Bị cáo buộc "coi thường" và "bình luận tiêu cực về Faker", BLV Hoàng Luân lên tiếng phản hồi

BLV Hoàng Luân hiện đang trở thành đối tượng bị một số fan Faker chỉ trích gay gắt.

Dù là một cái tên có thâm niên lâu năm và cực kỳ uy tín trong cộng đồng LMHT, nhưng BLV Hoàng Luân đôi khi cũng rơi vào những vụ drama bất đắc dĩ liên quan đến "bệnh nghề nghiệp". Mà mới đây nhất, "Pháp sư Pelu" đã trở thành đối tượng bị một số fan của Faker tại Việt Nam lên tiếng chỉ trích, cho rằng anh bình luận thiếu công tâm và có nhiều hàm ý ác cảm với đội trưởng của T1.

[17.07.2021] T1 vs DK - Ván 3 | Bình Luận Tiếng Việt | LCK Mùa Hè 2021

Sự việc bắt nguồn từ một bình luận trên Fanpage BLV Hoàng Luân, với nội dung góp ý yêu cầu BLV "đừng coi thường Faker" và cáo buộc anh "có những lời lẽ coi thường nhắm vào Faker". Sau đó, BLV có biệt danh "Pelu" cũng đáp trả gay gắt những cáo buộc này, và vô tình đã khiến cho những cuộc tranh cãi nổ ra.

Bị cáo buộc coi thường và bình luận tiêu cực về Faker, BLV Hoàng Luân lên tiếng phản hồi - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Có hai luồng ý kiến chủ đạo xoay quanh sự việc: Một bên thì cho rằng BLV Hoàng Luân đang cố tình công kích, "bôi xấu" Faker, với những bằng chứng đưa ra là việc Hoàng Luân có những joke nhắm vào tuyển thủ của T1 như: Azir "Phân chia tiếng cười", Faker "lười đảo đường", "Faker chỉ góp mặt cho đủ team"...

Những dẫn chứng này được trích dẫn bởi nhiều fan Faker Việt Nam, trong đó có một Fanpage sở hữu gần 100.000 lượt like, được dùng để đưa ra những luận điểm chỉ trích BLV Hoàng Luân bình luận thiếu công tâm, có ác cảm và cố ý "dìm" Faker.

Bị cáo buộc coi thường và bình luận tiêu cực về Faker, BLV Hoàng Luân lên tiếng phản hồi - Ảnh 3.

Luồng ý kiến thứ 2 thì cho rằng một số fan Faker đang quá nhạy cảm, và có phần hiểu sai ý nghĩa của những lời bình luận đến từ Hoàng Luân. Đặc biệt là trong tình huống BLV này phát biểu "Faker góp mặt chỉ cho đủ team", cá nhân Hoàng Luân sau đó cũng đưa ra lời lý giải rằng "vì Faker chưa kịp làm gì thì đội đã thắng rồi". Nhiều khán giả cho rằng câu nói này có hàm ý các tuyển thủ T1 đã thi đấu tốt trong ván đấu đó, nên Faker không cần phải tốn quá nhiều công sức mà T1 vẫn giành chiến thắng.

Trong động thái tiếp theo, BLV Hoàng Luân lại đăng tải một status trên Fanpage, trích dẫn một bình luận với nội dung có hàm ý "BLV Hoàng Luân nổi tiếng nhờ fame Faker từ 2014, 2015". Có lẽ động thái này cho thấy sự khó hiểu của vị BLV này trước lời khẳng định trên, vì thực tế, Hoàng Luân đã là một trong những Bình luận viên cộm cán của VETV từ đời đầu (giai đoạn 2013 trở về trước), và anh cũng là một trong những người góp sức đưa LMHT về và phát hành tại Việt Nam.

Bị cáo buộc coi thường và bình luận tiêu cực về Faker, BLV Hoàng Luân lên tiếng phản hồi - Ảnh 4.

Tiếp đó, Hoàng Luân cuối cùng cũng lên tiếng giải thích cặn kẽ sự việc. Trong đoạn status khá dài được đăng tải sau đó, vị BLV này khẳng định rằng tất cả nội dung "nhạy cảm" liên quan đến Faker đều là những câu đùa.

Trong đó, câu joke "Faker có mặt cho đủ team" được anh trích dẫn và lấy cảm hứng từ chính phát ngôn của Faker trong một trận đấu khác: "Mình chưa kịp làm gì mà team đã thắng rồi." Tuy nhiên, không lâu sau đó, đoạn status này đã biến mất, và phía BLV Hoàng Luân cho biết anh đã bị report bài đăng.

Bị cáo buộc coi thường và bình luận tiêu cực về Faker, BLV Hoàng Luân lên tiếng phản hồi - Ảnh 5.

Về phía Fanpage của hội fan Faker Việt Nam, admin fanpage này không chấp nhận lời nhận sai của BLV Hoàng Luân, và tiếp tục đưa ra những luận điểm chỉ trích vị BLV này, từ việc đây không phải lần đầu Hoàng Luân joke Faker khiến một số fan cảm thấy khó chịu, đến việc một số fan của BLV Hoàng Luân xúc phạm fan của Faker.

Bị cáo buộc coi thường và bình luận tiêu cực về Faker, BLV Hoàng Luân lên tiếng phản hồi - Ảnh 6.

Hiện tại, vụ việc vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi trong rất nhiều hội nhóm cộng đồng LMHT tại Việt Nam. Có ý kiến cho rằng hành động của một số fan Faker là có thể thấu hiểu, vì họ muốn bảo vệ thần tượng, nhưng một số khác thì lại bất bình và cho rằng đây hoàn toàn là những phản ứng thái quá, thậm chí có thể gây hiệu ứng ngược khi ảnh hưởng tới hình ảnh Faker trong mắt các khán giả trung lập.