Đã qua rồi cái thời ai thích game nào thì chơi game nấy. Giờ trước khi chơi phải đi khảo sát xem con nào đang hot, con nào sắp chết. Đấy là cách chọn theo lẽ thông thường, còn với mấy bạn game thủ lâu năm tự nhận mình là kẻ có đầu óc thì chỉ chơi những con game nổi tiếng từ trước ở nước ngoài. Những con game tàu mang nhãn mác Trung Quốc hoặc có nhiều tính năng bị coi là “đạo nhái” game khác thì bị coi là hạ đẳng, rẻ tiền. Sự phân biệt kì thị này đang là nguyên nhân gây ra cuộc khẩu chiến không hồi kết giữa các tựa game đông người chơi hiện nay và tôi thì chứng kiến hàng ngày.
Tôi cũng không biết từ bao giờ mà một bộ phận cộng đồng game thủ lại bắt đầu không chơi game một cách đơn thuần nữa, thay vào đó là chuyển sang quan tâm tìm tòi đến các khía cạnh khác của game rồi bỏ ra thời gian phân tích bình luận như các nhà giám nghiệm game sành sõi. Nào thì “con game này của hãng ABC nổi tiếng từ lâu, được giải thưởng này nọ và có các đấu trường chuyên nghiệp. Chơi mấy con này mới xứng đáng với thời gian tiền bạc, mới nâng được vị trí của bản thân. Ngược lại thì con game kia chỉ là của một công ty nhỏ bên Trung Quốc, nhân vật màu mè, chơi toàn auto không não…chơi cho mất giá trị con người”. Đây chỉ là một trong số hàng trăm lời bình phẩm tranh luận của đám bạn cùng game mà tôi nghe được trong các cuộc nói chuyện sau khi kết thúc trận rank.
Có thể bạn muốn xem: Bí ẩn rợn người về Killswitch – tựa game ma ám kỳ lạ nhất lịch sử
Tôi thì chẳng dám phản bác ý kiến gì vì vốn dĩ tôi không có tìm hiểu kĩ những thông tin cơ bản về game đang và sắp chơi. Tôi chỉ đơn giản là thấy con nào thấy hợp với mình thì tải để trải nghiệm. Chẳng biết là do may mắn hay sao mà mấy game tôi chọn toàn thuộc loại “đáng chơi”, “thượng đẳng” theo lời số đông nhận xét. Họ khen game mình hay chưa đủ mà bắt đầu bẻ lái đánh giá chê bai những tựa game khác cùng thể loại mặc dù nó chẳng có tội lỗi gì. “Con game kia mày đừng có chơi nhé, toàn bọn trẩu chưa đủ 18 nó mới chơi. Game gì mà cái gì cũng phải nạp tiền, pay to win, không thể hiện được trình độ của game thủ, dăm ba bữa nữa là sập cứ coi đi” – Những câu nói mang ý khinh miệt thế này đã trở thành một phần không thể thiếu trong những buổi trò chuyện giữa giữa hội game thủ.
Bỏ qua vấn đề chất lượng của từng game vì cái này phải là người có kinh nghiệm trong nghề làm game thì mới có khả năng đánh giá thực chất. Mà cho dù con game ấy có vẻ không được hay và có phần sao chép những đàn anh đi trước thì chúng ta cũng không nên phản ứng mạnh đến mức tẩy chay hay chửi bới những game thủ đang chơi trò đó.
Việc tranh luận chơi game nào là đúng sai hay thái độ của cộng đồng game nào tốt hơn tuỳ thuộc vào chính những người chơi game ấy. Không phải vì chúng ta đang chơi game này mà có quyền tỏ ra khinh miệt những sản phẩm khác. Chơi game nào là quyền tự do của mỗi người. Có lần một số newbie lò dò vào game của tụi tôi chơi và có up bài xin nhờ người chỉ dẫn thì nhận được những lời xua đuổi chỉ vì các bạn đó từ một tựa game khá tai tiếng chuyển qua.
Game tệ thì người chơi nó cũng không thể bị gán cái mác tệ theo được. Tôi không hiểu hạ thấp game khác thì có thể làm cho game mình đang chơi nâng tầm lên được sao. Nhiều khi muốn đi giao lưu làm quen mà bị gán mác nằm trong cộng đồng game toxic chuyên so sánh tỏ ra thượng đẳng khiến cho tôi gặp không ít khó khăn. Tôi muốn chỉ dẫn lôi kéo thêm người chơi mới nhưng bạn tôi lại gạt đi vì cho rằng lũ kia suốt ngày chỉ biết mấy cái chế độ auto, trả tiền để thắng thì có dạy sao cũng không khá lên được. Còn newbie sau khi cố gắng làm quen để trải nghiệm nhưng nhận lại sự kì thị gay gắt thì họ lại quyết định trở lại game cũ và ủng hộ cuộc khẩu chiến tranh giành xem game nào xịn hơn.
Chỉ cần một thao tác tìm kiếm trên mạng bạn sẽ dễ dàng thấy những meme, hình chế so sánh giữa hai hay nhiều tựa game với nhau. Có đủ các cấp độ từ vui đùa đến thoá mạ và chúng nhận được sự phản hồi mạnh mẽ từ cộng đồng game thủ. Bênh vực có, phản bác có mà đứng giữa trung gian cũng không thiếu nhưng thông thường kết quả là khó phân thắng bại. Chỉ tội cho những ai chơi hết cả mấy tựa game đó chạy đi phân bua giải hoà chỉ như muối bỏ biển.
Chỉ cần một thao tác tìm kiếm trên mạng bạn sẽ dễ dàng thấy những meme, hình chế so sánh giữa hai hay nhiều tựa game với nhau. Có đủ các cấp độ từ vui đùa đến thoá mạ và chúng nhận được sự phản hồi mạnh mẽ từ cộng đồng game thủ. Bênh vực có, phản bác có mà đứng giữa trung gian cũng không thiếu nhưng thông thường kết quả là khó phân thắng bại. Chỉ tội cho những ai chơi hết cả mấy tựa game đó chạy đi phân bua giải hoà chỉ như muối bỏ biển.