Harvard bị đe dọa vị thế trường Đại học học giàu có nhất thế giới bởi một ngôi trường kém tên tuổi

Ngôi trường này đang kiếm hàng chục tỷ USD nhờ giá dầu mỏ tăng cao trong thời gian gần đây. 

TIN LIÊN QUAN

Mỗi ngày, Hệ thống Đại học Texas (UT System) kiếm được khoảng 6 triệu USD từ một vùng đất giàu khoáng sản mà họ quản lý trong mỏ dầu lớn nhất của Hoa Kỳ.

Nguồn khí thô và khí tự nhiên khổng lồ giúp UT System có khả năng vượt qua Đại học Harvard để trở thành trường giàu nhất trong hệ thống giáo dục đại học Hoa Kỳ. Cần lưu ý nguồn thu chủ yếu của Harvard đến từ tiền tài trợ và kinh doanh tài chính. 

Đại học Texas sở hữu khoảng 850.000 hecta trong lưu vực dầu mỏ Permian. Trong khi các trường đại học khác cố gắng giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, UT System lại đang cho 250 nhà khai thác mỏ thuê đất. 

Đất do UT System điều hành đang trên đà đạt doanh thu hàng năm tốt nhất từ trước đến nay do giá dầu tăng cao, dự kiến giúp trường thu về 42,9 tỷ USD (trong năm tài chính 2022). Trong khi đó, doanh thu của Harvard tính đến tháng 6 năm 2021 đạt 53,2 tỷ USD. 

So sánh doanh thu hàng năm của 3 trường Đại học: Harvard, UT System và Yale từ năm 2010 đến nay

William Goetzmann, giáo sư tại Đại học Yale nhận định: “Đại học Texas đang thu hàng đống tiền trong khi các trường khác gặp khủng hoảng tiền mặt.”

Thông thường, các trường Đại học giàu nhất thường kiếm tiền từ các khoản đầu tư mạo hiểm hay vốn cổ phần tư nhân. Trong năm ngoái, số tiền đầu tư giúp những trường này đem lại lợi nhuận kỷ lục, nhưng nguy cơ suy thoái kinh tế khiến mọi chuyện dần khó khăn.

Doanh thu dầu khí giúp bảo vệ UT System khỏi những nguy cơ đó. Ngay khi cả trường thu về lợi nhuận đầu tư âm, doanh thu dầu khí cũng đủ để trường bảo vệ giá trị tài sản.

Công nhận mỏ dầu làm việc trên đất của Đại học Texas

Trong khi đó, Harvard nhiều khả năng sẽ thua lỗ trong năm nay. Theo Bloomberg, lợi nhuận hàng năm trong 10 năm của trường tính đến tháng 6/2021 đạt mức thấp nhất so với 8 trường thuộc khối Ivy League. Năm 2018, UT System cũng từng vượt qua Yale để trở thành trường đại học giàu có thứ hai ở Mỹ nhờ giá dầu tăng.

Mặc dù vậy, Đại học Texas cũng nhận nhiều chỉ trích vì quá phụ thuộc vào dầu mỏ trong khi tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.

Để làm hài lòng công chúng, họ đang bắt đầu sử dụng vùng đất mới ở phía Tây Texas mà mình quản lý để xây dựng các dự án năng lượng gió và năng lượng mặt trời.

William R. Murphy, Jr., một quan chức quản lý đất đai tại UT System cho biết: 

“Những vùng đất này có tiềm năng sản xuất năng lượng mặt trời và gió quy mô lớn. UT System đang mong đợi doanh thu tăng đáng kể trong các lĩnh vực năng lượng mới nổi.”