[FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood

Bạn thấy kì lạ rằng dạo này sao xem phim cứ phải thấy thấp thoáng “yếu tố Trung Quốc”? Bạn từng nghe phong phanh rằng Trung Quốc sắp sửa  vượt Bắc Mỹ để trở thành thị trường phim ảnh lớn nhất trên thế giới. Nhưng điều này có ý nghĩa gì với người xem phim phổ thông tại Bắc Mỹ? Phim ảnh sẽ thay đổi ra làm sao? Để tiếp cận được thị trường tỉ dân dễ tính nhưng có hệ thống kiểm duyệt khó nhằn, Hollywood đã phải hi sinh những gì? Các Studio làm phim Hollywood đã phải giành giật, vật lộn với nhau ra sao để đặt mông được lên đống tiền khổng lồ thu về từ thị trường Trung Quốc?

Chúng ta sẽ cùng khám phá và trả lời những câu hỏi đó trong bài viết dưới đây

1/

1 [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 1

Bạn ngồi đó trong rạp chiếu phim, túi bỏng trên tay, bên cạnh là người mình yêu thương, là lũ bạn trời đánh đang ngồi yên lặng cùng bạn thưởng thức bộ phim bom tấn; thì đùng một phát, một pha quảng cáo lộ liễu ập đến choán lấy nội dung phim, phá vỡ dòng cảm xúc hết lần này đến lần khác trong phim.

Một điều không thể chấp nhận được trong một bộ phim chiếu rạp

Phim là để giải trí, là để xem, là để thưởng thức và đó lợi nhuận phim thu về phải từ sự hưởng ứng của khán giả, bắt nguồn từ chất lượng đến từ “nội lực của bộ phim; chứ không phải chỗ để đặt thêm các thứ quảng cáo ăn tiền từ những nhóm lợi ích đứng sau hậu trường.

trans-05 [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 2Dùng thẻ ATM Trung Quốc tại Texas, Hoa Kỳ

Thế nhưng từ khi các nhà làm phim Hollywood phải làm ra những bộ phim hành động được “đặc chế” cho thị trường phim Trung Quốc thì tiêu chí nói trên ngày càng không đúng nữa.

Tiêu biểu như trong Transformers: Age of Extinction chẳng hạn, quảng cáo xuất hiện cứ gọi là tràn ngập mọi nơi với các kiểu nhãn hàng Trung Quốc.

481538_v1 [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 3Cận cảnh chiếc thẻ ATM Ngân hàng Xây dựng Trung Hoa trong Transformers: Age of Extinction

Đầu tiên là ở đoạn ở trên, thanh niên ngoài vòng pháp luật Mark Wahlberg dùng một con robot Drone đã bị hack để test cái card ATM của mình. Và dù đó đang là ở ngay bang Texas trên nước Mỹ thì cái thẻ lại là từ… Ngân hàng Xây dựng Trung Hoa tại Bắc Kinh. Còn con gái của thanh niên Mark thì lại yêu một anh chàng thích uống Redbull… nhập khẩu từ Trung Quốc.

Và ấy là đang ngay tại nước Mỹ nhé, chứ lúc sau khi bối cảnh chuyển dời hẳn sang Trung Quốc thì các đoạn quảng cáo trá hình xuất hiện còn ngày càng dồn dập hơn từ hãng đồ lót Victoria Secret tới đoạn uống sữa Shusua “ngẫu hứng”…

481540_v1 [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 4Dù đang ở giữa nước Mỹ nhưng người Mỹ lại thích uống Redbull… Trung Quốc

Tại sao, đạo diễn Michael Bay lại sẵn sàng hi sinh danh dự, đạo đức nghề nghiệp của mình để nhồi nhét những thứ vô nghĩa vào phim của minh như vậy? Vì tính riêng tại thị trường Trung Quốc, Transformer 4 đã thu về tới hơn 200 triệu USD rồi.

Và thành công của Transformer đã mở lối cho hàng loạt bộ phim bom tấn “đặc chế” Trung Quốc khác như Independence Day 2, xXx: Return of Xander Cage, Terminator: Genesys

2/

2 [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 5

Kể từ năm 2010, những bộ phim hài thực sự “chất” đang chết dần chết mòn tại Hoa Kỳ. Phần là bởi bây giờ dòng phim siêu anh hùng vốn cũng đã thường gán thêm chút yếu tố hài hước, những câu đùa đơn giản vào rồi. Phần là bởi… Trung Quốc.

Vì lẽ sao lại đổ lỗi cho Trung Quốc? Bởi lẽ khác với các thể loại phim khác, những bộ phim hài Mỹ chỉ chiếm có khoảng 10% doanh thu Hollywood thu về từ thị trường Trung Quốc mà thôi. Điều đó khiến phim hài càng bị coi là thể loại phim “kém doanh thu” và trở nên ngày càng mất đi tính thực dụng của mình.

transformers-last-knight-2 [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 6Khán giả Trung Quốc thà xem một bộ phim hành động tồi nhưng kĩ xảo hoành tráng…

Nói thế không phải là dân Trung Quốc không thích phim hài, sống trong cái môi trường ô nhiễm khói bụi như vậy thì họ rất là thích phim hài là đằng khác ấy chứ. Những bộ phim hài, phim tình cảm lãng mạn thu về cực nhiều doanh thu nhưng là phim… nội địa Trung Quốc. Còn phim bom tấn hành động, phim siêu anh hùng, phiêu lưu mới là thể loại phim của Hollywood mà khán giả Trung Quốc mong chờ. Âu cũng là bởi cái kĩ xảo và khả năng làm phim bom tấn của Trung Quốc vẫn sánh làm sao với Hollywood được.

liar_liar_ver1_xlg-677x1000 [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 7… Còn hơn là một bộ phim hài giản dị nhưng sâu sắc

Thêm nữa là Trung Quốc lại chỉ cho Hollywood nhập khẩu 34 bộ phim vào thị trường Trung QUốc mỗi năm mà thôi. Và các phim đó lại đều phải là phim có độ phân giải cao dạng IMAX và có bản 3D mà lại chỉ thu về được có khoảng 43% doanh thu phòng vé mà thôi. Thành thử nên đó lại càng phải là phim hành động bom tấn, hành động càng chí chóe, càng lắm kĩ xảo càng tốt cho nó bõ công làm thành phim IMAX và 3D chứ phim hài lấy đâu ra tiền mà đầu tư những thứ “trang sức” đó.

3/

3 [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 8

Bộ phim kinh dị, Crimson Peak của đạo diễn Guillermo Del Toro đã mang lại nhiều bình luận có cánh nhất của giới phê bình, được tung hô là “Tuyệt tác phim kinh dị”, với kĩ xảo tuyệt vời và nội dung rất “có muối”. THông thường một bộ phim như vậy phải ngay lập tức thu về bộn tiền từ thị trường Trung Quốc chứ?

Nhưng không, Crimson Peak chẳng thu về được xu nào bởi toàn bộ nội dung của bộ phim xoay quanh một quan điểm “ma quỷ là có thực”. Và điều này lại đi ngược trực tiếp với luật pháp Trung Quốc, vốn ngăn cấm bất kì sự nhắc đến yếu tố siêu nhiên nào trong các sản phẩm giải trí, vì sợ rằng chúng sẽ khích lệ “mê tín dị đoan”. Đó là một thứ luật lệ rất “nghiêm túc” tại Trung Quốc đó.

crimson-peak-1200-1200-675-675-crop-000000 [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 9Crimson Peak, dù hay nhưng “mê tín dị đoan” thì vẫn chết như thường

Chưa hết, phim Hollywood mà đã chiếu tại Trung Quốc là không có được mô tả đến chút “tiêu cực”, chút nghèo đói gì của Trung Quốc, nếu không theo hệ thống kiểm duyệt nó sẽ bị cho là “xuyên tạc, kích động, lan tỏa quan điểm bi quan…” và cuối cùng là sẽ bị cấm chiếu tại Trung Quốc. Chẳng thế mà phim hài bom tấn Pixels của Adam Sandler phải cắt cảnh đập tan Vạn lí Trường thành trong phim dù đó chỉ là phim hài thôi đấy. Vậy nhưng phim nào khắc họa sự hỗn loạn, nghèo đói, đàn áp của Mỹ và phương Tây thì lại được hoan nghênh tại Trung Quốc.

Còn một điều nữa, để được chiếu tại Trung Quốc thì bộ phim Hollywood đó lại phải là phim “Đồng sản xuất” với Trung Quốc, tức phải có thấp thoáng chút hình ảnh Trung Quốc, bối cảnh Trung Quốc, nhân vật Trung Quốc trong đó. Điều đó tạo nên những nhân vật đậm chất “Bình hoa” như trong Independence day 2, trong KONG: Skull Island hay tai tiếng nhất là nguyên cả một phân đoạn chế riêng ra cho Iron Man 3 để khán giả Trung Hoa đại lục có thể cùng nhâm nhi sự anh hùng hóa của Trung Quốc, trong đó một vị bác sĩ Trung Hoa cùng ê kíp đã phẫu thuật tim cứu sống cho Iron Man.

ironman3-china01-thumb-860xauto-38561 [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 10Pha xuất hiện Cameo đầy “thô thiển” của đất nước Trung Hoa trong Iron Man 3

Cuối cùng, bộ máy kiểm duyệt còn khiến những câu chửi thề , càu nhàu vui vui trở nên lố bịch vì lỗi dịch thuật. Ví dụ như khi Captain America chửi là Son of the Bitch, thay vì dịch thành chó đẻ, chết tiệt thì lại được dịch thành “Ông bạn già, quen thuộc của tôi”. Cũng như Guardian of the Galaxy thay vì dịch thành Vệ binh Ngân hà thì lại chuyển thành Đội đột kích Bất thường Liên hành tinh… vậy. Nói tóm lại, không chỉ khắt khe một cách quá đáng về vấn đề “hình tượng quốc gia”, “thuần phong mỹ tục” mà vấn đề “nói tục chửi thề” cũng bị ép uổng làm sinh ra các tình huống lố bịch, gây cười cho khán giả hơn cả bản gốc nữa.

4/

4 [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 11

Không chỉ gián tiếp thao túng các studio làm phim Hollywood, buộc họ phải “biến tấu” cho phim của mình làm vừa lòng được các nhà kiểm duyệt Trung Quốc. Mà Trung Quốc còn trực tiếp dùng tiền mua hàng loạt studio làm phim danh tiếng của Trung Quốc. Bắt đầu với công ty Trung Quốc Wanda Cinema bỏ tiền ra mua lại nguyên cả một chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất nước Mỹ, AMC Theaters.

Nếu ý tưởng một công ty Trung Quốc bỏ tiền ra mua nguyên cả một dây chuyền công ty lớn nước Mỹ vẫn chưa đủ làm bạn hoảng hồn thì việc Wanda Cinama bây giờ bắt đầu nhúng chân vào dự phần trong việc sản xuất phim với những công ty làm phim lớn hàng đầu như Lionsgate và cả MGM có lẽ đủ khiến bạn phải lo lắng rồi chứ? Nó cũng giống như Trung Quốc bỏ tiền ra mua nguyên cả hàng dãy phố xá, khu vực trong những thành phố lớn ở Việt Nam làm bao người phải râm ran lo lắng vậy đó.

kung-fu-panda-3-furious-five-po [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 12Kungfu Panda giờ sắp trở thành phim “đồng sản xuất” cùng Trung Quốc chứ không chỉ còn là con một của hãng Dreamworks nữa

Các bạn hãy nhớ rằng vào khoảng thập niên 1940, thời các hãng làm phim sở hữu hầu hết các rạp chiếu phim rồi đua nhau “ưu ái” phim nhà, gạt bỏ phim ngoài. Khiến người xem phim phải sốt cả ruột vì phải đi lại mệt mỏi để xem được bộ phim mình muốn. Mọi chuyện tồi tệ đến mức chính phủ Hoa Kỳ buộc phải vào cuộc để trấn áp cái trào lưu độc quyền xấu xí đó vì vi phạm các bộ Luật chống Độc quyền và ép các hãng phim phải bán hết các rạp chiếu phim của mình. Qua đó đã độc lập hóa các chuối rạp phim với các hãng phát hành phim, qua đó cơ bản thiết lập được cơ chế “Tam quyền phân lập” cho việc Làm phim, sản xuất phim và chiếu phim nhằm bảo vệ quyền lợi người xem.

Nhưng ngày nay, khi ngày càng có nhiều bộ phim Mỹ được làm ra để “vừa lòng” Trung Quốc, thì cũng có ngày càng nhiều nhà làm phim, nghệ sĩ tặc lưỡi nói. “Thế thì làm luôn phim bởi các studio làm phim Trung Quốc luôn đi, vừa rẻ vừa tiện việc chứ làm với studio Mỹ làm gì cho nó vừa loằng ngoằng, vừa tốn tiền hơn.” Không chỉ hiệu quả trong công việc hơn mà về khía cạnh kinh doanh điều đó cũng tốt hơn nhiều, theo thống kê các bộ phim Made in US sẽ được chia ít lợi nhuận hơn (25% doanh thu phòng vé) so với các bộ phim hợp tác sản xuất với Trung Quốc (41% doanh thu phòng vé).

china_tap_illo [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 13Tranh biếm họa mô tả chú gấu trúc Trung Hoa đang “ban” cơn mưa tiền cho các nhà làm phim Hollywood

Đó là lí do tại sao Kungfu Panda phần tiếp theo sẽ là một sản phẩm hợp tác sản xuất giữa Dreamworks tại Mỹ và hãng làm phim Trung Hoa, và được làm ra để vừa lòng khán giả của cả hai nước. Thậm chí họ còn đi xa tới mức làm nhép môi riêng cho nhân vật của hai bản Trung Quốc và bản phim tiếng Anh nữa.

Đó là một ví dụ tiêu biểu cho việc trong lúc Hollywood đang phải “vật vã” đầu tư ngày càng nhiều tiền để làm ra những bộ phim mang tính “Trung Hoa” hơn thì Trung Quốc lại đang có ngày càng ít lí do để xì lại tiền cho Hollywood. Và trong lúc Hollywood đang ngày càng bào mòn chất lượng, chất xám của mình trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc vốn đóng kín cửa với các điều kiện ngặt nghèo để “lách”. Thì các studio “nhà nước” của Trung Quốc lại đang âm thầm thâu tóm, chuẩn bị để cạnh tranh trực tiếp về mặt toàn cầu với Hollywood.

5/

5 [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 14

Chúng ta phải chấp nhận một điều, Terminator Genisys xem dở như hạch vậy. Diễn xuất của nam chính Jai Courtney trong vai Kyle Reese thì dở tệ với gương mặt khô cứng, giọng nói vô cảm; Kẻ Hủy Diệt thì cảm xúc, nhân tính đến mất chất còn kịch bản thì rối rắm, phức tạp quá mức cần thiết… Tất cả tạo nên một thất bại thảm hại tại thị trường Bắc Mỹ, quê nhà của Kẻ Hủy Diệt với doanh thu chỉ vỏn vẹn 90 triệu USD/ 150 triệu tiền đầu tư.

mv5bmjm1ntc0nze4of5bml5banbnxkftztgwndkynjq1nte-_v1_uy1200_cr6906301200_al_ [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 15Terminator: Genisys, dù dở và thất bại tại quê nhà nhưng vẫn là “con cưng” vì thành công tại Trung Quốc

Và kết quả như vậy là xứng đáng, anh làm phim không tốt thì ông không thể thành công được.

Nhưng không hẳn như vậy, bởi Terminator lại thu về tới hơn 300 triệu USD từ thị trường ngoại quốc mà chủ yếu là tại Trung Quốc, khiến khả năng xuất hiện hậu bản trở nên thực tế hơn bao giờ hết. Need for Speed cũng vậy, tại Hoa Kỳ phim thất bại thê thảm vì có nội dung hơi hợt nhưng lại thành công lớn tại Trung Quốc tới mức sẽ có tới ba công ty Trung Quốc cùng bắt tay vào làm hậu bản của Need for Speed.

Vậy đó, Hoa Kỳ không còn kiểm soát nổi những gì diễn ra tại làng điện ảnh nước mình nữa.

mad-max-fury-road [FACT] 5 hậu quả tai hại của việc Trung Quốc dùng tiền thao túng Hollywood 16Mad Max Fury Road, dù hay và thành công nhưng không “qua cửa” Trung Quốc nên đang bị ghẻ lạnh

Nếu bạn không tin thì hãy cân nhắc tới trường hợp của Mad Max: Fury Roads đi, phim được đánh giá cực cao trên chuyên trang Rotten Tomatoes, toàn bộ kinh phí làm phim được thu hoàn về trọn vẹn tại thị trường Bắc Mỹ và có màn phát hành đĩa Bluray ăn khác hàng đầu. Tưởng chừng thành công như vậy thì chuyện ra phần 2 chẳng có gì đáng bàn thế nhưng George Miller tuyên bố rằng ông đang phải đi vào màn thương lượng đầy khó nhằn với hãng Warner Brothers về việc chấp thuận làm phần hai. Bởi bất chấp đã thành công lớn và làm nên ghi dấu ấn đậm nét trong làng điện ảnh năm 2015 với các pha hành động điên cuồng, mãn nhãn; diễn xuất tốt, cốt truyện hay… Và trở thành một trong số hiếm hoi những bộ phim “Remake” thành công vượt bậc; Mad Max Fury Road vẫn không thu về nhiều doanh thu bằng Terminator Genesys vì không được chiếu tại Trung Quốc. Có lẽ bởi Bộ máy kiếm duyệt của chính quyền Trung Quốc thấy có gì đó làm họ “không vừa lòng” chăng?

Và đó chính là cái thực tế phũ phàng, là cơn lũ khốn khổ mà chúng ta phải cùng chung sống, bởi ngay cả một bộ phim hành động tuyệt vời nhất cũng không đảm bảo được tương lại chắc chắn với sự đầu tư đàng hoàng nếu nó không “hiền hòa” và dễ để dịch sang tiếng Trung.

Liệu Hollywood có kịp thời tỉnh giác trước vấn nạn “xâm thực” đang hiện hữu bởi Trung Quốc không? Điều này chỉ có tương lai chúng ta mới có câu trả lời chắc chắn được.