YouTube phải thuê bác sĩ tâm lý cho những người kiểm duyệt nội dung nền tảng này

Mặc dù có sự trợ giúp của thuật toán nhưng những nhân viên kiểm duyệt nội dung của Youtube luôn trong tình trạng "quá tải". 

Mặc dù có sự trợ giúp của thuật toán nhưng những nhân viên kiểm duyệt nội dung của Youtube luôn trong tình trạng “quá tải”. 

TIN LIÊN QUAN

Một nhân viên kiểm duyệt nội dung của Youtube chia sẻ:

“Một người gửi phản ánh cho chúng tôi, trong email anh ta nói rằng mình không thể tìm nổi một video nào giúp anh ta có thể th* d*am cả và anh ta cực kì bực tức về điều đó. Tại sao một nền tảng chia sẻ video lớn như Youtube lại không có nổi một video kích thích anh ta cơ chứ”. 

Đọc đến đây, nhân viên kiểm duyệt nội dung nói đó chỉ là một trong hàng ngàn thứ kiểu như vậy mà anh ta phải xử lí trong ngày.

Trước khi các thuật toán hiện đại được sử dụng, tất cả đều được thực hiện bởi người.

Ra mắt từ năm 2005 bởi các cựu nhân viên PayPal là Jawed Karim, Chad Hurley và Steve Chen. Video đầu tiên được tải lên YouTube là một đoạn clip ngắn có tựa đề “At The Zoo” của một người có tài khoản tên Karim đến thăm Sở thú San Diego và ngạc nhiên trước kích thước của thân con voi.

Những nhà sáng lập của YouTube

17 năm sau, ước tính có hơn 500 giờ video được tải lên YouTube mỗi phút trôi qua. Với lượt truy cập khoảng 2 tỷ người/tháng thì nền tảng này luôn phải vật lộn để kiểm soát những nội dung độc hại được người dùng cố tình tải lên. Từ những video giải trí đến những hình ảnh có liên qua tôn giáo, thần thánh,… hay thậm chí là cả những nội dung núp bóng 18+.

Tuy nhiên Youtube vẫn phải đảm bảo sao cho những nhà sáng tạo nội dung được tự do chia sẻ các sản phẩm của mình, vừa bảo vệ vị thế là nền tảng video lớn nhất nhì thế giới.

Thời kì đầu, trách nhiệm đó hoàn toàn thuộc về đội ngũ kiểm duyệt nội dung của Youtube. Họ là những người phải làm việc 24/7 để đảm bảo rằng mọi thứ được đăng tải không vi phạm các nguyên tắc cộng đồng.

Bộ phận này mang tên ‘SQUAD’ (Safety, Quality, and User Advocacy Department) – (Bộ phận An toàn, Chất lượng và Vận động Người dùng) có nhiệm vụ kiểm tra và loại bỏ toàn bộ những nội dung được cho là “độc hại” đối với người dùng YouTube.

Chính vì tiếp xúc với quá nhiều những sản phẩm mang tính chất “độc hại” và điên rồi mà YouTube từng phải thuê các nhà trị liệu và bác sĩ tâm lý để ổn định tinh thần cho đội ngũ này.

“Người ta nghĩ ra đủ thứ quái đản để có thể làm và đăng lên YouTube”. 

Một nhân viên kiểm duyệt nội dung của YouTube chia sẻ, có lần anh ta phải tận mắt xem một video, trong video một cô gái người Nhật Bản đã dùng bạch tuộc để làm s*xtoy cho mình và tận hưởng cảm giác đó. Rất nhiều người đi qua đằng sau đã nhìn vào góc làm việc khiến anh ta phải che màn hình đi.

Một nhân viên khác nói, nếu họ không dám chắc chắn video có trái với nguyên tắc của họ hay không thì thậm chí phải nhờ đến luật sư. Trong một cuộc điện thoại, một người kiểm duyệt thậm chí phải mô tả chi tiết chính xác toàn bộ video âm nhạc “Blurred Lines” của Robin Thicke để luật sư của công ty, Lance Kavanaugh có thể xác định xem liệu MV ca nhạc này có được coi là mang tính chất khi*u d*m hay không vì những người trong video gần như là đang khỏa thân.

Tồi tệ hơn, vào mùa thu năm 2007, một sinh viên Phần Lan mới 18 tuổi tên Pekka-Eric Auvinen đã đăng lên YouTube một số video về các vụ xả súng ở trường học, bao gồm cả vụ việc ở Columbine. Đồng thời cậu nhóc này cũng đăng tải nhiều video hướng dẫn cách dùng súng.

Những livestream trên YouTube cũng khiến các nhà kiểm duyệt phải đau đầu. Vào năm 2019, brenton Tarrant, người theo chủ nghĩa da trắng tối cao đã phát sóng trực tiếp cảnh anh ta tấn công một nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, New Zealand và đã có thươn vong xảy ra. Hóa ra mục đích của kẻ điên này là kêu gọi mọi người đăng ký cho kênh YouTube của thần tượng mình – PewDiePie.

1 YouTuber nổi tiếng – PewDiePie

“Tôi bị sốc, không hiểu sao làm thế quái nào mà hắn có thể làm được như thế”. Người kiểm duyệt nói.

Giờ đây, cùng với sự tiến bộ của khoa học, YouTube đã phát triển các thuật toán phát hiện và tự động loại bỏ những nội dung độc hại. Tuy nhiên máy móc vẫn không thể tránh khỏi sai sót, vai trò của những nhà kiểm duyệt nội dung vẫn lớn khi họ sẽ dùng tư duy logic của con người để quyết định xem “Nội dung này có ổn không”.