Thể thao điện tử Việt Nam – thị trường “non trẻ” đầy tiềm năng Khái niệm thể thao điện tử ra đời từ khá sớm, tuy nhiên vài năm trở lại đây cùng với sự phát triển của công nghệ và mạng Internet toàn cầu, ngành này đang trở thành một xu thế phát triển giải trí thời đại. Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường SuperData, thể thao điện tử eSports đang có giá trị lên đến 892 triệu USD với tốc độ tăng trưởng 19% mỗi năm. Dự đoán trong năm 2017 này ngành eSports sẽ vượt mốc lịch sử 1 tỷ USD giá trị. Thể thao điện tử Việt Nam cũng được dự đoán là một trong những thị trường sôi nổi và tiềm năng trong khu vực. Việt Nam là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về số lượng fan của thể thao điện tử (esport) với 2,8 triệu người vào năm 2016, dự kiến năm 2021 sẽ lên tới 9,1 triệu fan, tốc độ tăng trưởng đạt 5,2%. Theo sau đó là các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan. Số lượng người xem eSports ở Đông Nam Á sẽ có tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 36,1% trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019, từ 9,5 triệu năm 2016 lên 19,8 triệu năm 2019. Đây là tỷ lệ nhanh nhất toàn cầu, so sánh với thông số tương tự đạt 24,7% ở khu vực Mỹ Latin, hay con số trung bình toàn cầu là 19,1%.
Cùng với sự tăng trưởng của ngành thể thao điện tử là lợi ích tăng tỷ lệ thuận cho những đối tượng tham gia như game thủ, caster, streamer, nền tảng streaming game, khán giả, nhà tài trợ, nhà tổ chức… Cuộc chiến của các nền tảng Live Streaming tại Việt Nam Chính sự phát triển không ngừng nghỉ và ngày càng mạnh mẽ và sự bùng nổ của xu hướng Gaming Livestream đã tạo tiền đề để một loạt các nền tảng cho phép phát trực tiếp quá trình chơi game ra đời. Sức hút từ thị trường Việt Nam cũng thu hút các ông lớn về nền tảng Gaming Livestream từ nước ngoài, tiêu biểu nhất gần đây là “ông lớn” Youtube hay Facebook. Trước đây, người hâm mộ thể thao điện tử vẫn biết đến một số nền tảng Game Livestreaming như Youtube, Twitch,… Twitch được biết đến là nền tảng lâu đời nhất, được mệnh danh là “Website về Game Livestream lớn nhất Thế giới”, tập trung vào việc phát sóng trực tiếp các giải đấu. Tuy nhiên về khách quan sẽ khá khó khăn để cạnh tranh với các nền tảng Facebook Gaming và Youtube Gaming với những lợi ích về cộng đồng mà 2 ông lớn này mang lại. Trên thực tế, Twitch là người khổng lồ ở thị trường châu Âu với các con số ấn tượng không thua kém gì so với một nền tảng mạng xã hội. Tính đến năm 2017, Twitch đã có 9,7 triệu người sử dụng nội dung streaming mỗi ngày. Ngoài ra, trung bình mỗi tháng, có hơn 1 triệu người dùng tải video chơi game của họ lên đây và 45 triệu người xem khác.Tuy nhiên khi gia nhập thị trường đặc thù là VN nói riêng và Đông Nam Á nói chung, Twitch đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với người dùng, dẫn đến tình trạng các streamer dần quay lưng. Lý do twitch thất bại ở Việt Nam có thể kể đến 3 nguyên nhân chính sau: đầu tiên là yếu tố công nghệ và trải nghiệm người dùng còn hạn chế khi nền tảng này không hỗ trợ server, upload server tại Việt Nam và trải nghiệm của người dùng khi xem khá giật; thứ hai là Twitch không có những chương trình hay chính sách boost nội dung hay hình ảnh cho các creator/streamer, chính sách kiếm tiền từ twitch cũng không cởi mở; thứ ba là các hoạt động marketing còn yếu bởi chủ quan twitch vốn không coi Việt Nam là thị trường mục tiêu. Nhắc đến Youtube Gaming, về chất lượng video stream, Youtube hỗ trợ độ phân giải Full HD với mức 1080p và 60fps khiến cho chất lượng hình ảnh mà Youtube mang lại cho người xem là không phải bàn cãi. Một trong những đặc điểm nổi trội nữa của Youtube Gaming là nó cho phép bạn có thể dễ dàng tua lại một khoảng thời gian để xem lại tình huống mà mình mới bỏ lỡ. Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế ở Youtube Gaming như sự hạn chế về nội dung tùy thuộc vào ID của người đăng tải và cả sự thiếu sót trong khả năng phân loại nội dung live và nội dung recorded (được ghi lại). Thêm vào đó, vấn đề nội dung không được kiểm duyệt hiệu quả dành phù hợp với từng lứa tuổi dẫn đến làn sóng tẩy chay quảng cáo trên Youtube trong nhiều năm. Đứng dưới góc độ creator/streamer, Youtube gaming đang chính là nền tảng chậm chạp trong việc giúp các “nhà sáng tạo nội dung trực tiếp” phát triển cộng động hay hỗ trợ họ sản xuất nội dung một cách hiệu quả hơn trong bối cảnh các nền tảng khác đang phát triển nóng. Tất cả những vấn đề của Youtube dường như là một thách thức đối với Facebook Gaming nếu họ muốn trở thành nền tảng số 1 trên thị trường. Được phát triển dựa trên tính năng Facebook Live của nền tảng mạng xã hội lớn nhất Thế giới, Facebook Gaming kế thừa ưu thế vượt trội về lượng người dùng ước tính khoảng hơn 2 tỉ người và mức độ tương tác cực lớn. Điều này đem đến lợi ích cộng đồng vô cùng lớn cho các nhà sáng tạo nội dung creator/streamer giúp họ thu hút lượng fan cực lớn từ chính mạng xã hội – điều mà các nền tảng khác khó có thể làm được. OTA Network - Facebook Gaming đến muộn mà tiến nhanh: Cơ hội cho các creator/streamer bùng nổ trong năm 2019 Động thái mới nhất của Facebook trong việc đầu tư phát triển mảng Gaming là việc triển khai chương trình Facebook Gaming Creator. Lựa chọn đối tác độc quyền để triển khai chương trình này tại Việt Nam là OTA Network, Facebook Gaming Creator đang hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung về game – Game Creator/Streamer trong việc lan tỏa giá trị, thương hiệu cá nhân, hỗ trợ các tính năng giúp nâng cao chất lượng của video stream và đồng thời gia tăng thu nhập với việc livestream các video game. Một số tính năng nổi bật của Facebook Gaming có thể kể đến là việc cho phép các streamer phát video trực tiếp với chất lượng 1080p và 60fps. Facebook Gaming cũng sử dụng tính năng chat, ẩn bình luận và “cấm” người dùng khỏi kênh của streamer. Và quan trọng nhất, tính năng “Sao” sẽ là hình thức “donate” được áp dụng để người xem có thể sử dụng và ủng hộ cho các creator/streamer mà họ theo dõi.
Mạng lưới các nhà sáng tạo nội dung chuyên biệt về game hàng đầu Đông Nam Á – OTA Network được biết đến là đơn vị đầu tiên và duy nhất được Facebook “chọn mặt gửi vàng” để đánh chiếm thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam. Hiện nay, mạng lưới này quy tụ hàng loạt những gương mặt Streamer Việt có tên tuổi và đang rất được yêu thích hiện nay như Viruss, Tuấn Tiền Tỉ, Trâu TV, Chim sẻ đi nắng, Milona, v.v.
Mới đây Facebook Gaming và OTA Network phối hợp tổ chức sự kiện Vietnam Creators Summit 2018 – Sự kiện chuyên nghiệp và lớn nhất cho các nhà sáng tạo nội dung game vào 17-18/12/2018. Tại sự kiện, các creator/streamer đã có cơ hội chia sẻ và giao lưu trực tiếp với đội ngũ Facebook Gaming về thị trường, chính sách, cơ hội, thách thức của ngành công nghiệp tỷ đô. Có thể thấy, đứng trước sự bùng nổ của xu hướng Game Streaming và sự tiềm năng của thị trường Việt Nam, eSport đã và đang tạo ra những người nổi tiếng là các streamer, các creator có sức hút lớn trong cộng đồng giới trẻ. Đây là cơ hội vàng cho các bạn trẻ yêu thích nghề “stream” theo đuổi đam mê. Việc stream game giờ không chỉ là một trò tiêu khiển, giải trí lúc rảnh rỗi mà hoàn toàn có thể trở thành một ngành nghề tiềm năng với thu nhập khủng và được xã hội công nhận. Bên cạnh cơ hội đem đến nghề nghiệp và thu nhập ổn định, lượng fan hâm hộ khủng, có cợ hội được các nhãn hàng chọn mặt gửi vàng thì các creator/stream cũng phải đối mặt với thách thức khi theo đuổi công việc này: sự kiên trì và nghiêm túc với công việc, vấn đề xây dựng hình ảnh cá nhân, xây dựng cộng đồng fan hâm mộ, tuân thủ đúng các chính sách trong chương trình Facebook Gaming,…