Twitch: Sự thống trị ngành game và con dao hai lưỡi – P.1 - PC/Console

Twitch tuy là một nền tảng livestream nổi tiếng và lớn mạnh nhưng nó cũng tồn tại rất nhiều hạn chế khiến cộng đồng người dùng không thể hài lòng nổi.

Trong thập kỷ qua, Twitch đã thực sự định hình lại toàn bộ bối cảnh của ngành game. Nền tảng này đã đem lại một cách trải nghiệm trò chơi điện tử mới lạ hơn. Thay vì ngồi chơi, người dùng có thể xem người khác chơi rồi có những tương tác với chính những streamer đó. Twitch cũng là nền tảng đã tạo ra rất nhiều người có ảnh hưởng mạnh tới cộng đồng game thủ như Ninja, Pokimane hay Tfue. Tính đến năm 2020, Twitch có hơn 15 triệu người xem hàng ngày.

Sự thống trị của Twitch cũng đã tạo ra rất nhiều vấn đề tiêu cực phát sinh trong cộng đồng người dùng khổng lồ. Tuy nhiên, nền tảng này vẫn đang có quá nhiều những hạn chế trong việc kiểm soát các vấn đề phát sinh đó.

Không có hệ thống hỗ trợ cho những streamer mới

Về cốt lõi, Twitch phụ thuộc vào nội dung do người dùng tạo ra để cung cấp cho hàng triệu người xem. Tuy nhiên, như lẽ thường, mọi sự tập trung của người xem lại chỉ dồn vào những cái tên nổi tiếng. Vậy những streamer hay người tạo nội dung mới làm thế nào để thu hút được sự chú ý của người xem trên nền tảng này?

Twitch: Sự thống trị ngành game và con dao hai lưỡi – P.1Twitch: Sự thống trị ngành game và con dao hai lưỡi – P.1

Một điều tốt của Twitch là bất cứ ai cũng có thể bắt đầu sáng tạo nội dung mà không gặp quá nhiều rào cản. Nhưng trên thực tế, Twitch lại thiếu đi sự hỗ trợ cho những người làm mới. Nền tảng này có rất ít công cụ chính thức để giúp nâng cao khả năng tiếp cận của nhóm streamer mới với người xem. Rất nhiều người đã phải stream hàng năm trời mà không có bất cứ một người xem nào. Cộng đồng Twitch đã phải cố gắng tự xây dựng, giúp đỡ lẫn nhau các phương pháp quảng bá. Thậm chí có một cụm từ trong cộng đồng này mang tính khá bi quan, đó là “begging for followers” (cầu xin người theo dõi).

Và chính điểm hạn chế này của Twitch lại trở thành điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh như Youtube Gaming hay Facebook Gaming. Mặc dù 2 nền tảng này có lượng người dùng nhỏ hơn Twitch nhưng cơ hội cho những người sáng tạo nội dung mới lại cao hơn hẳn.

Quân đội Mỹ sử dụng Twitch làm nền tảng tuyển dụng

Twitch đã đạt được thành tựu làm thay đổi toàn bộ ngành game, bắt đầu thâm nhập vào văn hóa chính thống. Các nhà tuyển dụng từ Lục quân, Hải quân hay Không quân Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng nền tảng này để tiếp cận trẻ em 13 tuổi, độ tuổi yêu cầu tối thiểu để lập tài khoản Twitch.

Twitch: Sự thống trị ngành game và con dao hai lưỡi – P.1Twitch: Sự thống trị ngành game và con dao hai lưỡi – P.1

Việc quân đội sử dụng video game không phải mới. Năm 2002, loạt game miễn phí The America’s Army được phát hành nhằm tuyển người vào quân đội. Tuy nhiên, cách mà quân đội tiếp cận với nền tảng Twitch mới mang tính bước ngoặt.

Tuy nhiên, quân đội đã phải tạm dừng hoạt động này sau khi những người ủng hộ tự do ngôn luận chỉ trích việc “cấm người xem đưa ra bình luận tiêu cực về lực lượng quân đội”. Các luật sư từ Electronic Frontier Foundation tuyên bố việc để đại diện chính phủ thực hiện lệnh cấm như vậy là vi phạm quyền tự do ngôn luận.

Twitch chat thực sự khủng khiếp

Chức năng chat là điều cần thiết để mang lại một trải nghiệm trọn vẹn trên Twitch. Nó cho phép người xem có thể tương tác được với các streamer mình yêu thích. Cuộc trò chuyện trên Twitch chủ yếu các meme hay một số câu chuyện bên lề thú vị, nó giúp cho buổi stream của người sáng tạo nội dung thêm phần hấp dẫn.

Twitch: Sự thống trị ngành game và con dao hai lưỡi – P.1Twitch: Sự thống trị ngành game và con dao hai lưỡi – P.1

Tuy nhiên, điều gì cũng có 2 mặt tốt và xấu, đặc biệt là trên internet. Chính bản chất “ẩn mình” trên internet đã khiến nhiều người không kiểm soát được ngôn từ, đưa câu chuyện đi quá xa so với mức chấp nhận được. Thậm chí đây còn trở thành nơi quấy rối tình dục và phân biệt chủng tộc thậm tệ.

Cả Twitch lẫn cộng đồng đều bị chỉ trích đã không có những hành động ngăn chặn hay ít nhất là giảm thiểu những trường hợp tiêu cực như vậy. Mặc dù Twitch cũng có các chính sách chống quấy rối nhưng việc thực thi những chính sách đó với lượng lớn người dùng không hề hiệu quả. Môi trường tiêu cực trên Twitch đã đánh động tới các nguồn truyền thông chính thống, tạo ra cái nhìn thiếu thiện cảm mà xã hội dành cho cộng đồng game nói riêng và nền thể thao điện tử nói chung.


Hợp đồng một phía với streamer nổi tiếng

Sự bùng nổ của Twitch chắc chắn phần lớn dựa vào những streamer nổi tiếng. Các chiến lược gia đằng sau Twitch đã tận dụng điều này trước các đối thủ là Youtube Gaming hay Facebook Gaming. Họ đã tạo ra những hợp đồng độc quyền với những nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, những hợp đồng đó bị tòa án cho là không công bằng.

Twitch: Sự thống trị ngành game và con dao hai lưỡi – P.1Twitch: Sự thống trị ngành game và con dao hai lưỡi – P.1

Lấy trường hợp của streamer James Varga (nickname PhantomL0rd – CS:GO) bị cấm. Rắc rối bắt đầu từ năm 2016, khi Twitch ra lệnh cấm anh vì anh đã tự phát trực tuyến trò chơi không thông qua nền tảng Twitch. Varga đã kiện nền tảng vì thu nhập của mình bị ảnh hưởng cùng những phát sinh. Dĩ nhiên Twitch cũng đáp trả bằng một đơn kiện ngược lại Varga và khẳng định streamer này đã vi phạm hợp đồng và nhiều chính sách của Twitch.

Vụ kiện giữa Varga và Twitch đã lộ ra một số khoản phạt bất thường trong hợp đồng anh ký với Twitch. Một trong số đó là Varga sẽ không được phép nhận bất cứ số tiền nào nhiều hơn 50.000 USD từ vụ kiện chống lại Twitch. Tòa án cho rằng mức giới hạn như vậy là quá khắc nghiệt và không hợp lý, Varga hoàn toàn quyền nhận được số tiền nhiều hơn thế.

Chuyện một công ty có những hợp đồng độc quyền là điều bình thường, nhưng nó cũng mở ra nhiều tình huống khiến các streamer phải thấy hối hận bởi sự mờ ám trong các điều khoản. Đáng nói là sự mờ ám này phải tới khi dính tới pháp lý mới bắt đầu lộ rõ những bất cập.

Cáo buộc kiểm duyệt

Một trong những vấn đề Twitch bị chỉ trích nhiều nhất đó là phần kiểm duyệt nội dung đưa lên nền tảng. Có 2 vấn đề chính mà Twitch đang gặp phải là nội dung độc hại và việc kiểm duyệt nhầm. “Độc hại” ở đây bao gồm những hình ảnh nhạy cảm, nội dung có ngôn từ không lành mạnh và mang tính phân biệt, miệt thị,… Còn kiểm duyệt nhầm là việc họ cố tình bỏ qua tự do ngôn luận hay đánh bản quyền của chính chủ nhân của sản phẩm.

Twitch: Sự thống trị ngành game và con dao hai lưỡi – P.1Twitch: Sự thống trị ngành game và con dao hai lưỡi – P.1

Ví dụ như vụ việc của DJ có tên Deadmau5 (tên thật là Joel Zimmerman). Anh đã bị Twitch đình chỉ kênh vì có những lời lẽ gây kích động, kỳ thị người đồng tính. Tuy nhiên, sau đó, Deadmau5 lên tiếng chỉ trích ngược lại rằng Twitch đang có tiêu chuẩn kép và lệnh cấm cho kênh của anh là không công bằng.

Chưa dừng lại ở đó, Twitch đã từng có những đợt truy quét kiểm duyệt khiến hàng loạt kênh của các streamer nổi tiếng bị bay màu mà không hiểu tại sao. Một trong số đó là streamer nổi tiếng Dr Disrespect. Hay như ngay cả kênh chính thức của tổng thống Donald Trump cũng không có ngoại lệ nào. Dĩ nhiên là Twitch đã phải gỡ bỏ lệnh cấm chỉ một thời gian ngắn sau đó.

Vấn đề kiểm duyệt của Twitch còn bị chỉ trích khi hàng loạt những nghệ sĩ nổi tiếng có phát bản nhạc hay chơi nhạc của chính họ nhưng cũng bị đánh bản quyền. Có lẽ Twitch phải thực sự nhìn nhận lại cách mà hệ thống kiểm duyệt của mình hoạt động.

Còn tiếp…