Kiếm tiền nhờ nỗi sợ của người khác trên TikTok

Những nội dung cảnh báo về bắt cóc, tội phạm,...tràn làn trên TikTok được đánh giá là vừa vô dụng, vừa gây hoang mang cho người xem. 

Những nội dung cảnh báo về bắt cóc, tội phạm,…tràn làn trên TikTok được đánh giá là vừa vô dụng, vừa gây hoang mang cho người xem. 

TIN LIÊN QUAN

Người dùng TikTok gần đây có thể dễ dàng nhận thấy nền tảng này xuất hiện ngày càng nhiều các video về mẹo vặt, biện pháp phòng thân khi gặp tai nạn,…hoặc những biện pháp an toàn khác.

Video về nỗi sợ bị theo dõi, bám đuổi trở thành hiện tượng mới trên TikTok.

Ví dụ, một video có nội dung nhắc nhở người thuê nhà hoặc thuê phòng khách sạn hãy chú ý đến một số chi tiết trong căn phòng. Người làm video chỉ ra những chỗ mà người khác có thể giấu camera quay lén để phục vụ mục đích phi pháp. Chưa dừng lại, những người làm video kiểu dạng này tự nhận là chuyên gia an ninh và có thể tư vấn những giải pháp an toàn tốt nhất.

@Telaboy314, TikToker có thể coi là người đi đầu trong việc reo rắc nỗi sợ và sự bất an trên TikTok. Kênh của anh ta có hơn 53.000 lượt theo dõi, hầu hết mọi người đều tò mò về những video TikToker này làm với nội dung kiểu như: khám phá lỗ thông gió, bí mật ổ cắm điện ở các căn phòng cho thuê,…TikToker này còn bày cho người xem cách phát hiện khi có người lén mở cửa phòng, đó là đặt đồ vật gì đó lên tay nắm cửa hoặc kẹp 1 sợi chỉ vào bản lề giống như trên phim.

“Video đầu tiên của tôi là kiểm tra xem gương trong nhà tắm của khách sạn có đúng là gương 1 chiều hay không, sau khi đăng video lên TikTok và đi ngủ, sáng hôm sau tôi bất ngờ khi nhận về hơn 5 triệu lượt xem. Thế là tôi đã tìm ra hướng đi mới cho kênh của mình”. @Telaboy314 trả lời.

Kiếm tiền bằng nỗi sợ của người khác

Sự viral của những video kiểu dạng như vậy đã làm người xem ngày càng cảm thấy bất an và lo lắng hơn. Hơn 2 tỷ video gắn hashtag #safetytips (mẹo an toàn) đã xuất hiện trên TikTok, trong đó hơn 51 triệu video là các mẹo vặt phòng thân cho nữ giới.

Hàng loạt video về cảnh báo an toàn xuất hiện trên TikTok. Ảnh: Cathryn Virginia.

Tuy nhiên, những phương pháp này được đánh giá là vô căn cứ và không thực tế. Các chuyên gia an ninh thực thụ cho rằng chúng quá nhảm nhí và người làm video chỉ muốn nổi tiếng nhanh nhất có thể.

Ở Mỹ, nhiều đối tượng đang kinh doanh dựa trên nỗi sợ của người dân. Họ làm video để quảng cáo cho các giải pháp an toàn cao cấp, người xem nếu muốn có cuộc sống “bảo mật” nhất có thể thì hãy liên lạc để họ tư vấn thêm.

Nhưng, nhiều người vẫn cho phép bản thân bị đánh lừa để chữa bệnh tâm lí. Họ cho rằng bản thân đã an toàn và yên tâm về điều đó.

Thực tế, cảm giác an toàn sẽ rất nhanh biến mất khi mọi chuyện được kiểm soát, và thực ra là chẳng có gì đáng để lo cả. Nhưng sự thỏa mãn khiến họ không thể ngừng lại.

Hầu hết mọi người đều sợ bị nhìn trộm, bị quay lén khi thuê phòng khách sạn hoặc nhà nghỉ. TikTok tràn lan những mẹo để phòng tránh chuyện này xảy ra, tuy nhiên không có giải pháp nào thực sự hữu ích được đưa ra.

Một trong những đối tượng bị nhắm đến nhiều nhất là Airbnb, hệ thống cho thuê nhà cao cấp. Đại diện Airbnb khẳng định:

“Chúng tôi có hơn 1 tỷ lượt đăng kí thuê nhà, gần như chẳng bao giờ khách hàng phàn nàn về vấn đề an ninh và sự riêng tư vì những căn hộ của chúng tôi luôn là cao cấp nhất”.

@JanelleandKate, TikToker chuyên làm những trò chơi khăm, giờ đây bẻ lái sang làm nội dung về các biện pháp phòng thân cho chị em:

“Nếu các chị em mà thấy đồ vật trên tay nắm cửa rơi xuống, hoặc có tiền kẹp ở cửa kính oto, hãy bỏ chạy hoặc báo cảnh sát ngay nhé”. Người này chia sẻ.

Một số mẹo vặt được cung cấp như luôn kiểm tra cốp xe và băng ghế sau oto trước khi lên xe để phòng trường hợp có kẻ nấp sẵn ở đó. Những video kiểu này mang về cho nữ TikToker hàng triệu lượt xem và lượng tương tác khủng. Tuy nhiên, khi đăng tải video lên các nền tảng khác ngoài TikTok như YouTube hay Instagram, chúng ngay lập tức bị gỡ bỏ với lý do thông tin sai lệch.

Tư tưởng sai lệch

Tương tự như vấn đề camera quay lén trong khách sạn, các video cảnh giác về nạn bắt cóc, tấn công đường phố cũng thu hút nhiều người tò mò trên TikTok. Chúng thu về những lượt tương tác khủng trong thời gian dài.

Thực tế, các chuyên gia đánh giá rằng tội phạm không bao giờ hành động bừa bãi và có quá nhiều sơ hở như những gì các video nói. Megan Cutter, Giám đốc của đường dây nóng chống buôn người tại Mỹ cho rằng, những video kiểu này sẽ chỉ làm cho người dân ngày càng bất an hơn và có cái nhìn sai lệch về độ nghiêm trọng của tình hình.

Người dùng cần cẩn trọng, tránh rơi vào bẫy nỗi sợ trên Internet. Ảnh: freepik.

Polaris Project đã đưa ra một báo cáo vào năm 2020 cho thấy, đa số những vụ bắt cóc đều có điểm chung là thủ phạm và nạn nhân có quen biết nhau từ trước, hiếm khi có ai đó bị bắt cóc bởi một người xa lạ. Theo đó, 42% nạn nhân bị bắt cóc bởi người trong gia đình, 39% là từ bạn bè hoặc người quen, người yêu cũ,…

Jeff Hancock, Giám đốc phòng thí nghiệm truyền thông xã hội Đại học Stanford (Mỹ) cho biết, những video nổi tiếng trên mạng xã hội có thể tác động tiêu cực đến nhận thức của người xem. Điều này giúp lan truyền những thông tin sai lệch và khiến dư luận lo lắng hơn.

Những nội dung vô bổ được ngụy trang dưới dạng các yếu tố hàng ngày làm người xem tưởng rằng cuộc sống luôn luôn nguy hiểm như vậy. Thực ra họ không biết rằng đó chỉ là nỗi sợ chung của mọi người và các TikToker đang trục lợi từ đó.

“Hoang tưởng, mất niềm tin vào cuộc sống, tôi không chắc những người làm video này đang thực sự muốn người xem cảnh giác hơn hay là muốn kinh doanh từ nỗi sợ của họ”. Hancook nói.