Tương tự như bất kỳ tựa game nào khác của thời dại này, Far Cry 5 cũng sở hữu một cơ chế ‘microtransaction’ (có thể hiểu là các loại đồ thời trang bán bằng tiền thật). Ghét nó ư? Bạn có thể bỏ qua. Nhưng nếu bạn không ngại chuyện chi tiền để sắm sửa cho nhân vật ingame của mình, thì bạn chính là khách hàng tiềm năng của cơ chế này. Giá mua gameFar Cry 5 được bán với giá $60. Trả số tiền này, bạn sẽ được thoải mái chinh chiến trong thế giới mở của game, đồng thời cũng có quyền tham gia vào những trận chiến nhiều người chơi tại các bản đồ tự sáng tạo.
Tất nhiên, đó vẫn chưa phải cái giá cuối cùng mà người chơi phải trả nếu muốn trải nghiệm toàn bộ nội dung game. Far Cry 5 còn sở hữu một gói season pass giá $30, bao gồm 3 bản mở rộng và quyền được chơi sớm bản làm lại của Far Cry 3 trên PS4 và Xbox One vào ngày 29/5 tới. Còn nếu không trả tiền, game thủ sẽ phải đợi đến 26/6. Bạn sẽ tiêu tiền vào những thứ (microtransaction) gì? Microtransaction trong Far Cry 5 là một số các loại vũ khí, xe cộ hay quần áo trang bị mà bạn có thể mua bằng một loại tiền gọi là Silver Bar. Bạn đồng thời cũng có thể mua chúng bằng loại tiền kiếm được ingame, nhưng chắc chắn là sẽ cần khá nhiều thời gian để tiết kiệm và tích lũy.
Những món đồ đắt nhất mà bạn có thể mua bằng Silver Bar vào thời điểm hiện tại là một số ngoại hình, một khẩu súng máy mang tên AR-C “Stars ‘N Stripes” và một số loại xe cộ được phun sơn bắt mắt. Mỗi món cần 500 Silver Bar. Các loại trang phục, ví dụ như mũ hay áo khoác thì được bán rẻ hơn, với chỉ 100 Silver Bar cho mỗi món. Nguyên nhân, có lẽ là vì bạn sẽ chỉ được nhìn thấy y phục của mình khi…chết, bởi vì đây là một game bắn súng góc nhìn thứ nhất. Giá trị thực tế của chúng?
Silver Bar được bán dưới 5 loại “gói” khác nhau. Giá trị nhất, đắt nhất, là một gói 2400 Bar với cái giá khoảng $20. Loại rẻ nhất, 500 Bar, tương đương với $5 ngoài đời thực. Bạn có thể kiếm được tất cả chúng mà không trả tiền không?
Như đã nói ở trên, câu trả lời là được. Hiện Ubisoft chưa đưa vào bất cứ loại trang bị nào chỉ dành riêng cho Silver Bar cả. Tất cả chúng đều có thể mua bằng tiền ảo mà bạn kiếm được trong game. Ví dụ như một chiếc xẻng “cực ngầu” được gọi với cái tên Optimism, bạn sẽ mất 3600 đô (ảo) để mua được. Đây là một cái giá không hề đắt, khi mà game thủ có thể dễ dàng kiếm được hơn 20000 đô (ảo) chỉ sau 12 giờ chơi đầu tiên (vượt qua khoảng 3 map đầu). Người chơi ngoài ra cũng có thể kiếm tiền ảo bằng cách săn thú hay chặt cây rồi đem bán. Bạn có thể kiếm được Silver Bar bằng cách chơi game không?
Có thể. Theo Ubisoft, có tới 1000 Siler Bar được chia thành 25 gói (mỗi gói 40 Bar) và giấu ở khắp nơi trong thế giới game. Lượng Bar này tương đương với khoảng $10 tiền thật. Bạn sẽ cần phải tìm tòi thật kỹ để kiếm được số tiền “cho không” này. Nghĩ theo hướng tích cực, thì tức là bạn đã được trả lại $10 trong số $60 mà bạn bỏ ra để mua game. Chúng có ảnh hưởng tới gameplay không? Xét về mặt kỹ thuật, thì chúng có, nhưng không nhiều. Các loại ngoại hình không có chỉ số, nên chúng chỉ khiến bạn đẹp hơn chứ không mạnh hơn. Một vài phương tiện vận chuyển được trang bị thêm súng, nhưng bản thân các loại xe ingame mà bạn nhận được sau khi hoàn thành nhiệm vụ cũng giống như vậy. Thứ duy nhất khiến bạn mạnh hơn một chút, là khẩu súng được đề cập ở trên. Tuy nhiên, xét một cách khách quan, thì chỉ số của khẩu súng này cũng không mạnh hơn súng thường được bao nhiêu.
Trong Far Cry 5 cũng sở hữu chế độ multiplayer mà bạn có thể sử dụng các loại súng mà mình mua được. Tuy nhiên, khi chơi ở chế độ này, tất cả các loại vũ khí đều sẽ có chỉ số giống nhau, nên thứ mà bạn mua được bằng tiền sẽ chỉ khiến bạn “nổi bật” hơn giữa đám đông nhờ “vẻ đẹp” mà thôi. Kết luận Tính tới thời điểm hiện tại, hệ thống microtransaction của Far Cry 5 có vẻ rất ổn và hợp lý. Ubisoft chưa đưa ra bất cứ thứ gì mà bạn chỉ có thể mua được bằng cách bỏ thêm tiền thật (trừ các bản DLC, tất nhiên). Chưa có loại trang bị nào có thể ảnh hưởng đến cân bằng của game. Bởi vậy, có thể nói rằng, mọi thứ vẫn đang hoạt động tốt đẹp với Far Cry 5.