Top 9 bộ engine phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Một bộ công cụ (engine) phát triển tốt không khác gì trái tim và khối óc của một tựa game. Nó chính là thứ giúp trò chơi yêu thích của bạn trở thành hiện thực, cho phép các nhà phát triển cụ thể hóa tầm nhìn của họ và mang đến cho mọi người cơ hội chiêm ngưỡng thế giới quan đặc sắc trong đó.

UNREAL ENGINE

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Khi Tim Sweeney bắt đầu quá trình sản xuất một tựa game có khả năng cạnh tranh trực tiếp với Quake và Doom vào năm 1995, ông chắc không thể ngờ rằng chính bộ công cụ, chứ không phải bản thân trò chơi, sẽ thay đổi Epic Games mãi mãi.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Không phủ nhận Unreal có chỗ đứng khá trang trọng trong ngày công nghiệp trò chơi điện tử. Nhưng bộ engine phát triển nên nó mới là thứ bắt đầu cho cuộc cách mạng. Unreal Engine sớm cho thấy tiềm năng bùng nổ cực lớn, đến mức hai hãng Microprose và Legend Entertainment phải xin quyền sử dụng nó trước cả khi Epic chính thức phát hành trò chơi cùng tên.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Vào cuối thập niên 90, có khoảng 20 trò chơi sử dụng bộ công cụ này và sau 20 năm tiếp theo, con số đó đã tăng nhanh chóng mặt. Theo ghi nhận của tổ chức Guinness World Records, tổng cộng 408 tựa game được phát triển dựa trên nền tảng Unreal Engine vào tháng 7 năm 2014 và bao gồm những cái tên đình đám như Batman: Arkham series, Deus Ex series, BioShock series, Borderlands series, Mass Effect series,..v.v.. Thậm chí các nhà sản xuất Nhật Bản cũng bày tỏ sự hứng thú như Capcom với Street Fighter V hay Square Enix với Kingdom Hearts 3 chẳng hạn.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Unreal Engine hiện vẫn đang cập nhật phiên bản mới và ngày càng trở nên nổi tiếng hơn nữa với thành công bùng nổ của Fortnite. Đặc biệt, Epic còn cho phép sử dụng UE4 miễn phí vào năm 2015 và các nhà phát triển chỉ phải trả tiền bản quyền sau khi sản phẩm chính thức bày bán, dựa trên một khoản doanh thu nhất định.

SOURCE

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Quay trở lại thời mà mọi sản phẩm mới của Valve đều mang đến những tác động đáng nể đến làng game PC, bộ công cụ Source Engine chắc chắc là một trong những cái tên nổi bật nhất. Khi đi đến giai đoạn cuối của quá trình phát triển Half-Life, Valve đã không giấu diếm ý định triển khai một công nghệ đột phá mới, thay cho bộ công cụ GoldSrc dựa trên Quake Engine cũ kỹ.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Sau nhiều năm hoàn thiện, cuối cùng Counter-Strike: Source cũng giới thiệu Source ra toàn thế giới. Nhưng phải đến khi Half-Life 2, với nền tảng đồ họa ngoạn mục và tính năng mô phỏng vật lý chân thực, game thủ mới có cơ hội chiêm ngưỡng tiềm năng thực sự của nó.

Half-Life 2 Top 9 bộ engine phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện 7

Mặc dù đạt thành công bước đầu mĩ mãn, nhưng qua hàng chục năm với nhiều đợt cải tiến khác nhau, người dùng chính của nó cũng chỉ có mỗi Valve. Số lượng game nổi bật do bên thứ ba phát triển dựa trên nền tảng này thực sự ít ỏi. Một vài cái tên tiêu biểu bao gồm có Vampire: The Masquerade Bloodlines, Titanfall hay mới nhất là Apex Legends. Nếu so với Unreal, công nghệ do Valve nhào nặn không có cửa so sánh về độ phổ biến. Chính lãnh đạo Valve, Gabe Newell, cũng thừa nhận điều này.

“Đối với các nhà phát triển của chúng tôi, nó hoạt động rất tốt. Nhưng đối với các nhà phát triển khác, nó không hữu dụng như Unity.” Newell chia sẻ về Source 2 vào năm 2017. “Nó không phải công cụ kiếm tiền đối với chúng tôi.”

UNITY

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Unity hiện luôn nằm trong danh sách lý tưởng của các nhà sản xuất vốn không có ngân sách dồi dào. Nhưng để đạt được vị trí đó, công nghệ do  Unity Technologies phát triển phải mất một quãng thời gian đáng kể mới có thể tạo nên chuyển biến rõ rệt cho ngành.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

GooBall ra mắt công cụ Unity từ tận năm 2005, nhưng phải cho đến đầu những năm 2010, khi các trò chơi như Thomas Was Alone và rất nhiều bản hit trên di động xuất hiện thì tầm ảnh hưởng mới bắt đầu lan rộng. Đến giữa thập niên này, Unity đã lọt vô top những công cụ xây dựng trò chơi phổ biến nhất trên thế giới, cung cấp nhiều dự án quy mô hơn, nổi tiếng hơn như Firewatch và Superhot.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Thường được ca ngợi là dễ sử dụng, linh hoạt và có lợi về mặt kinh tế (rất khó để vượt qua mức giá khởi điểm 0 đồng), Unity rõ ràng sẽ còn phổ biến thêm một quãng thời gian dài nữa.

ID TECH

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

id Tech mở ra kỷ nguyên game FPS 3D với việc phát hành Doom vào năm 1993 và hơn 20 năm sau, series vẫn đứng vững trong thị phần FPS hiện đại. Tuy nhiên, triển vọng của id Tech từng bị đặt nhiều dấu hỏi vì không có nhiều nhà phát triển cảm thấy mặn mà. Sự nổi tiếng của nó cứ thế suy giảm dần trong suốt nhiều năm cho đến khi công ty chủ quản id Software hiện tại, ZeniMax, vào cuộc giao engine này cho một số nhà phát triển dưới trướng khác sử dụng như MachineGames với series Wolfenstein và Tango Gameworks với The Evil Within.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Tuy nhiên, tựa game hành động thế giới mở Rage 2 mới lại không sử dụng id Tech, mặc dù trò chơi là sự hợp tác giữa Avalanche Studios và id. Thay vào đó, Avalanche Studios đã chọn sử dụng động cơ Apex nội bộ của mình thường dùng với series Just Cause. Hãy cùng chờ xem liệu điều này có ảnh hưởng gì đến phiên bản tiếp theo của id Tech trong tương lai hay không.

CRYENGINE

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Như nhiều bạn đọc đã biết, CryEngine không phải bộ công cụ thân thiện với người dùng nhất hiện có. Điều này giải thích tại sao chỉ một số rất ít studio khác ngoài nhà sản xuất Crytek đủ khả năng chế ngự được nó. CryEngine cũng không phải bộ công cụ được tối ưu hóa tốt nhất thế giới, khi nhiều hãng phát triển xác nhận rằng đồ họa tuyệt đẹp mà nó có thể tạo ra không hề đến một cách dễ dàng.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Nhưng điều đó không ngăn được CRYENGINE tạo dấu ấn trên thị trường trò chơi điện tử. Trở lại vào năm 2004, Crytek đã thành công trong việc định nghĩa lại tiêu chuẩn về nét đẹp thực sự dành cho một tựa game trên PC với Far Cry. Sau đó, họ tiếp tục khiến mọi người phải trầm trồ thán phục vào năm 2007 với bom tấn Crysis cùng 3 phần tiếp theo vào các năm 2008, 2011 và 2013.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Hiện tại, những ngày hoàng kim của CryEngine đã qua, nhưng công nghệ vẫn còn được sử dụng bởi một số nhà phát triển – bao gồm Arkane Studios với phiên bản Prey mới nhất, Warhorse Studios với Kingdom Come: Deliverance hay Turtle Rock Studios với Evolve. Trong nỗ lực thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất độc lập, phiên bản mới nhất đã giới thiệu một mô hình trả tiền tùy theo ý muốn.

Có thể bạn không nhận ra: Far Cry 5 lặp đi lặp lại đúng mỗi một ngày

Ngoài ra, CryEngine còn nắm một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của Ubisoft, vì mọi trò chơi Far Cry kể từ phần thứ hai đều sử dụng phiên bản CryEngine được sửa đổi có tên Dunia.

THE DARK ENGINE

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Như nhiều bạn đọc đã biết, cách dễ nhất nhận định sức mạnh của một bộ phát triển công cụ trò chơi là thông qua phần hình ảnh. Engine tốt sẽ tạo ra những tựa game đẹp, nhưng đồ họa chỉ thể hiện một phần hiệu suất mà thôi.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Ví dụ điển hình nhất không đâu khác hơn các trò chơi sử dụng Dark Engine. Mặc dù phần nhìn khá ổn và phù hợp với thời đại, thành tựu chính của nó lại nằm ở chỗ khác.

Việc Thief: The Dark Project, Thief II: The Metal Age và System Shock 2 trở thành những cái tên tiên phong trong thể loại hành động lén lút, chính là nhờ vào AI tiên tiến của kẻ thù và các tính năng âm thanh đặc sắc được tạo ra bởi Dark Engine. Công nghệ này cho phép các nhà phát triển kiểm soát hoàn toàn việc truyền tải các tiếng động chân thực trong trò chơi, làm tăng thêm bầu không khí hồi hộp kịch tính.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện
Ảnh: Steam Community

Nó cũng trang bị cho AI kẻ thù 3 cấp độ nhận thức khác nhau về nhân vật người chơi – sự thừa nhận mơ hồ, sự thừa nhận rõ ràng và sự thừa nhận rõ ràng kèm thúc đẩy một cuộc tấn công. Đúng như tên gọi, những thành tựu của Dark Engine ẩn nấp trong những chỗ khá khó thấy và bạn phải tự mình cảm nhận lấy.

HAVOK PHYSICS / DESTRUCTION

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Havok không giống như các công cụ khác trong danh sách này, nơi bạn có thể xây dựng toàn bộ trò chơi trên đó. Thực chất, Havok là một bộ công cụ chuyên dụng xử lý các phần thú vị của trò chơi như những vụ nổ, lực viên đạn trúng vào kẻ thù, các tòa nhà sụp đổ và mọi thứ liên quan đến hiệu ứng vật lý.Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Nói một cách đơn giản, nếu bạn thấy một tựa game nào đó có khả năng thể hiện sự chân thực, đặc biệt ngoạn mục về các yếu tố vật lý, thì khả năng lớn là Havok đang đứng đằng sau hỗ trợ.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Kể từ màn xuất hiện có phần khiêm tốn trong các trò chơi như Harley-Davidson: Wheels of Freedom, Europe Racer,….
Havok liên tục có mặt trong hơn 600 trò chơi cả lớn lẫn nhỏ sau đó.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Nhưng không cái tên nào trong số đó thể hiện sức mạnh vượt trội của engine tốt hơn series Just Cause. Thương hiệu game hành động thế giới mở với tính năng phá hủy môi trường ấn tượng (lên đỉnh điểm Just Cause 3) có lẽ là màn quảng cáo tốt nhất mà những người đứng sau Havok có thể hy vọng.

FROSTBITE

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Electronic Arts cần một khoảng thời gian đáng kể để nắm bắt tầm quan trọng của Frostbite với Battlefield Bad Company. Nhưng một khi đã làm được, họ không có gì phải hối tiếc.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Sức mạnh ấn tượng mà bộ engine mang lại cho series Battlefield, FIFA và Need for Speed cung cấp một ví dụ hoàn hảo về tiềm năng mà công nghệ hợp nhất có thể mang đến cho các nhà xuất bản lớn. Việc nhiều studio làm việc trên cùng một động cơ giúp cho nó linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và – nói một cách tương đối – dễ dàng kiểm soát hơn.

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

DICE lần đầu tiên giới thiệu bộ công cụ cây nhà lá vườn của mình trong Battlefield: Bad Company vào năm 2008. Đã hơn 10 năm trôi qua, nhưng sự nhiệt tình mà EA dành cho nó vẫn còn nguyên và hứa hẹn sẽ còn giúp Frostbite bùng nổ hơn nữa trong tương lai.

INFINITY ENGINE

Năm 2019, cùng điểm mặt 9 bộ công cụ (engine) phát triển game quan trọng nhất từng xuất hiện

Công nghệ đằng sau các trò chơi huyền thoại như Baldur’s Gate của Bioware và Icewind Dale của Black Isle Studios sẽ mãi mãi là một phần di sản nổi bật nhất trên PC. Infinity Engine đóng vai trò khối xây dựng cho một chuỗi CRPG hoàn toàn mới, đánh dấu thời kỳ hoàng kim của trò chơi nhập vai máy tính, giúp cho nhiều studio trở nên nổi tiếng và tác động rất lớn đến cả một thế hệ game thủ.

Đã hàng chục năm trôi qua, Infinity Engine vẫn giữ được ảnh hưởng đáng kể. Vào năm 2016, cộng đồng tiếp tục chào đón Baldur’s Gate: Siege of Dragonspear, trò chơi mới phát triển dựa trên bộ engine đầu tiên kể từ năm 2002. Chịu trách nhiệm cho sự tái xuất đó là Beamdog, studio xử lý tất cả các phiên bản nâng cấp cho các đầu game cổ điển như Icewind Dale và hai bản Baldur’s Gate. Có thể điều này sẽ giữ cho Infinity Engine tồn tại trong một thời gian rất dài nữa.

Theo PCGamesN