Công trình xấu nhất Trung Quốc ẩn chứa 'vẻ đẹp của sự hỗn loạn'

Thành phố Hợp Phì (An Huy), nơi có công trình "xấu" nhất Trung Quốc và được coi như phiên bản lỗi của Tổ chim Bắc Kinh

Thành phố Hợp Phì (An Huy), nơi có công trình “xấu” nhất Trung Quốc và được coi như phiên bản lỗi của Tổ chim Bắc Kinh.

TIN LIÊN QUAN

Tổ chim là tên gọi của một sân vận động được xây dựng tại Bắc Kinh. Mục đích của công trình này là phục vụ Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008. Đây được coi là công trình mang tính bước ngoặt của Trung Quốc.

Được biết, công trình Tổ chim tiêu tốn một khoản đầu tư khổng lồ: hơn 2,2 tỷ NDT, tương đương gần 8 nghìn tỷ VND. Với tổng diện tích 258.000m vuông, sức chứa 91.000 người theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ thế mà công trình Tổ chim này trở thành biểu tượng văn hóa của Thành phố Bắc Kinh.

Tuy nhiên, ở thành phố An Huy, có một công trình được coi là phiên bản thu nhỏ của Tổ chim, nhưng thực chất trông nó giống một đống củi bằng kim loại hơn. Nhiều người mới nhìn lần đầu tiên còn coi đây là một đống sắt vụn khổng lồ.

Bảo tàng nghệ thuật ẩn dưới đống sắt vụn

Thực chất, đây là một bảo tàng nghệ thuật của thành phố, được khởi công từ năm 2007 và hoàn thành vào năm 2011, có diện tích 16.307m2. Với số vốn đầu tư khiêm tốn, chỉ khoảng 188 triệu NDT, hơn 660 tỷ VND, công trình này vẫn có thể coi là một trung tâm triển lãm cỡ lớn.

Ít ai biết, để sáng tạo ra được lối kiến trúc kì lạ, có phần xúc phạm người nhìn này, chính quyền thành phố đã mời về không ít nhà thiết kế, kiến trúc sư cùng làm việc với hy vọng có thể thực sự tạo ra một Tổ chim Bắc Kinh thu nhỏ.

Từ ngoài nhìn vào sẽ thấy, lớp bên ngoài của bảo tàng là vô số thanh trụ kim loại xếp chồng chéo lên nhau để tạo ra một mái vòm. Mọi người ví thiết kế này trông không khác gì một cái ổ gà khổng lồ. Thậm chí, ai cũng đồng ý nó là công trình xấu nhất Trung Quốc.

Trong quá trình xây dựng, có thể vì sở hữu kiến trúc khác lạ, bảo tàng nghệ thuật Hợp Phì gặp những vấn đề như thấm nước và kết cấu không ổn định, dẫn đến bị trì trệ đến 4 năm, mặc dù được xây dựng xong vào năm 2011, nhưng đến năm 2015 mới được chính thức đưa vào hoạt động.

“Vẻ đẹp của sự hỗn loạn”

Nhà thiết kế chính của công trình này là ông Mãnh Kiến Dân, kiến trúc sư trưởng của Công ty TNHH Nghiên cứu và Thiết kế Kiến trúc Thâm Quyến. Ông cho biết lối kiến trúc này hoàn toàn là có mục đích chứ không phải ngẫu nhiên.

Ông cho rằng đây là một đột phá về phương pháp xây dựng và kiến trúc, tuy nhiên chưa có nhiều người cảm thụ và đón nhận được nó.

Chi tiết hơn, lối kiến trúc của công trình này đi theo hướng hòa hợp giữa cảm tính và lý tính, là sự hài hòa giữa trật tự và hỗn loạn, sự kết hợp giữa ngẫu nhiên và quy tắc. Từ đó, để cảm thụ được hết tính nghệ thuật của công trình này thì phải là các chuyên gia, những người có kiến thức trong nghề chứ người bình thường không thể làm được.

Bảo tàng nghệ thuật có chiều cao 23 mét tính từ mặt đất và sâu 7 mét dưới lòng đất. Cấu trúc đan bằng que được xem là “phế thải xây dựng” mà mọi người nhìn thấy thực chất chỉ là một phần của tổng thể toàn kiến trúc mà thôi. Vào bên trong khám phá không gian dưới lòng đất mới thấy được sự độc đáo và tài tình của nhà thiết kế.

Trên thực tế, nghệ thuật cảm nhận ra sao là tùy vào mỗi người, không có khái niệm đẹp và xấu cho cái này hay cái kia.

Bởi vậy, nhà thiết kế mới cho rằng, những người đánh giá công trình này là xấu, là tệ hại, thì chỉ có thể giải thích đơn giản là họ cảm thấy như vậy, gu thẩm mỹ của họ là như vậy. Ông cũng hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều người cảm thụ được vẻ đẹp của công trình này hơn.

Xem thêm: Loại kem thần kì của Trung Quốc, đốt cũng không chảy