TIN LIÊN QUAN
Thiên nhiên hoàn toàn có thể thay đổi, miễn là có bàn tay con người tác động. Thật vậy, chỉ trong 10 năm qua, rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng đã “biến mất” theo đúng nghĩa đen. Chúng vừa là sự tiếc nuối, vừa là lời cảnh báo cho sự tàn phá của con người.
1. Vòm đá tại bãi biển Legzira, Morocco
2. Rạn san hô tại đảo Christmas, Úc
Các chuyên gia đến từ đại học Victoria đã xác định cho biết chỉ 5% số san hô còn sót lại tại đảo Christmas sau hiện tượng El Niño vào năm 2016. Hiện tượng này khiến nước biển nóng lên bất thường, gây ra bão và mưa lớn. Đây là nơi có rạn san hô lớn nhất thế giới và là điểm lặn vô cùng hút khách. Sự biến mất của chúng khiến khách du lịch vô cùng thất vọng.
3. Đảo Faroe
Đây là một hòn đảo nhỏ của Đan Mạch với khoảng hơn 50.000 dân cư. Tuy không hẳn là biến mất nhưng rất nhiều hoạt động du lịch ở đây đã bị tạm dừng, nguy cơ cao là dừng hoạt động vĩnh viễn từ năm 2020 do hoạt động này gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Để đảm bảo giữ cân bằng sinh thái cũng như cảnh quan, chính phủ không còn cách nào khác ngoài chính thức đóng cửa các hoạt động du lịch nơi đây.
4. Vòm đá Darwin ở quần đảo Galápagos, Ecuador
Vào tháng 5 năm 2021, vòm đá tự nhiên nổi tiếng được đặt tên theo nhà sinh vật học người Anh Darwin đã sụp đổ hoàn toàn. Nguyên nhân được xác định là do sự xói mòn. Địa điểm tham quan du lịch này từng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới với hệ sinh thái biển phong phú gồm nhiều loại động – thực vật biển.
5. Làng Dolomites, Italy
Một cơn bão đã quét qua ngôi làng miền núi Dolomites nước Ý khiến ít nhất 17 người thiệt mạng. Ước tính gần 15 triệu cây cối cũng bị phá hủy làm cả khu rừng từng được coi là “tiên cảnh” bị xóa sổ mãi mãi. Có lẽ phải rất lâu nữa Dolomites mới có thể “hồi phục” được.
6. Sông băng Chacaltaya, Bolivia
Dòng sông băng 18.000 tuổi Chacaltaya ở Bolivia được xác định là đã tan chảy hoàn toàn vào năm 2009. Lý do là Trái đất đã nóng lên. Sự việc này kéo theo khu trượt tuyết cao nhất nhì thế giới trên đỉnh núi đã phải đóng cửa vĩnh viễn. Trước đó, sự tan chảy của Chacaltaya đã được dự đoán nhưng các nhà khoa học cho rằng phải đến 2015 nó mới tan chảy. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn dự kiến.
7. Vách đá Hillary, đỉnh Everest
Những người muốn chinh phục đỉnh Everest – nóc nhà của thế giới chắc không còn xa lạ gì cái tên Hillary. Tuy nhiên một trận động đất kinh hoàn ở Nepal vào năm 2015 khiến cho vách đá cao 12m này sập hoàn toàn, để lại nhiều tiếc nuối cho dân leo núi.
8. Sông Slim, Canada
Vào đầu năm 2017, toàn bộ con sông Slim thuộc lãnh thổ Yukon, Canada đã gần như bốc hơi chỉ sau một đêm trong sự ngỡ ngàng của người dân địa phương và truyền thông. Sau đó, thủ phạm làm Slim biến mất được cho là nhánh sông băng Kaskawulsh, vốn là nguồn cấp nước chính cho con sông này. Sông Kaskawulsh đã đột ngột chuyển hướng sang cấp nước cho một con sông khác làm Slim cạn kiệt.
9. Quần đảo Solomon, Papua New Guinea
Trong khoảng những năm 2010, ít nhất 5 hòn đảo thuộc quần đảo Solomon đã bị nước biển nhấn chìm. Nước biển dâng vẫn đang tiếp tục khiến nhiều hòn đảo thuộc khu vực này gặp nguy cơ nên chính quyền đang phải cố gắng lên kế hoạch di cư cho người dân.
10. Công viên quốc gia Twelve Apostles Marine, Úc
5 trong số 12 khối đá đại diện cho 12 vị tông đồ trong Kinh thánh nằm dọc trên cung đường Great Ocean Road, Úc đã đổ sập và vỡ vụn vì thời tiết khắc nghiệt. Các khối đá này vốn đã sừng sững ở đó hàng ngàn năm, gắn liền với nhiều truyền thuyết tâm linh của người dân địa phương.