Cho tới giờ, thậm chí còn có nhiều trang web sinh ra chỉ để tìm ra các Easter Eggs cả trong game mới và cũ. Những Easter Eggs được các nhà làm game dấu kín kĩ lưỡng vì nhiều mục đích khác nhau, một số là để vinh danh chính mình, một số là những thông điệp liên quan đến nội dung game, tri ân các dự án game cũ hay để hé lộ về các dự án game mới. Và một số lớn hầu hết, chỉ là để cho nó vui nhộn, hài hước mà thôi.
Dưới đây là các Easter Eggs thuộc đủ các thể loại, là những màn Easter Eggs thú vị nhất từng có trong thế giới game mà KenhTinGame xin gửi đến các bạn đọc.
I/ Poster của Destiny trong Halo 3: ODST
Khi Microsoft mua lại Bungie, thế giới game FPS trên Console phải quay đầu vào đó. Một bước đi mang lại một tựa game độc quyền đầy nặng ký cho hệ máy Xbox, và trong suốt 7 năm là liên tục 3 bản Halo ra mắt trên Xbox và Xbox 360 trong sự tung hô của giới phê bình, sự hưởng ứng của các fan hâm mộ.
Vậy nhưng sau khi ra mắt Halo 3 vào năm 2007, Bungie tuyên bố studio sẽ tách ra khỏi Microsoft để một lần nữa, trở thành một studio độc lập, tự do phát triển các dự án, thương hiệu game của riêng mình. Dẫu vậy, hợp đồng ràng buộc giữa Microsoft và Bungie khiến studio vẫn phải làm thêm vài game khác, và trong tựa game Halo ngay kế tiếp, chúng ta đã được hé lộ qua về một dự án game cực khủng của Bungie trong tương lai mà lúc đó vẫn chẳng mấy ai hay biết.
Trong màn chơi Mombasa Street của Halo 3: ODST, có một loạt vài tấm poster rải rác xung quanh khắp thành phố với hình ảnh trái đất lớn cùng một quả bóng trắng tiệm gần, bên trên là dòng chữ Destiny Awaits. Một hình ảnh giản đơn chẳng mấy ai hiểu ý nghĩa nhưng sau đó vài năm khi Destiny ra mắt thì đã rõ ràng quầng trắng trong tấm poster đó chính là Traveler trong Destiny.
Điều thú vị đó là trong bản game tổng hợp Master Chief Collection ra mắt trên Xbox One, nội dung tấm poster đã phải đổi khác để tránh rắc rối về bản quyền.
II/ Mũ Master Chief trong Destiny
Thành danh cùng Halo, làm nên lịch sử cùng Halo, trải qua lịch sử cùng Halo, tất nhiên là với studio Bungie, tình yêu Halo luôn cháy bỏng trong họ rồi. Dù đã phải chia tay với series huyền thoại đó để làm nên Destiny, Bungie luôn hướng về cội nguồn của mình, điều đã mang tên tuổi của công ty đến với các game thủ trên thế giới.
Có một lượng lớn sự tương đồng giữa Halo và Destiny, ví dụ như Ghost, sự kết hợp nhẹ nhàng giữa Cortana và trái cầu ma quái 343 Guilty Spark. Và cả hệ thống điều khiển, chiến đấu, di chuyển Destiny cũng được kế thừa khá nhiều từ Halo để mang lại cảm giác quen thuộc cho người chơi.
Và tất nhiên là Destiny cũng không thể thiếu chút vinh danh Master Chief, người hùng huyền thoại, nhân vật chính của Halo được. Nằm trên một đụn cát ở Sao Hỏa, các bạn sẽ thấy hình ảnh quen thuộc của Master Chief nằm ở đó. Và khi thoát ra khỏi đường hầm Trenchworks trong cuộc tấn công Cerberus Vae III, sau khi đã hạ gục hết đối phương, băng qua ngọn tháp trung tâm và quay lại nhìn, các bạn sẽ thấy chiếc mũ sắt quen thuộc của Master Chief nằm đó, ánh sáng lấp láng phản chiếu qua lớp gương mũ lóng lánh.
III/ Bảng vẽ nội dung Alan Wake trong Quantum Break
Đội ngũ phát triển game của Remedy Entertaintment có trong tay một danh sách đáng tự hào các thương hiệu game lớn mang tính biểu tượng. Từ series bắn súng slow-mo, Max Payne cho đến series game kinh dị Alan Wake… Nhưng công ty quyết định bứt phá khỏi các thương hiệu game cũ vào năm 2016 với Quantum Break, kết hợp hai thế giới video game và TV vào một trải nghiệm chung thống nhất. Nhưng chỉ vì bạn làm ra một thương hiệu game mới không có nghĩa là họ đã quên đi các thương hiệu game cũ.
Khi đi qua khu sảnh đường dạy học, bạn sẽ để ý một chiếc bảng đen có đầy những đoạn ghi chép của một giáo sư mới giảng dạy trong lớp học xong. Và nếu bạn đọc, học nghiêm túc những gì viết trên tấm bảng đó thì sẽ thấy rằng những chủ đề được viết lên liên quan tới Alan Wake. Cụ thể hơn là những trải nghiệm kinh dị trong Alan Wake và Alan Wake’s American Nightmare, được viết lên như một bài văn bởi một giáo sư văn học chuyên về các tác phẩm viễn tưởng.
Màn Easter Eggs này làm dấy nên những câu hỏi, rằng có phải những gì xảy ra trong Alan Wake chỉ thuần túy là sự tưởng tượng của một tác giả vô danh không? Và liệu tay tác giả này có nằm chung trong một thế giới với Quantum Break hay không?
Có lẽ phải cho đến khi những tựa game tiếp theo của Remedy Entertainment ra mắt thì chúng ta mới biết rõ được.
IV/ Đầu của John Romero, “Bố già” thể loại game FPS trong Doom 2
Là một nhà làm game kì cựu đã mang đến cho chúng ta ba tựa game “thánh tổ” của thể loại game FPS là Wolfenstein 3D, Doom và Quake. Ông là đồng sáng lập của id Software, công ty cho đến giờ vẫn làm việc với series Doom mà nó đã khai sinh ra. Nhưng với Doom II, ra mắt vào năm 1994, Romero là hiện thân của quỷ dữ.
Trong màn chơi “Icon of Sin”, người chơi bị buộc phải giao chiến với một con quỷ đầu sừng có khả năng spawn ra cả đống quân địch. Người chơi pahri dùng súng phóng lựu để bắn dam lan vào các phần cụ thể trên đầu con quái thì mới gây sát thương cho nó được. Sau một hồi thì sự thật mới hé lộ rằng yếu điểm của con quái vật chính là đầu của John Romero, đặt sau một bức tường khuất góc nhìn như một trò đùa mà Doom II gửi tặng đến người chơi.
Nếu ấn mã IdClip vào Doom II thì bạn có thể đi xuyên tường và nhìn thấy cái đầu máu me cắm trên cọc của John Romero, bắn vào đó vài phát là bạn sẽ được qua màn thẳng luôn.
Tin hay không, thì John Romero còn thực sự xuất hiện tới hai lần trong màn chơi cuối đó cơ. Khi bước chân vào căn phòng Icon of Sin, bạn sẽ nghe thấy những tiếng kêu gầm gừ rên rỉ ghê rợn tưởng chừng vô nghĩa.
Nhưng không hề vô nghĩa đâu bởi đó thực tế là tiếng tua ngược của câu “To win the game, you must kill me, John Romero – Để thắng tựa game này, mày phải giết tao, John Romero.”
V/ Sự xuất hiện của Minecraft trong Skyrim
Vào năm 2011, studio đứng sau sự thành công của Minecraft – Mojang – Tuyên bố đang phát triển một game thẻ bài với tên Scrolls. Mà cũng trong năm đó, Bethesda Softwork, cha đẻ của ông lớn Skyrim cũng dand định ra mắt một tựa game có chứa chữ Scrolls, mang tựa đề The Elder Scrolls V: Skyrim. Dù hai tựa game này thuộc hai thể loại chẳng liên quan gì tới nhau cả. Và từ Scrolls – Cuộn giấy, âu cũng chẳng phải là cái từ gì đặc biệt cho lắm cả. Ấy vậy nhưng Bethesda vẫn không ưa việc Mojang sử dụng cái tên Scrolls quý giá của mình chút nào cả và đã gửi một bức thư pháp lý yêu cầu Mojang dừng sử dụng cái tên đó.
Đồng sáng lập của Mojang, Markus Persson, tên Twitter là Notch đã đùa đùa thách thức team bên Bethesda chơi một ván Deathmatch của Quake III với giải thưởng cho người chiến thắng là quyền sử dụng chữ Scrolls cho tựa game của mình. Bethesda thẳng thừng từ chối đề nghị dễ thương đó và đưa sự việc ra tòa án, hai bên vẫn kiện tụng nhau dai dẳng qua lại cho đến ngày nay.
Không ưa nhau là vậy nhưng té ra trong đội ngũ phát triển của Bethesda vẫn có người yêu Minecraft tha thiết. Bằng chứng là khi trèo lên đỉnh cao nhất trong game mang tên Throat of the World – Cuống họng của thế giới. Bạn có thể nhặt lên một chiếc rìu mang tên Notched Pickaxe, trong đó Notch là tên Twitter của nhà sáng lập studio Mojang còn chiếc rìu là vật phẩm quan trọng nhất trong gameplay của Minecraft.
VI/ Xe bán kem giữa sa mạc trong Hitman: Absolution
Bạn là một sát thủ, giết thuê theo hợp đồng, cuộc đời bạn là về việc giết chóc không ngừng. Đôi khi, ngay cả khi bạn cố sức cứu mạng người, số phận vẫn xen vào o ép đôi bàn tay bất lực của bạn. Cuộc sống của sát thủ 47 trong Hitman khốn khổ như vậy đó, và người chơi nhìn ra được điều đó theo cách vô cùng thú vị.
Trong nhiệm vụ “End of the Road,” sát thủ 47 bắt cóc Lenny Dexter, con trai của Blake Dexter và phải quyết định sẽ giết hay tha cho hắn sống khi mà đã bắt Lenny phải tự đào hố chôn mình rồi. Tuy vậy, nhìn Lenny khốn khổ, không vũ trang, không gây hại, 47 tin rằng “chẳng có tí danh dự nào trong việc bắt nạt kẻ yếu cả”. Và thế là bạn có thể giết chết Lenny tại chỗ luôn hoặc bỏ hắn lại đó.
Tuy nhiên sau này các fan phát hiện ra rằng có một lựa chọn thứ ba cho người chơi. Có 5 con kền kền ở gần sa mạc và bằng việc đi lại gần chúng, bọn kền kền sẽ bay lên trời và khi cả năm con kền kền bị bắn hạ, một chiếc xe bán kem sẽ từ đâu lao tới đâm cho Lenny bay cả trăm mét lên trời cao.
VII/ Vinh danh Hideo Kojima trong Metal Gear Survive
Cuộc chia tay giữa Hideo Kojima và Konami là một màn drama vô cùng gay cấn. Dù là cha đẻ của series, ông bị cấm đi nhận các giải thưởng quốc tế được trao tặng cho Metal Gear Solid, ảnh hưởng của ông bị chặn, dìm dập trong nội bộ Konami, studio của ông bị giải tán, tên bị xóa khỏi bìa đĩa Metal Gear Solid 5 và còn đủ các chiêu trò gây khó dễ khác hãng Konami cố tâm làm với Konami để khiến cuộc chia tay của ông khốn khổ nhất có thể.
Tiếp đó, Konami rắp tâm ra mắt một bản game Metal Gear mà không có bản tay của Hideo Kojima. Sản phẩm ra mắt sau đó, Metal Gear Survive bị ném đủ các thể loại gạch đá trên đời bởi các game thủ, fan hâm mộ series Metal Gear Survive trên thế giới do lối chơi, cốt truyện xa lạ, nhảm nhí; do hút máu…
Nhưng dù cho Metal Gear giờ không còn bóng dáng Hideo Kojima,dù Konami ra sức chèn ép nhân viên của mình. Các nhà làm game vẫn tìm ra cách vinh danh người thầy vĩ đại của series Metal Gear.
Khi bạn load game lần đầu để tạo nhân vật tỏng game, bạn được show cho một list dọc những cái tên cho sẵn và thật tình cờ. Chữ cái đầu của những cái tên đó xếp lại sẽ ra dòng chữ “K-J-P-F-O-R-E-V-E-R,”, tức “Kojima Production Forever – Studio Kojima Production sống mãi”
Konami cho đến giờ vẫn không xác nhận hay bình luận gì về Easter Eggs này.