Gabe Newell – Tổng giám đốc điều hành Valve Corporation khẳng định
Kể từ những ngày đầu thành lập, Valve đã luôn trung thành với khái niệm thương hiệu “Open your eyes. Open your mind” (Mở rộng tầm mắt, mở mang đầu óc). Quan điểm này đã được cụ thể hóa thành những hình ảnh rất đặc trưng với các logo hình van được lắp ở mắt và đầu.
Hai mươi năm sau, họ vẫn tuân thủ ý tưởng ban đầu. Trong một cuộc phỏng vấn cách đây không lâu, Gabe Newell (chủ tịch, đồng sáng lập Valve, còn được gọi là G Fat) đã hé lộ thông tin: để cho phép người chơi trải nghiệm game nhập vai toàn diện hơn, công ty hiện đang nghiên cứu công nghệ giao diện máy tính não VR BCI và OpenBCI.
Ông thừa nhận việc một vài ý tưởng này có thể quá đỗi siêu việt, và rằng những buổi thảo luận của ông xoay quanh công nghệ BCI “chẳng khác mấy khoa học viễn tưởng”. Nhưng cũng theo ông Newell, các nhà phát triển game sẽ phạm sai lầm nếu như không đầu tư vào công nghệ BCI trong tương lai gần.
“Chúng tôi đang thực hiện dự án mã nguồn mở cho phép bất cứ ai cũng có thể sở hữu công nghệ đọc tín hiệu não chất lượng cao bằng mũ đội đầu, thông qua nhiều phương thức khác nhau”, ông Gabe Newell nói. Hiện tại, Valve đang cộng tác với OpenBCI để hiện thực hóa khả năng này.
Có thể bạn muốn xem: Hack game Pokemon rồi đi bán lại, nam game thủ bị cảnh sát bắt giữ
Nói một cách đơn giản, công nghệ giao diện não-máy tính là kết nối các thiết bị bên ngoài trực tiếp với não người, thay vì báo cáo thông tin thu thập được lên não thông qua các giác quan như xúc giác hay thị giác. Thông tin thu thập được truyền tải sẽ bao gồm cả cảm giác và hình ảnh.
Tương tự, trên giao diện máy tính-não, việc trao đổi thông tin hai chiều cũng có thể được hoàn thành bằng cách gửi trực tiếp các lệnh đến giao diện máy tính-não thông qua não bộ.
OpenBCI mới công bố thiết kế mũ đội đầu hồi tháng Mười Một vừa rồi. Có tên gọi Galea, thiết bị này được thiết kế sao cho tương thích với bộ phần cứng thực tế ảo Index do Valve chế tạo.
Trong thiết bị giao diện máy tính não do Valve thiết kế cho game thủ, người chơi chỉ cần đeo tai nghe có thể điều chỉnh phù hợp, sau đó ghép nối với thiết bị mũ được gắn giao diện máy tính não để có trải nghiệm chơi game thực tế chưa từng có.
Bên cạnh việc đọc tín hiệu não, ông Newell còn nói về những chuyện có thể diễn ra trong tương lai gần, đơn cử như ghi tín hiệu vào trong não bộ, thay đổi cả cảm xúc của người chơi hay tạo ra những hình ảnh chân thực chưa từng có. Ông nói rằng BCI sẽ tạo ra trải nghiệm chơi game chân thực hơn hẳn cách thức nhập liệu truyền thống bằng các thiết bị ngoại vi tự nhiên, tức là tai và mắt của con người.
Gabe Newell nói tiếp rằng thông qua hệ thống BCI, họ có thể tạo ra những trải nghiệm hình ảnh vượt cả chuẩn mực của thực tại. “Thế giới thực sẽ hiện ra nhạt nhẽo, không màu sắc, mờ nhạt so với những trải nghiệm tạo ra trong não bộ mỗi người. Mọi chuyện sẽ trở nên kỳ lạ một khi bạn có khả năng chỉnh sửa chính mình thông qua BCI”, ông Newell nói.
Khi sử dụng BCI để chơi trò chơi, giao diện có thể đánh giá mức độ đắm chìm của người chơi bằng cách nhận các tín hiệu từ não, chẳng hạn như phấn khích, vui vẻ, buồn bã và các cảm xúc khác. Nếu người chơi có suy nghĩ rằng trò chơi quá đơn giản, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh độ khó. Ngoài ra, khi bị thương trong game, người chơi cũng sẽ cảm thấy đau đớn.
Khi chơi trò chơi với giao diện não-máy tính, người chơi không thể sử dụng “thiết bị ngoại vi vật lý” nữa. So với việc nhập tín hiệu trực tiếp lên não, thế giới được trải nghiệm bằng mắt sẽ làm giảm trải nghiệm chơi game do mất “thiết bị”.
Newell cũng tin rằng giao diện não-máy tính sẽ là hướng phát triển công nghệ tiếp theo, nếu không có các nhà phát triển phần mềm liên quan đến công nghệ giao diện não-máy tính trong phòng thí nghiệm vào năm 2022, “đó sẽ là một điều ngu ngốc”.
Tuy nhiên, công nghệ này hiện tại chỉ giống như một trò chơi mới tung ra trailer đầu tiên, và còn quá sớm để trông đợi. Ngay cả vào năm 2022, liệu thiết kế giao diện não-máy tính có thể được thương mại hóa hay không vẫn còn được thảo luận. Đây là một ứng dụng có thể gây tranh cãi bởi cuộc chiến giữa công nghệ và đạo đức chưa bao giờ có dấu hiệu dừng lại.