TIN LIÊN QUAN
Những nơi khô cằn như sa mạc cũng có một số loài cây có thể sinh sôi và phát triển. Thế nhưng, tại Trung Quốc có một thành phố kì lạ đến mức, hàng nghìn năm qua vùng đất này không có nổi 1 cây xanh. Thậm chí, tình trạng tồi tệ đến mức chính quyền đã treo thưởng hơn 300.000 NDT, tức khoảng 1 tỷ đồng cho bất cứ ai trồng được 1 cây xanh ở đây. Món hời có vẻ dễ ăn nhưng đến nay vẫn chưa ai làm được, vậy nguyên nhân là do đâu.
Không trồng nổi 1 cây xanh trong hàng nghìn năm
Thành phố kỳ lạ này có tên là Nagqu. “Nagqu” trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là “Sông đen, nước đen”. Tọa lạc ở khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, với diện tích tới hơn 450.000 km2 nhưng dân cư cực kì thưa thớt, chỉ khoảng hơn 400.000 người. Một phần là do nơi đây vẫn khá hoang sơ và đậm chất nông thôn.
Được ví như viên ngọc của cao nguyên Thanh Tạng, Nagqu sở hữu nhiều điểm du lịch thu hút như đồng cỏ Changtang, khu bảo tồn Yamtung, các tu viện, hồ thiêng Namtso… Ngoài ra còn có nhiều khu suối nước nóng cùng với các khu bảo tồn động vật khá lớn. Có tới hơn 1.000 hồ lớn nhỏ nằm rải rác trên các đồng cỏ của cao nguyên Nagqu.
Thế nhưng, tuy có tiềm năng du lịch là thế nhưng phải nói là tìm được 1 cây xanh ở đây đúng là khó hơn lên trời.
Nhiều nguyên nhân khiến cây xanh ở nơi này “tuyệt chủng”
Thứ nhất phải kể đến lớp băng dày gần như là vĩnh cửu ở Nagqu. Trong cuốn “Quách Thác Đà trồng cây” có nói về điều quan trọng nhất của trồng cây là: “Việc đầu tiên cần đảm bảo rễ cây căng và đất được nén chặt đều”. Tuy nhiên do vị trí địa lý nằm trên cao nguyên Tây Tạng, một trong những nơi có lớp băng vĩnh cửu và dày thuộc loại nhất nhì thế giới, cây cối ở đây không thể sinh trưởng và ra rễ nổi.
Thứ 2 là nguyên nhân do không khí. Theo các báo cáo, không khí ở đây quá loãng, không hề thích hợp để thực vật phát triển. Không khí là yếu tố quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp của cây. Lượng oxy trong không khí được các nhà khoa học đo đạc và kết luận rằng có thể dưới 20%, điều này làm cho quá trình hô hấp của cây bắt đầu suy giảm dẫn đến sinh trưởng bị hạn chế.
Với độ cao trung bình trên 4.200 m so với mực nước biển, cộng thêm việc nằm trọn vẹn trong cao nguyên nên lượng oxi trong không khí ở đây càng thấp hơn, dưới cả mức tối thiểu để cây cối có thể tồn tại được chứ chưa nói gì đến sinh trưởng.
Gió mạnh cũng là một nguyên nhân đáng chú ý. Kiểu thời tiết điển hình của cao nguyên Tây Tạng là khí hậu khô, ít mưa, nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày và đêmtaoj ra những cơn gió mạnh, gây khó khăn cho cây cối phát triển.
Đỉnh điểm là vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tức đang trong thời kỳ khô hạn, gió mạnh đến nỗi những cây đại thụ khổng lồ cũng có thể bị quật ngã. Chính vì vậy, cây cối ở đây thường “biến mất” không dấu vết sau những đợt gió mạnh như vậy.
Lượng mưa cũng quá hạn chế cản trở quá trình sinh trưởng của cây cối, khi mà lưu lượng chỉ khoảng 400 mm một năm.
Theo tờ Xinhuanet, tình trạng vắng bóng cây xanh ở Nagqu khiến cho nhiều người tới đây làm việc gặp khó khăn trong việc thích nghi. Có nhiều người còn tranh thủ ngày nghỉ bắt xe buýt xuống thành phố Lhasa chỉ để tìm đến 1 bóng cây râm mát và ngồi đó.
Tuy nhiên, người dân Nagqu vẫn không tin vào sự thực này. Chính quyền thành phố mong muốn tìm ra 1 cách để giải quyết tình trạng này. Họ thậm chí còn treo thưởng tới 300.000 NDT (hơn 1 tỷ đồng) cho ai trồng thành công 1 cây xanh ở Nagqu.
Quyết tâm phủ xanh thành phố của người dân
Nhiều cán bộ của Chi cục Lâm nghiệp, các binh lính đóng quân tại Nagqu cùng nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã quyết tâm khắc phục tình trạng trên bằng nhiều dự án xanh.
Nhiều thử nghiệm được tiến hành với nhiều mẫu đất và cây khác nhau, họ chọn những loại cây có thể chịu được khí hậu khắc nhiệt và gió to như sơn liễu, cây bách, cây sa mu, vân sam để trồng.
Dù các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra những môi trường thuận lợi nhất, nhưng toàn bộ số cây non thử nghiệm cũng không thể sống sót nổi.
Năm 2016, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã khởi động 1 dự án phủ xanh tại Nagqu, mục tiêu là phát triển công nghệ cây trồng, phủ xanh thành phố.
Nhiều loại cây thân gỗ với sức chịu đựng cao, thích hợp với các môi trường khắc nhiệt đã được lựa chọn. Những loại cây này đều được thu hạt giống từ trong tự nhiên, chọn ra những cá thể tốt nhất, sau đó trồng trong mái vòm, bổ sung vitamin, tưới nước trộn phân đặc biệt,…
Theo thông tin từ trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, sau đó, các nhà khoa học đã xây các tấm năng lượng mặt trời để sản xuất điện truyền xuống mạng lưới dây đồng được đặt trên mặt đất nhằm sinh nhiệt. Nhiệt độ của đất tăng lên giúp cho lớp băng tan chảy thì cây mới có thể ra rễ. Cuối cùng chúng đã được lai tạo thành công.
Xem thêm: Chồng phát hiện bị cắm sừng nhờ oto cảnh báo ‘rung bất thường’