Đó là bởi vì có một sự khác biệt đầy quan trọng giữa game được làm ra để “dạy dỗ” và những tựa game dù vô tình nhưng cũng đã “dạy dỗ” cho bạn. Với game “để dạy”, bạn biết rằng mình đang là người “bị” giáo dục, còn với trường hợp kia, bạn chỉ là đang vui vẻ và vô thức học được những điều thú vị mà thôi.
Ví dụ này trở nên vô cùng rõ rệt tại những quốc gia phát triển tại Bắc Mỹ, Châu Âu và Bắc Âu, nơi hiện đã đưa ứng dụng các tựa game giáo dục rất được đầu tư cho công cuộc giảng dạy.
Học tập và chơi game không nhất thiết phải là hai điều tách biệt nhau, mà những tựa game như Portal có thể xóa bỏ sự ngăn cách dễ dàng
Hay như ví dụ dưới đi, hãy cứ thử so sánh một câu hỏi toán học trong một game “giáo dục”, nơi học sinh được thưởng điểm với mỗi câu trả lời đúng với một tựa game “thuần túy” có pha chút toán học vào, nơi người chơi phải quay bánh răng đúng cách tới vị trí chuẩn xác để có thể mở khóa, trả tự do cho chú Wuzzit dễ thương xem.
Như đã nói, cả hai tựa game đều “dạy” cho người chơi về toán học, nhưng một tựa game thực sự là một tựa game với yếu tố toán học được sắp xếp chặt chẽ trong cốt lõi chứ không phải là một phiên bản “game hóa” đầy khiên cưỡng của những kiến thức toán học. Bằng việc vượt qua những rào cản truyền thống, tựa game Wuzzit Trouble đã “dạy dỗ” cho người chơi qua cơ chế gameplay vui nhộn, thử thách mà người chơi không thể cưỡng lại được sự cám dỗ của việc “học tập” nếu họ chơi đủ lâu. Bài học quan trọng ở đây là các học sinh đã và đang học qua một giáo trình đầy quen thuộc, giảm thiểu tối đa chi phí học tập, các lỗi phát sinh mà lại mở ra cơ hội cho sự tìm tòi và khám phá, video game.
Vấn đề là những tựa game hay mà lại mang tính giáo dục cao như Wuzzit hay Dragon Box cần một lượng thời gian tương đối cao để phát triển, mà tại lại không thể mong đợi các nhà giáo dục giành ra một lượng thời gian như vậy để phát triển một tựa game được.
Sự tương phản giữa chương trình dyaj toán của nhà trường với tựa game Wuzzit, cả hai đều dạy toán nhưng một cái thú vị hơn
Vậy nhưng nếu sử dụng game để dạy học, để áp dụng vào igoas dục không hề khó khăn hay tiêu tốn thời gian thì sao? Nếu những tựa game hiện tại có thể lập tức sử dụng vào mục đích giáo dục? Nếu có những cách dễ dàng hơn để kiểm soát những dòng code tạo nên thế giới game thì sao? Nếu việc tạo nên những tựa game là một phần của các bài học trên lớp?
Câu trả lời nằm ở phần tiếp theo của bài viết “Chơi game trong lớp học”
CHƠI GAME TRONG LỚP HỌC
Gía trị thực tiễn của Portal 2 và Minecraft trong việc giảng dạy thậm chí còn cao hơn cả danh tiếng lẫy lừng trong thế giới game của chúng. Bởi lẽ chúng cho phép các em học sinh xây dựng nên những thế giới, thiết lập nên những điều luật để kiểm soát thế giới đó, nhằm phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu thế giới, tìm tòi về các hiện tượng khoa học, theo những cách thú vị, vui vẻ và đậm chất tương tác hơn những bài học đầy những chữ là chữ trong sách vở.
Hiện nay những bài học như vậy vô cùng phong phú trên các trang web, blog của các thầy cô đã đi trước tìm hiểu về phương thức giảng dạy này.
Physics With Portals là một trang blog như vậy, trong đó thầy giáo cấp 3, Cameron Pittman giảng giải xem thầy đã dùng Portal 2 để dạy vật lý ra sao. Theo cách tương tự như vậy, Minecraft có thể được sử dụng để giảng dạy về những khái niệm toán học, địa lý cơ bản như phạm vi, khu vực diện tích cho tới các khái niệm phức tạp hơn như khả năng tiềm tàng và thời gian phản ứng.
Không chỉ có các bộ môn khoa học là được lợi từ khía cạnh ứng dụng công nghệ của thế giới game. Theo giáo sư Anh ngữ Tanya Sasser đến từ trang web giáo dục Remixing College English, cô còn tìm ra những cách khác nhau để áp dụng công nghệ game cho việc giảng dạy các kĩ năng viết lách, chỉnh sửa đoạn văn và phát triển vốn từ vựng ngoại ngữ của mình từ lượng kiến thức khổng lồ mà những tựa game cung cấp. Một trong những bài post được ưa thích nhất của giáo sư Tanya nói về ý tượng giúp học sinh khám phá khả năng viết văn qua các đoạn Text game phiêu lưu của các cuốn tiểu thuyết tương tác dạng Choose Your Own Adventure – Chọn cuộc Hành trình của chính bạn.
Hãy tưởng tượng những em học sinh có thể tạo ra những trò chơi thay vì viết báo cáo xem? Các nhà làm game đã tạo ra Cuddlefish và Benthic love hiểu rõ về chủ đề của họ. Thay vì viết ra hàng đống giấy giáo trình giảng dạy, họ làm ra những tựa game để học sinh có thể chơi và tăng hứng thú học tập.
Các nhóm học sinh khác nhau tại Wilconsin và Viện đại học danh tiếng MIT cũng đã làm việc về những cách khác nhau để tương tác với học sinh bằng thực tế ảo. Những tựa game mang tính sáng tạo như Aris và TaleBlazer cho phép bạn tạo ra một thế giới ảo nơi học sinh dùng những chiếc điện thoại Smartphone kết nối GPS để thăm viếng các địa điểm trên map thật và tương tác với những nhân vật ảo.
Tựa game Aris đã được đưa vào ứng dụng để tạo ra game thực tế ảo nhằm dạy về cách khái niệm tiến hóa như quá trình xung đột giới tính và lịch sử trao đổi hàng hóa trong cuộc sống thực. Cũng trong những tựa game như vậy, các em học sinh đã được hòa mình vào thế giới loài vật trong khi nhập vai một chú nhện đực tìm kiếm bạn tình trong khi phải tránh né những kẻ săn mồi.
Học sinh, sinh viên chơi game thực tế ảo trong khuôn viên trường UNSW – Đại học New South Wales
Bằng việc làm việc theo nhóm và cạnh tranh với bạn cùng lớp, các em học sinh học được rằng chiến thuật tiếp cận đối tượng có thể phát triển khác nhau ra sao, vì sao có kẻ thành công là lại có kẻ thất bại, và làm như vậy trong bối cảnh xã hội thực sẽ trở nên quen thuộc với các em ra sao.
Chưa hết, các tựa game đó hoàn toàn miễn phí và rất đa dạng về chủ đề như dạy tiếng Pháp, dạy thiết kế game… chỉ với một bộ công cục mạnh mẽ Aris.
Chỉ qua vài ví dụ đó chúng ta cũng đã có thể thấy rằng theo kịp gót chân công nghệ không nhất thiết phải là một quá trình quá hoài tốn sức chi cho lắm. Bằng việc đặt chân vào những lãnh vực, chủ đề mà học sinh cảm thấy quen thuộc và thoải mái, các thầy cô giáo có thể tạo được sự kết nối với học sinh mà các phương cách dạy học truyền thống không thể đạt được.
ĐI ĐÂU TIẾP TỪ ĐÂY BÂY GIỜ?
Một trong những nhà ủng hộ tận tâm nhất về việc làm game dựa trên nền tảng giáo dục, nhà nghiên cứu James Paul Gee chỉ ra rằng gần đây chún gta đã đi quá xa tới mức nào với những tựa game giáo dục.
Tuy nhiên người viết buộc phải bất đồng ý với quan điểm này. Bởi lẽ theo sự phát triển nhanh chóng mặt của công nghệ, chúng ta cũng ngày càng ấn tượng hơn với việc đã có biết bao nhà giáo đã sử dụng game trong các giáo trình, các tiết giảng dạy của họ. Bao nhiêu nhà phát triển đã làm game giáo dục và bao nhiêu người nữa sẽ tiếp tục phát triển ra các nguồn lực, tài nguyên tạo game miễn phí cho công tác giáo dục học đường?
Các nhà khoa học tài giỏi nhất học hỏi qua khám phá, và công nghệ hiện nay cho phép chúng ta cung cấp cho con trẻ minh với những cơ hội này.
Nếu các bạn đã từng biết qua về các ý tưởng, phương pháp giáo dục nào thú vị nào mà từng được áp dụng cho bạn bè hoặc bạn học của mình, hãy chia sẻ cho KenhTinGame qua phần comment nhé.