Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima – P.1 - Cộng Đồng

Đôi khi trong Ghost of Tsushima không ít lần game thủ bắt gặp những món đồ tưởng chừng như vô dụng nhưng thật ra lại mang ý nghĩa to lớn với samurai.

Lấy bối cảnh kháng chiến chống Nguyên Mông và đề cao tinh thần chống ngoại xâm kiên cường của cư dân đảo Tsushima. Nhà phát triển Sucker Punch đã vẽ nên một bức tranh đầy màu sắc về samurai, những chiến binh dành cả đời để bảo vệ danh dự và trung thành với chúa công của họ. Tuy nhiên với những game thủ còn xa lạ với văn hóa Nhật Bản hoặc chỉ nghĩ đơn giản samurai giống với ninja (shinobi) thì khả năng cao họ đã bỏ qua một số chi tiết thú vị trong văn hóa Nhật Bản mà nhà phát triển đã khéo léo lồng ghép. Hãy cùng Mọt Lang Thang Ronin điểm qua những chi tiết thú vị này nhé.

Lịch sử hình thành của tầng lớp samurai

Samurai là lực lượng chiến binh thiện nghệ luôn thề nguyện trung thành bảo vệ lãnh chúa (Jitõ) và lãnh thổ. Theo nhiều tài liệu lịch sử thì samurai ra đời vào thế kỷ thứ 6, sau khi Oa quốc (tên gọi của Nhật Bản vào thời đó) chịu thất bại nghiêm trọng bởi liên minh Đại Đường và Tân La (Triều Tiên xưa chia làm 3 nước nhỏ là Cao Lâu Ly, Bách Tế và Tân La trước khi thống nhất thành Cao Ly năm 935). Cần nói thêm rằng đây là thời kỳ nhà Đường phát triển cực thịnh, lãnh thổ rộng lớn và phát triển quân sự mạnh đến mức đánh đuổi Hung Nô đến Hãn Hải (hồ Balkan ngày nay). Với tiềm năng quân sự lớn Lý Thế Dân được xưng tụng là Thiên Khả Hãn và thường xuyên dùng quân sự áp đảo Nhật Bản.

Trước tình hình này Nhật Hoàng quyết định thực hiện cuộc cải cách Taika học tập chế độ phong kiến Trung Quốc và đánh dấu sự xuất hiện của samurai như những chiến binh thiện nghệ đầu tiên chuyên trách bảo vệ bờ cõi Nhật Bản. Đến giai đoạn Heian (cuối thế kỷ thứ 9) nhận thấy những chiến binh samurai mặc dù thiện chiến nhưng vẫn cần tăng thêm kỷ luật và ý chí chiến đấu, Thiên Hoàng đặt ra chức chinh di đại tướng quân (sentaishogun) để chiêu dụ những thủ lĩnh địa phương và truyền bá tư tưởng và luật lệ của samurai từ cao xuống thấp. Lãnh chúa Shimura trong Ghost of Tsushima là Jitõ và những tín điều samurai mà ông chú dạy cho Jin cũng bắt đầu từ đây.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1

Đến thế kỷ 11, các samurai không chỉ tinh thông võ nghệ (kiếm đạo, cung đạo) mà còn được kính trọng bởi học thức (văn võ song toàn) và tài năng nghệ thuật ở triều đại mạc phủ Kawakura. Dễ thấy nhất là trong Ghost of Tsushima, Jin không chỉ biết liều mạng vung kiếm chém giết một cách cục súc mà anh chàng còn được học về binh pháp Tôn Tử, biết thổi sáo và làm thơ Haiku (mặc dù hơi vô lý là thơ Haiku ra đời vào thế kỷ 17 thời Edo). Khi quân đội Mông Cổ bắt đầu chiến dịch xâm lược Tsushima vào năm 1274, cũng là lúc những tín niệm về danh dự samurai mà Jin học từ nhỏ bị thử thách nghiêm trọng.

Giáp trụ samurai chắc chắn ra sao?

Giáp trụ samurai bắt đầu xuất hiện từ cuộc cải cách Taika ở thế kỷ thứ 6, khi Thiên Hoàng củng cố sức mạnh quân sự. Qua đó cứ 3-4 thanh niên trưởng thành thì sẽ có một người phải tòng quân, những người lính này sẽ tự trang bị giáp trụ lẫn vũ khí, bù lại họ được miễn tô thuế và phát bổng lộc dựa vào công trạng trên chiến trường. Đây cũng là lý do khi một samurai như ngài Adachi bước ra trận thách đấu quân Mông Cổ thì điều đầu tiên ông làm là khai báo cả họ tên và gia phả. Thông qua đó nếu ông lấy được đầu tướng địch thì công lao sẽ được tính cho cả dòng họ để con cháu được nhờ.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1

Giáp trụ gia truyền của dòng họ Sakai

Ngoài ra do tự chế tạo nên giáp trụ samurai thường không có quy chuẩn và công thức cụ thể, mỗi bộ giáp thường được chế tạo rất kỳ công và mất khoảng vài tháng để hoàn thành, đồng thời được cải tiến dựa vào kinh nghiệm sa trường của chủ nhân. Do đó nếu tinh ý game thủ sẽ thấy giáp của những quân lính thường khá đơn giản và nhẹ nhưng với những gia tộc samurai lâu đời thì giáp của họ được thiết kế rất kỳ công với nhiều lớp bảo vệ và nguyên liệu quý như sắt thép hợp kim, lụa là gấm vóc và da mãnh thú… để bảo vệ những chỗ yếu hại của samurai trước những đòn tấn công trí mạng.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1

Giáp trụ samurai đời thật nặng từ 15-20kg

Đây cũng là lý do chính khiến ông chú Shimura yêu cầu Jin quay về quê nhà ở làng Ommi để mặc lại bộ giáp gia truyền và thực tế độ chắc chắn cùng khả năng tác chiến linh hoạt của bộ giáp nhà Sakai đã bảo vệ an toàn cho bóng ma Tsushima vô cùng hữu hiệu trên chiến trường.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1

Game thủ có thể thu thập vài bộ giáp trong thần thoại địa phương như Gosaku

Ngoài ra cùng với việc trang bị nhiều lớp nên thực tế giáp samurai rất nặng (một số bộ giáp được trưng bày ở bảo tàng Kabukicho, Shinjuku, Nhật Bản ngày nay có trọng lượng khoảng 15-20kg). Do đó những samurai thiện chiến như Jin không chỉ sở hữu kỹ năng kiếm đạo xuất chúng mà còn phải có thể lực cực tốt mới có thể chiến đấu nếu vận bộ giáp này lên người.

Mặt nạ samurai để làm gì?

Trong Ghost of Tsushima, mặt nạ là một phần quan trọng trong tạo hình của bóng ma trước quân xâm lược Mông Cổ và thực tế mặt nạ samurai được dùng để áp chế tinh thần kẻ thù và tạo tâm lý sợ hãi cho quân địch trên chiến trường. Đa phần những chiếc mặt nạ samurai thường lấy những hình tượng hung bạo của mãnh thú hoặc tạo hình những quái thú truyền thuyết của Nhật Bản như Oni (quỷ), Tengu (thiên cẩu) để dễ bề dọa nạt và gây hiệu ứng hoảng sợ cho kẻ thù.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1

Mặt nạ quỷ nhà Sakai

Trong Ghost of Tsushima, Jin đã tận dụng khá tốt yếu tố này khi kẻ thù của anh đến từ bên kia đại dương, chỉ cần nghe kể vài truyền thuyết địa phương như quỷ ăn thịt người, Tengu trừng phạt hoặc oán linh Yarikawa than khóc và xé xác kẻ thù là đã thần hồn nát thần tín khi gặp Jin đột kích với bộ dạng hù dọa rồi.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1

Game thủ có thể chọn một số mặt nạ khác như phẫn nộ, trả thù hoặc Tengu… trong game

Còn tiếp…