Bảng xếp hạng 10 tựa game Assassin’s Creed hay nhất mọi thời đại

Nhân dịp phần game bomb tấn mới nhất của series Assassin’s Creed ra mắt mang tên Origins, hãy cùng Gamehub điểm lại và đánh giá xem phần nào là hay nhất nhé!

Đã 1 thập kỉ trôi qua kể từ khi ra mắt, giờ đây Assassin’s Creed đã trở thành một thương hiệu truyền thông cực kì nổi tiếng, với ít nhất 7 ấn phẩm phụ bản, 9 tiểu thuyết, 11 bộ truyện tranh, 1 bộ film của đạo diễn Michael Fassbender, 1 chương trình TV Show và hàng loạt các món đồ chơi ăn theo. Chỉ cần nghe tới Assassin’s Creed là mọi người có thể nắm bắt ngay các ý tưởng cốt lõi bên trong thương hiệu này – đó là tôn giáo, các cuộc chạy đua công nghệ, cuộc chiến ngầm của các thế lực tối cao, những nhà lãnh đạo quyền lực và các nhà tư tưởng vĩ đại, cùng với đó là lịch sử văn minh nhân loại qua nhiều thế kỉ. Qua thời gian, khi mà thương hiệu Assassin’s Creed đã trở nên quá quen thuộc và có phần nhàm chán, thì sự xuất hiện của Assassin’s Creed Origins như một điểm sáng, đánh giấu sự khởi đầu của một kỉ nguyên mới cho series game nổi tiếng này sau thời gian dài ngủ quên trên đỉnh cao. 10. Assassin’s Creed: Revelations - 2011

Ezio Auditore da Firenze

Có lẽ những vấn đề về bản quyền thương mại cũng như quyền sáng tạo trong ngành công nghiệp game (hoặc chỉ một phần) mà các designers của Assassin’s Creed đã xây dựng phần lớn các game của họ xung quanh những pha combat theo kiểu ám sát. Mỗi lần vào cảnh thì nhân vật chính với lưỡi dao găm giấu trong tay áo cùng những kĩ năng di chuyển theo kiểu parkour sẽ triệt hạ đối thủ khi mà chúng còn chưa kịp nhận ra ai đang ở đằng sau. Tuy nhiên, Assassin’s Creed: Revelations là một trường hợp ngoại lệ. Với Revelations bạn sẽ được trải nghiệm phong cách “bom thủ”, vâng, rất nhiều bom và các vật liệu cháy nổ xuất hiện trong game. Đây cũng có lẽ là lý do chính mà khiến phần game này phải đứng cuối cùng trong BXH của chúng ta. Tuy nhiên Revelations vẫn có cái chất riêng của nó. Các designers đã cố gắng đi tìm cái gọi là “raison d’etre” (reason to be – tạm dịch là “bản sắc riêng”) cho phần game này, khiến nó trở nên khác biệt hơn so với những phần trước đó. Bên cạnh đống bomb cháy nổ thì Hệ thống phòng thủ pháo đài hỗn hợp là một ý tưởng tốt, để rồi 6 năm sau thì đã được tựa game Middle-earth: Shadow of War áp dụng và học tập.

9. Assassin’s Creed 3 – 2012

Ratonhnhaketon

Có vẻ như sau thất bại của Revelations thì Ubisoft đã trở nên vội vã khi mà họ vừa muốn lấy lại danh tiếng của Assassin’s Creed lại vừa muốn thử nghiệm nhiều thứ mới mẻ hơn vào trong trò chơi. Và thế là Assassin’s Creed 3 ra đời, đây gần như là phần game hỗn tạp nhất, được xây dựng từ nhiều ý tưởng khác nhau, cùng với đó là tham vọng “Go Global” của Ubisoft. Nếu như các phần trước thì Assassin’s Creed đưa người chơi phiêu lưu trên mái nhà của các tòa biệt thự, các khuôn viên trong thành phố thì ở Assassin’s Creed 3 người chơi lại lạc vào các thị trấn cùng với những khu rừng rậm của Colonial – Mỹ. Bối cảnh mới này có thể khiến game thủ thích thú trong chốc lát, nhưng thực tế thì hoàn toàn không phù hợp với dòng game Assassin’s Creed một chút nào.

8. Assassin’s Creed Unity – 2014

Amo Dorain

Bạn đã bao giờ chứng kiến cách mà các tòa nhà cũ bị phá hủy? Đó là những gì mà Assassin’s Creed Unity khiến các game thủ nhớ tới. Giống như sự sụp đổ của một khách sạn hoang tàn, điều này đòi hỏi kiến thức tuyệt vời, sự quy hoạch kĩ lưỡng và chú ý đến các tiểu tiết nhỏ nhất. Việc chứng kiến một công trình bị kéo sập quả là điều tuyệt vời, nhưng cho đến cuối ngày thì tất cả những gì còn lại chỉ là đống đổ nát mà thôi. Mặc dù đã 3 năm trôi qua nhưng đồ họa của Unity thực sự vẫn khiến các tựa game ngày nay phải trầm trồ. Chất lượng hình ảnh, nghệ thuật dựng hình, âm thanh đã tạo nên sự khác biệt cho Unity nhờ vào các công cụ sáng tạo hình ảnh hiện đại. Unity cũng đã thử nghiệm chế độ Multiplayer cho phần Campaign chính. Như các phần trước thì người chơi Assassin’s Creed là lãnh đạo của một đội quân được điều khiển bởi AI, thì với Unity game thủ sẽ trở thành một phần của nhóm sát thủ có tổ chức. Tuy nhiên thì việc kết hợp chế độ Multiplayer cùng đồ họa khủng có lẽ là bước đi hơi tham lam của Ubisoft, nó khiến cho game gặp phải rất nhiều lỗi nghiêm trọng mà ngay cả chính họ cũng không thể khắc phục được. Và đây cũng là lý do quan trọng khiến cho Assassin’s Creed Unity chưa thể đạt được tới kì vọng mà đáng ra nó phải có.

Gameplay Assassin’s Creed Unity

(Còn tiếp)