỉ còn 3.6 điểm với hơn mười ba nghìn đánh giá tiêu cực.

Top 5 video game có yếu tố nghệ thuật đỉnh cao nhất 2020 - Ảnh 4.

Tuy nhiên, đứng trước nhiều tranh cãi đến vậy, The Last of Us Part II vẫn gặt hái những thành công không thể phủ nhận. Theo một báo cáo dữ liệu bán hàng sớm từ Vương quốc Anh, The Last of Us Part II đã trở thành tựa game bán chạy nhất mọi thời đại trên hệ máy PS4 với doanh số kỷ lục chỉ trong vòng hai ngày kể từ khi phát hành. Cụ thể The Last of Us Part II đã đánh bại Uncharted 4 để trở thành tựa game bán chạy nhất trên hệ máy PS4 tại Anh.

Việc xuất hiện cho đề cử game hay nhất năm tại The Game Awards 2020 lại khiến cho những chủ đề liên quan Last of Us Part II trở nên nóng hơn bao giờ hết. Không những vậy, trò chơi này còn dẫn đầu với 10 đề cử ở các hạng mục khác nhau (ngang bằng với thành tích của Death Stranding năm 2019).

Hades

Không thiếu những lần, một tựa game indie được một studio quy mô nhỏ phát triển dựa trên kinh phí có giới hạn lại được người hâm mộ đón nhận và khen ngợi hết lời vì sự sáng tạo và độc đáo hiếm khi thấy một tác phẩm nào sánh được. Từ thời kỳ những game indie đầu tiên được công chúng đón nhận, như Braid hay Limbo, cứ mỗi năm, người chơi lại được trải nghiệm vài tác phẩm từ các nhà phát triển game độc lập, không bị trói buộc bởi doanh số và doanh thu như những game bom tấn. Trong số những game indie xuất sắc nhất năm 2020, Hades chính là cái tên xuất sắc nhất.

Top 5 video game có yếu tố nghệ thuật đỉnh cao nhất 2020 - Ảnh 5.

Không như tên gọi của trò chơi này, game thủ sẽ không vào vai chúa tể địa ngục theo thần thoại Hy Lạp, mà thay vào đó sẽ vào vai Zagreus, “hoàng tử bóng tối”, con trai Hades. Vì một lý do nào đó, Zagreus muốn rời khỏi địa ngục, và lẽ dĩ nhiên là Hades không muốn như thế. Chàng hoàng tử sẽ phải chiến đấu qua tầng tầng lớp lớp những căn phòng mê cùng của thế giới bên kia, với một mục đích duy nhất là tìm đường đến với những ông chú ông bác họ hàng của mình trên đỉnh Olympus.

Quá trình chinh phục Hades không chỉ là thua và chơi lại, mà cái cảm giác đủ chìa khóa mở những món vũ khí mới, chọn những nâng cấp phù hợp với món vũ khí đang dùng, để diệt quái nhanh nhất và hiệu quả nhất, cùng lúc trò chuyện với cả chục nhân vật phụ dõi theo bước chân của Zagreus là thứ hiếm khi thấy một tựa game nào làm được. Ấy vậy mà Hades lại làm được, một cách xuất sắc. Tất cả những điều đó, cảm giác chơi game khó mà vẫn sướng tay đã mắt, chính là sự kết hợp gần như hoàn hảo giữa lối chơi đi dungeon diệt quái, hệ thống nâng cấp đơn giản mà có chiều sâu, cùng dàn diễn viên lồng tiếng hài hước, cuốn hút.