TIN LIÊN QUAN
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu trong 12 năm của 150.000 người ở Anh từ 60 tuổi trở lên. Kết quả chỉ ra những người bắt đầu có chứng sa sút trí tuệ khi xem TV 3 giờ 24 phút mỗi ngày. Còn những người không xem TV nhưng dùng máy tính hơn 6 phút một ngày thì không mắc chứng này.
Giáo sư David Raichlen từ Đại học Nam California trả lời phỏng vấn trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences: “Những người một ngày dành 4 tiếng xem TV có nguy cơ tăng 20% mắc chứng sa sút trí tuệ. Còn những người sử dụng máy tính hơn 1 tiếng mỗi ngày thì giảm 25% mắc bệnh.”
Các tác giả của nghiên cứu cho biết: “Các thói quen như ít vận động, xem ti vi hoặc sử dụng máy tính, chiếm một phần lớn thời gian giải trí của người lớn và có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính và tỷ lệ tử vong. Chúng tôi đã điều tra xem các hành vi ít vận động có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ do mọi nguyên nhân hay không. Kết quả của chúng tôi giúp làm rõ mối liên hệ của hành vi ít vận động với sức khỏe não bộ và gợi ý rằng không phải thời gian ngồi một chỗ mà là bối cảnh sử dụng có liên quan đến nguy cơ sa sút trí tuệ.”
Giảm việc xem TV thụ động về mặt nhận thức và tăng cường các hành vi ít vận động tích cực hơn về mặt nhận thức (như sử dụng máy tính) là những mục tiêu đầy hứa hẹn để giảm nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ.