Từ BlackOut Tuesday đến sự phân biệt chủng tộc được nhắc đến trong game - PC/Console

Không chỉ có phong trào Blackout Tuesday, trong thế giới game không hiếm những trò chơi từng lên án mạnh mẽ nạn phân biệt chủng tộc.

Về cơ bản Blackout Tuesday là tên gọi của một chiến dịch do các công ty âm nhạc và giải trí phát động nhằm kêu gọi sự đoàn kết chống lại nạn phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ và toàn thế giới. Theo đó ngành công nghiệp âm nhạc Mỹ sẽ “tắt nhạc” và nghỉ một ngày để phản ánh thái độ của bản thân cũng như thúc đẩy những thay đổi tích cực nhằm bảo vệ mạng sống của những người da đen khác sau cái chết đầy bi thương của George Floyd. Đó là lời khẳng định chung của toàn bộ nền công nghiệp âm nhạc, riêng về phần mình, các nghệ sĩ, nhà sản xuất cũng như những nhân vật có ảnh hưởng khác cũng đồng loạt thay đổi ảnh đại diện thành màu đen để hưởng ứng Blackout Tuesday. Động thái này là nhằm ủng hộ các cuộc biểu tình phản đối cái chết của George Floyd, đòi hỏi chấm dứt những bất công, phân biệt chủng tộc. Họ tin rằng khi âm nhạc đã tắt, tiếng nói khẩn thiết của mọi người về vấn đề này sẽ thực sự được lắng nghe.

Vốn dĩ nước Mỹ thường xuyên được tô hồng với viễn cảnh ai cũng có thể sống một cuộc đời hạnh phúc và giàu có. Việc này Mọt tui xin được phép không bình luận. Tuy nhiên, có một thông điệp luôn được các nhà cầm quyền Mỹ đưa ra là ai cũng được đối xử bình đẳng và được hưởng nền tự do dân chủ tuyệt đối. Lần thứ hai, Mọt tui cũng xin được phép không bình luận. Mà thôi hãy trở lại lĩnh vực game, trước khi sự kiện George Floyd diễn ra, các NSX cũng không ít lần đưa vấn đề nóng bỏng này vào trò chơi của họ. Đó là những sản phẩm nào, hãy cùng xem danh sách bên dưới!

Người gốc Phi tại Mỹ và những đại diện ấn tượng trong game - P.1
Người gốc Phi tại Mỹ và những đại diện ấn tượng trong game - P.1
Dù mấy cô nàng Ái Nhĩ Lan tóc đỏ cũng rất ngầu thế nhưng nếu bàn về sự ấn tượng, người gốc Phi tại Mỹ lại có nhiều đại diện trong thế giới game hơn.

Detroit: Become Human

Tựa game nói về những robot có bề ngoài y hệt như con người, thậm chí một số cá thể còn sinh ra tâm tư tình cảm chẳng khác gì nhân loại của Quantic Dreams từng rất được chú ý vào năm 2018. Ngoài việc xuất sắc về mặt hình ảnh NSX cũng cực kỳ kỹ lưỡng trong các chi tiết nhỏ. Kỹ lưỡng ở đây được hiểu là: “Mày là Android và cái méo gì mày cũng phải làm hết”, lấy ví dụ như Kara – một Android giúp việc, thế nên ngay từ khi em nó về nhà sau quá trình bảo dưỡng là bắt đầu đi dọn rác, dọn phòng, rửa chén đĩa và cả… lau bồn cầu cho chủ. Với Markus thì công việc sẽ là bế ẵm người già, bón thuốc tiêm ngừa và hầu hạ cơm nước, chủ muốn dùng bữa sáng thì bạn phải vào lấy thức ăn ra, sau đó là đưa tới tận bàn, để thìa nĩa và rót cà phê sẵn… chỉ thiếu điều chưa dùng mồm mớm cho nó nữa mà thôi. Chăm chút chủ nhân là thế nhưng các Android thường xuyên bị kỳ thị, hành hạ thậm chí là rơi vào tình trạng sống không bằng chết nếu gặp lũ biến thái.

Kara đi bảo dưỡng với lý do bị xe tông nhưng thực tế cô bị gã chủ nhà hung bạo đánh đến hư hỏng nghiêm trọng vì dám ra tay ngăn cản hắn bạo hành đứa trẻ. Makus chăm sóc ông chủ hết mình nhưng khi cần thiết ông ta sẵng sàng buộc anh phải đứng yên để con trai của mình xả giận. Còn nhiều trường hợp kinh khủng hơn khi các Android bỏ trốn vì bị đối xử tàn tệ nhưng gặp phải gã chủ trang viên biến thái, cuối cùng biến thành đồ chơi trong tay gã với hình dạng người không ra người, quỷ chẳng giống quỷ. Dù không có câu chữ nào trực tiếp đề cập đến người da đen hay Blackout Tuesday nhưng thông qua Detroit: Become Human, chúng ta có thể hiểu được vấn đề phân biệt chủng tộc nó ghê sợ vá đáng kinh tởm đến nhường nào. Không quản người da màu, người châu Á hay người Mexico, thậm chí đó là một Android đi nữa thì việc tỏ ra thượng đẳng với một sinh vật thông minh là điều vô cùng sai trái.

Paper, Please

Trong game người ta có thể nhập vai 1001 cuộc đời với những công việc thượng vàng hạ cám khác nhau nhưng trở thành một nhân viên của sở di trú trong Paper, Please thì có vẻ hơi lạ. Trong game chúng ta sẽ vào vai một nhân viên kiểm tra di trú, với nhiệm vụ là đóng mấy cái mộc cho phép hoặc không cho người nhập cư vào đất nước. Nó diễn ra trong bối cảnh sặc mùi khả nghi tại một đất nước giả tưởng mang tên Arstotzka, với câu khẩu hiệu vô cùng quen thuộc và nhàm chán là “Vinh quang cho Arstotzka”. Công việc của người chơi thoạt nhìn cũng khá đơn giản khi nghiên cứu các hồ sơ xin nhập cảnh của đám dân nhập cư, đồng thời phải tìm hiểu xem kẻ đó có đủ tiêu chuẩn để được cho phép nhập cảnh vào Arstotzka hay không. Câu chuyện tại sở di trú rất đời thường và thực tế, có những người sau khi xem xét hoàn cảnh rõ ràng là người lương thiện nhưng bạn buộc lòng phải bác đơn xin vì thiếu những giấy tờ hay thông tin cần thiết.

Những tựa game đặc biệt dạy bạn về mặt tối của xã hội – P.1

Cũng có những kẻ khỏi cần xem giấy má làm gì cho mệt, chỉ cần quan sát cách hắn ăn nói và cư xử với những cư dân khác của trại tị nạn là hiểu đây là một tên xã hội đen dắt gái mại dâm nhưng lại có đầy đủ giấy tờ cùng thủ tục hợp lệ khiến người chơi không thể không đóng dấu phê duyệt. Trong game có rất nhiều tình huống làm con người ta giằng xé, giữa việc làm đúng bổn phận của mình hay nương tay một chút để cứu giúp những con người khốn khổ đang mưu cầu một cuộc đời tốt đẹp hơn. Cơ mà nếu như bạn chơi đủ lâu thì sẽ thấy Paper, Please còn đang muốn nói một thứ quan trọng hơn, đó là cách mà thế giới này vận hành. Bỏ qua vấn đề đó nạn phân biệt chủng tộc thỉnh thoảng cũng sẽ được đề cập đến trong trò chơi. Dù chẳng vỗ mặt thẳng thừng và trực quan như Detroit: Become Human nhưng chí ít cũng đủ giúp người ta nhận thức được rằng thế giới này chưa bao giờ thật sự công bằng và mỗi xã hội đều có những quy luật ngầm của nó. Đâu phải tự nhiên mà những phong trào như Blackout Tuesday thỉnh thoảng lại diễn ra.

Mafia III

Mafia III nói về một cựu chiến binh trở về từ chiến tranh khói lửa và hành trình trả thù của anh ta sau khi gia đình bị đối tác làm ăn trở mặt sát hại. Nhân vật chính Lincoln luôn cảm thấy bản thân chút khó hòa nhập với vùng đất ngoại ô yên bình New Bordeaux – được lấy cảm hứng 100% từ khu vực có rất đông người da màu New Orleans, may thay hắn vẫn còn những homie và gia đình Robinson. Thực tế Lincoln chỉ là đứa trẻ mồ côi được Sammy Robinson, chủ gia đình Robinson ra tay cưu mang lúc cơ nhỡ thế nhưng điều đó chẳng thể ngăn cản hắn xem ông cùng các thành viên khác trong gia đình là những người ruột thịt của mình. Tuy nhiên trong một phi vụ cướp ngân hàng Lincoln và nhà Robinson đã bị đối tác phản bội, hắn chỉ còn cách trơ mắt nhìn căn cứ của gia đình bị hỏa thiêu trong khi Sammy gục chết trong vũng máu.

Cốt truyện Mafia III: Bắt đầu hành trình trả thù và xây dựng đế chế mafia mới – P.2

Thoát chết với vết đạn xước qua thái dương, cuộc trả thù của Lincoln giờ đã bắt đầu và mọi thế lực ngầm tại New Bordeaux tự nhiên sẽ biết sự khủng khiếp của một con thú điên cuồng khi nó bị xổng chuồng. Mafia III được các NSX định danh ngay từ đầu là một sản phẩm nhằm lật lại những tội lỗi ngày xưa của xã hội Mỹ và phân biệt chủng tộc chính là một trong số đó. Người chơi có thể dễ dàng nhìn thấy thái độ khinh bỉ, lẫn thù địch, è dè hay đề phòng mỗi khi Lincoln đến quá gần bất cứ nhân vật da trắng nào đó. Vào thập niên 60 thời điểm mà miền Nam Hoa Kỳ đang đứng trước làn sóng bài trừ người da màu một cách mạnh mẽ, các khu vực Jim Crow của bọn KKK mọc lên như nấm và Mafia III nhìn chung đã tái hiện cực kỳ thành công không khí thù địch của người da trắng với các sắc dân da màu vào thời đó. Đáng tiếc thời đó người da màu không có các phong trào như Blackout Tuesday để bảo vệ họ.

Overwatch

Giống như bao đứa trẻ đồng trang lứa được sinh ra và lớn lên tại khu ổ chuột nằm ở ngoại ô thành phố sầm uất Rio de Janeiro, tuổi thơ của Lúcio Correia dos Santos là chuỗi ngày sống cùng sự nghèo khó, băng đảng tội phạm và những vụ thanh trừng khốc liệt. Trong thế giới của cậu ấy tràn ngập sự chết chóc nhưng bên cạnh những điệu nhạc trầm buồn, trong tâm trí của Santos vẫn âm ỉ một tình yêu bất diệt cùng thể thao và những vũ điệu Samba đầy sôi động. Khi tập đoàn hắc ám muốn tái thiết thành phố Rio bằng bạo lực và súng đạn, Lúcio đã đứng lên chống lại bọn họ. Cùng với những chiến hữu có chung niềm đam mê âm nhạc và thể thao, thanh niên này nhanh chóng trở nên nổi tiếng và được toàn thể người dân Brazil biết đến.

Người gốc Phi tại Mỹ và những đại diện ấn tượng trong game - P.Cuối

Khả năng chiến đấu của Lúcio là không cần bàn cãi nhưng thứ khiến người ta yêu mến ở anh chính là một tâm hồn nghệ sĩ đầy lãng mạn ngay cả trong những tình huống ngặt nghèo nhất. Bên cạnh những bản tình ca truyền thống của quê hương Lúcio Correia dos Santos cũng không quên dùng âm nhạc và sức ảnh hưởng của bản thân để phát lên thông điệp chống lại sự áp bức, phân biệt chủng tộc và những điều bất công còn tồn tồn tại trong xã hội. Điển hình nhất là sau cuộc cách mạng thành công, thay vì hưởng thụ sự nhàn hạ vui sướng khi có điều kiện đắm mình hoàn vào thế giới âm nhạc Latin mà bản thân luôn mong muốn, anh vẫn tiếp tục lên đường truyền cảm hứng cho mọi người thông qua âm nhạc và những khẩu súng. Nếu xuất hiện ngoài đời thật, chắc chắn anh ta sẽ là một thành viên tích cực của Blackout Tuesday.