Tổng hợp những tựa game đáng chơi đầu thế kỷ 21 – P.1

Hãy cùng Mọt Game điểm qua 50 tựa game đáng chơi nhất của thế kỷ 21 mà ngành công nghiệp game đã mang đến cho chúng ta nhé.

Thế giới vừa bước qua 2 thập kỷ của thế kỷ 21, nhưng đối với game thủ chúng ta, đó thực sự là một khoảng thời gian quá dài với biết bao sự thay đổi thăng trầm trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử. Hãy cũng Kênh Tin Game điểm qua 50 tựa game đáng chơi nhất trong những năm đầu thế kỷ 21 nhé.

Những game thế giới mở đáng chơi trong 2 thập kỷ qua – P.1
Những game thế giới mở đáng chơi trong 2 thập kỷ qua – P.1
Thể kỷ 21 là khoản thời gian tương đối thú vị đối với ngành công nghiệp game đồng thời cũng là thời kỳ hoàng kim của game ‘thế giới mở’.

Xin lưu ý, tiêu chí đánh giá xếp hạng có phần chủ quan của người viết.

50. SingStar (2004)

SingStar lúc đầu là một series game karaoke dành riêng cho hệ máy PS2, nhưng sau đó đã được nâng cấp lên để có thể hoạt động trên hệ máy PS3 và PS4. Khi đọc đến đây, có thể có một số bạn sẽ hỏi SingStar là cái game gì mà sao mình chưa bao giờ nghe qua.

Thực sự mà nói, thì SingStar có vẻ không được nổi trội lắm lắm ở thị trường Việt Nam nói riêng hay ở thị trường của các nước Đông Nam Á nói chung lúc bấy giờ. Thế nhưng, với các nước phương Tây, lấy ví dụ như Mỹ, thì đây là một tựa game cực kỳ đính đám với hơn 12 triệu người chơi và hàng triệu bản game đã được bán ra.

Tổng hợp những tựa game đáng chơi nhất thế kỷ 21 - P.1 

Nói về Karaoke, thì đây được xem là một trong những hoạt động trào lưu cực kỳ nổi tiếng ở những năm đầu của thế kỷ 21. Phải có đến hàng triệu, thậm chí là cả hàng tỉ người trên toàn thế giới đều rất thích hát karaoke, hoặc chí ít là thích được ngồi nghe người khác ‘gào thét’. Đó cũng chính là một trong những ưu điểm đã khiến cho tựa game này trở thành một trong những game âm nhạc nổi bật nhất. Không chỉ dừng lại ở đó, SingStar còn hỗ trợ tính năng đánh giá và chấm điểm giọng hát, tạo nên tính cạnh tranh cho các ‘ca thủ’ thể hiện bản thân của mình.

49. Katamari Damacy (2004)

Katamari Damacy là một game ‘siêu kỳ cục’ nhưng không kém phần vui nhộn, hài hước. Được phát triển theo phong cách ‘game bựa’ đến từ Nhật Bản. Trong tựa game này, bạn sẽ bắt đầu với một trái banh sở hữu một lực hút siêu mạnh tên là Katamari, có thể hút tất cả mọi thứ, nhấn mạnh là TẤT CẢ MỌI THỨ nhé.

Tổng hợp những tựa game đáng chơi nhất thế kỷ 21 - P.1 

Bạn càng lăn thì trái banh sẽ càng hút các vật thể lại với nhau hơn, càng nhiều vật thể thì trái banh sẽ càng phình to hơn. Bạn bắt đầu từ việc hút những thứ nhỏ nhắn như trái táo, chén dĩa và kết thúc bằng những tòa nhà văn phòng khổng lồ. Với lối chơi điên rồ, lập dị bậc nhất nhưng lại không kém phần đáng yêu, đã khiến cho Katamari Damacy trở thành một kiệt tác cho sự tinh khiết nhất trong niềm vui khi chơi game.

Mọt cũng chia sẻ thêm tí thông tin mà rất ít người biết, tựa game này ban đầu là một dự án nhỏ, dành cho trường học của hãng Namco (tránh nhầm lẫn với Bandai Namco), với ngân sách phát triển không tới 1 triệu USD. Thế mà cũng không hiểu lý do tại sao khi ra mắt, nó lại càn quét hết tất cả các bảng xếp hạng với số điểm cao ngất ngưỡi (từ 9 trở lên) trong đánh giá ở các trang tin game uy tín trên toàn cầu.

Trong suốt 17 năm vừa qua, tính từ 2004 cho đến nay, đã có rất nhiều hậu bản của Katamari Damacy được tung ra thị trường và hầu hết đều nhận được nhiều đánh giá tích cực. Đây cũng là điều khiến cho Mọt cảm thấy rất hoang mang và không hiểu vì sao một trò lăn bóng cực kỳ đơn giản, lại có thể thành công như thế.

48. Journey (2012)

Journey mang đến cho game thủ nhưng trải nghiệm thuần khiết, cùng với những bản nhạc, tông màu sắc và lối chơi khá đơn giản. Đấy là những yếu tố đã góp phần giúp cho tựa game này có thể tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ và quan trọng nhất là truyền đạt được những cảm xúc đó đến với người chơi.

Tổng hợp những tựa game đáng chơi nhất thế kỷ 21 - P.1 

Tại triển lãm nghệ thuật được tổ chức tại viện bảo tàng Victoria & Albert ở London, Journey còn được mang ra làm ví dụ điển hình cho nghệ thuật trong thế giới trò chơi điện tử.

47. Dead Space (2008)

Dead Space được xem là một kiệt tác của dòng game kinh dị, Mọt sẽ cố gắng ‘túm váy’ những trải nghiệm của mình sau khi ‘phá đảo’ tựa game này trong một câu như sau: ‘Đây là một game mang lại cảm giác căng thẳng tột độ giữa sự kết hợp của series game Resident Evil và series phim Alien nổi tiếng…’

Đến với Dead Space, người chơi sẽ hoá mình vào Isaac Clarke – một kỹ sư bảo trì tàu vũ trụ – mắc kẹt trong một con tàu vũ trụ khổng lồ và không có cách nào để liên lạc với đội cứu hộ. Tất nhiên, đã là game kinh dị về chủ đề vũ trụ thì không thể nào không nhắc đến những quái thú ngoài hành tinh. Con tàu này đã bị tấn công bởi một loài sinh vật kì dị có tên là Necromorphs, chúng tiêu diệt thủy thủ đoàn và sau đó xâm nhập vào thân xác của họ, biến họ thành những thây ma cực kì nguy hiểm và đáng sợ.

Đừng vui mừng khi đọc 2 từ ‘thây ma’ mà vội nghĩ rằng mình đủ bản lĩnh để chiến đấu với chúng. Necromorphs tạo ra những xác sống còn khủng khiếp và đáng sợ hơn ‘dăm ba’ con zombie chậm chạp xuất hiện trong seriess The Walking Dead. Nhìn chung, Dead Space rất thành công trong việc tạo ra cho người chơi một chuyến phiêu lưu sinh tồn đầy tăm tối nhưng không kém phần máu me, ghê rợn.

46. Limbo (2010)

Limbo là một game kinh dị giải đố rất đáng chơi, xoay quanh một cậu bé đang trốn chạy khỏi cái chết. Đây có lẽ là một trong số những game khởi đầu cho thời kỳ phục hưng của thể loại game indie, bắt đầu từ năm 2010 trở đi.

Limbo được thiết kế theo phong cách đơn sắc và có thời gian chơi tương đối ngắn, nhiệm vụ chính của người chơi khá đơn giản, đó là chạy một mạch từ đầu game đến cuối game, song song với việc canh thời gian, nhịp điệu của game để điều hướng nhân vật và giải đố.

Nghe thì có vẻ khá đơn giản nhưng độ khó của nó lại không hề giản đơn một chút nào. Game không có cốt truyện rõ ràng, chỉ là một cuộc hành trình đi từ A đến B của một cậu bé không tên mà thôi, thế nhưng khi chơi lại chết rất rất nhiều lần. Nhưng như Mọt đã nói thì Limbo mở đầu cho thời kỳ thống trị của dòng game Indie tiếp theo sau đó như Inside, Dead Cells…

Còn tiếp…

Bạn đã đăng ký kênh Youtube của Kênh Tin Game chưa?!