10 chi tiết ám chỉ chẳng mấy ai biết trong siêu phẩm “Vùng Đất Linh Hồn”

Chỉ có thể phục sát đất sự trau chuốt và tỉ mỉ trong từng chi tiết của người Nhật Bản.

“Vùng Đất Linh Hồn” là một trong những siêu phẩm xuất sắc nhất của hãng Ghibli Nhật Bản và chắc chắn là có nhiều người còn xem đi xem lại rất nhiều lần, tuy nhiên có những chi tiết mang tính biểu tượng trong phim mà hầu hết mọi người đều không nhận ra. Trong phần đầu bộ phim đã nói đến bối cảnh thời đại của Nhật Bản thời đó. Sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản phát triển thần tốc, giai cấp trung lưu đô thị phổ biến, như nhà Chihiro: gia đình gồm bố mẹ và một đứa con, có nhà, có xe, bố là viên chức, hình thành một gia đình Nhật Bản điển hình.

Torii là một kiểu kiến trúc thường thấy ở lối vào hoặc trong đền thờ Thần đạo, trong “Vùng Đất Linh Hồn”, vị trí bất thường của Torii đã ngầm ám chỉ cả nhà Chihiro đã bước vào một thế giới không bình thường.

Cảnh tượng phố buôn bán chính là cảnh quen thuộc ở Nhật Bản thời kỳ kinh tế phát triển, cũng là cảnh tượng khiến người Nhật Bản hiện giờ vô cùng hoài niệm. Hầu hết các thương hiệu hiện giờ mọi người quen thuộc đều hình thành từ thời kỳ đó.

Ở Nhật Bản, hoàng hôn là khoảng thời gian không thuộc về con người, thứ đi về phía chúng ta có thể là người, cũng có thể không phải là người. Nhật Bản còn có một từ gọi là tang thần, ý chỉ những vật bị phớt lờ một trăm năm, hấp thụ tinh hoa trời đất hoặc tích lũy oán khó, cảm thụ phật tính, linh lực và biến thành yêu quái.

Kamajji là ông lão phụ trách đốt lò, kiểm soát dược liệu và nước nóng của nhà tắm công cộng. Tuy thoạt nhìn rất hung dữ nhưng ông là người có tấm lòng lương thiện, hình tượng của Kamaji được gộp từ “Như Lai dược sư” và “Quan Âm nghìn tay”.

Hình tượng quái vật này bắt nguồn từ mặt nạ quái vật của huyện Akita, thanh niên thường đeo mặt nạ quỷ này để cúng tế.

The Radish là một vị thần nông nghiệp của Nhật Bản, xuất hiện ở Nhật từ thế kỷ 12, 13. Trong “Vùng Đất Linh Hồn”, The Radish cũng là người bảo vệ Chihiro và không tiết lộ thân phận của Chihiro khi cô bé mới đến đây.

Nếu để ý kĩ hoa trong vườn thì sẽ phát hiện trong này nở đầy hoa mai (tháng 2), hoa sơn trà (tháng 2), hoa đỗ quyên (tháng 5) và hoa trúc đào (tháng 7-8). Những loài hoa này đều đại diện cho hoa trong bốn mùa, là tượng trưng của thế giới cực lạc.

Vô Diện thường là hình tượng của một loài quỷ, đây là chủ đề từ trước đến nay của loại hình sân khấu Kabuki ở Nhật Bản, ám chỉ không thể thỏa mãn lòng tham dục vọng của bản thân. Và bản thân của Vô Diện trong “Vùng Đất Linh Hồn” cũng là đại diện cho lòng tham của con người.

Haku, Vô Diện và Boh sau khi được Chihiro cứu rỗi đều biết đường cảm ơn, chỉ có bố mẹ của cô bé sau khi biến trở lại thành người vẫn dửng dưng như không, ám chỉ con người là khó được cứu rỗi nhất.