Chơi game đã giúp con người vượt qua đại dịch COVID-19 như thế nào?

Trong thời buổi đại dịch COVID-19, chơi games đã trở thành một hoạt động giúp giải tỏa lâm lý, đồng thời kết nối những gia đình, người thân lại với nhau.

Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay, người dùng ngày càng tìm kiếm những hoạt động giải trí tại nhà hòng lấp đầy khoảng thời gian cách ly tại nhà. Các hoạt động trên các cộng đồng về phim ảnh, âm nhạc và các trang web phim ảnh trực tuyến càng trở nên "đắt khách". Nhưng hơn hết, người dùng giờ đây dần tìm đến một thú vui lâu dài và phù hợp với nhiều độ tuổi hơn - đó chính là chơi game.

Chơi game trở thành hoạt động giải trí hàng đầu trong thời điểm đại dịch COVID-19 đang hoành hành

Chơi games để vượt qua những khó khăn về tâm lý

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tổn thất to lớn cho toàn nhân loại suốt 2 năm qua, cướp đi sinh mạng của hơn 4,5 triệu người, gây tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội…, cùng những nỗi đau vô hình không đong đếm nổi. Nhưng còn một thứ vô hình - những hậu quả gián tiếp của đại dịch thì không thể thống kê. Đó là stress, sự căng thẳng, những sang chấn tâm lý nặng nề, kéo dài, gây ra nhiều rối loạn tâm thần.

Tình trạng kinh tế suy sụp kéo dài trong hơn hai năm qua, đặc biệt nhiều ngành nghề gần như không hoạt động gì, dẫn đến nạn thất nghiệp, thu nhập giảm như các ngành nghề du lịch, nhà hàng, khách sạn, cho thuê nhà, đất… là nguyên nhân dẫn đến nhiều rối loạn tâm lý lo âu, trầm cảm. 

Chơi games giúp chống trầm cảm và thư giãn trong những ngày giãn cách

Đến lúc này, những hoạt động giải trí đã trở nên vô cùng quan trọng để cân bằng cuộc sống giữa thời điểm đại dịch vẫn còn đang hoành hành, thậm chí còn là biện pháp phòng chống dịch hữu hiệu. Các tuyển thủ và tổ chức Esports lớn như T1, G2 Esports Fnatic, Ninja in Pyjamas đều đang chung tay hưởng hứng phong trào Gamers vs COVID-19 với khẩu hiệu: "Stay at home and play games" - Ở nhà chơi games để phòng chống dịch COVID-19.

Khi tác động của Covid-19 đang ngày càng lan rộng, người tiêu dùng sẽ tiếp tục được khuyến khích giữ khoảng cách với những người xung quanh và hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà. Do đó, việc chơi game sẽ thỏa mãn rất nhiều nhu cầu của người tiêu dùng như: giải tỏa căng thẳng, tương tác với bạn bè, mở rộng vòng quan hệ,...

Thậm chí, Ray Chambers, một quan chức cấp cao tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cũng khuyến khích mọi người tham gia chiến dịch #PlayApartTether. Đây làchiến dịch được các nhà sản xuất trò chơi video khởi động nhằm mời mọi người chơi game cùng nhau, từ đó khuyến khích họ ở nhà và thực hiện xa cách xã hội.

Bobby Kotick, CEO Activision Blizzard - một công ty tham gia vào chiến dịch - cho biết chơi game chưa bao giờ cần thiết lúc này để giúp mọi người cách ly an toàn. Ông cho rằng trò chơi điện tử là nền tảng hoàn hảo để kết nối mọi người lại với nhau và sáng kiến này là rất hữu ích.

Chơi game trở thành công cụ kết nối những gia đình và người thân ở xa nhau

Games trở thành phương tiện kết nối gia đình và người thân giữa mùa đại dịch

Trong thời buổi đại dịch COVID-19, khả năng tay bắt mặt mừng với những người thân trong gia đình gặp nhiều khó khăn do các hạn chế đi lại. Các chuyên gia cho rằng việc chơi game trên mạng có thể là một giải pháp, để nối kết các thế hệ trong gia đình mặc dù ở cách xa nhau.

Chia sẻ về ý tưởng chơi game vì mong muốn kết nối, điều hợp viên Alex McCord cho biết:

Sự khác biệt giữa việc liên lạc hay nói chuyện qua mạng bằng phương tiện như Skype hay Zoom, khác với chơi game là nó làm tan biến đi những áp lực, khi phải tìm các chủ đề khi trò chuyện. Bởi vì có một hoạt động dính líu cả ông bà và con cháu trong một vấn đề, mà họ không cần phải nghĩ ngợi về chuyện đã làm gì trong tuần qua, hay nỗi lo lắng về COVID-19, hoặc sức khoẻ của họ”.

Ông bà hay các cháu không cần thiết để nghĩ về các trò chơi như một ý tưởng, thế nhưng khi họ bắt tay vào và khi chúng tôi khuyến khích, họ ngạc nhiên và cho biết ‘chưa nghĩ đến chuyện nầy bao giờ trước đây, đây là chuyện bọn trẻ làm thế nhưng tôi cũng có thể làm nữa, vậy thì tại sao lại không chơi cùng nhau?

Chúng tôi phát hiện rằng, việc chơi game tạo nên khác biệt cả với những người cao niên muốn tham gia, bởi vì đó là một cách thức để liên lạc nhau. Những người trẻ tuổi cũng cảm thấy dễ chịu, khi giao tiếp với ông bà và những người lớn tuổi cũng cảm thấy đây là chuyện có ý nghĩa rất nhiều cho bọn trẻ.

Các cụ già còn chơi game "nhiệt" hơn cả lớp trẻ 

Giáo sư Brand ghi nhận hiện tựa game Minecraft lại gia tăng số người chơi, đó là một thế giới ảo tưởng được tăng cường thêm trong thời buổi đại dịch COVID-19:

"Nếu chúng ta là những bậc ông bà, thì khoảnh khắc hạnh phúc nhất cùng với con cháu là cùng nhau chơi đùa. Không nhất thiết là trò chơi thực tế cùng nhau tại một chỗ nào đó, mà chỉ cần là một trò chơi online.

Nhiều người trên khắp thế giới cùng chơi game Minecraft, bao gồm cả các gia đình nhiều thế hệ, với những người cao tuổi và con cháu cùng nhau chơi game. Ở thế giới này, các thế hệ có thể cùng nhau trò chuyện và có thể xây dựng sự gắn kết trong một thế giới riêng biệt.

Dù ở lứa tuổi nào đi chăng nữa, đa số những người chơi game tìm thấy nơi trò chơi điện tử một cách để thoát khỏi sự cô lập. Thế giới games dĩ nhiên có thể giúp cho người chơi thoát khỏi ‘‘thực tế’’ khi họ bị buộc phải ở trong nhà, nhưng bản nghiên cứu của Sell đã cho thấy là chơi game cũng là một cách để tạo ra ‘‘mối liên kết xã hội’’ hay chia sẻ thú giải trí giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Người chơi cho biết họ có thể ‘‘giữ liên lạc’’ với bạn bè hay người thân mặc dù không hề có dịp gặp mặt nhau khi phong tỏa kéo dài. 

Sự phát triển của games trong mùa dịch COVID-19

Giữa tháng 8/2021, Play Together xuất hiện nhiều trên các nền tảng mạng xã hội và thu hút giới trẻ tham gia. Trò chơi này có đồ họa và hình ảnh nhân vật hoạt họa, mô phỏng nhiều hoạt động đời thực như đi học, đi làm, câu cá, du lịch, xây nhà, trang trí nội thất…

Play Together tạo nên cơn sốt lớn giữa đại dịch COVID-19

Anh Võ Huy Hoàng (19 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) cho biết mỗi ngày anh đều chơi tựa game này vì đồ họa dễ thương và các hoạt động mô phỏng đời thực, phù hợp trong dịp giãn cách. Ngoài ra, Play Together còn cho phép người dùng thỏa sức sáng tạo trong việc trang trí nội thất nhà ở và nhân vật.

Vào thời điểm tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp thì Play Together là một sân chơi ảo nhưng "bánh cuốn" dành cho mọi lứa tuổi để giải trí khi không thể ra đường. Với đồ họa nhân vật đáng yêu cùng những chức năng thân thiện, gần gũi như trong cuộc sống thường ngày, người chơi còn có thể giao lưu và làm quen thêm nhiều người bạn mới. Có quá nhiều lý do thuyết phục khiến Play Together trở thành một trong những "hot trend" game mùa dịch.

Play Together thu hút hơn 10 triệu lượt tải với 677.000 lượt đánh giá trên Google Play Store. Tựa game này có dung lượng khoảng 1,9 GB, người dùng có thể tải miễn phí trên Google Play và App Store. Không chỉ có Play Together, nhiều tựa games cũng liên tục phá kỷ lục về lượng người chơi lẫn doanh thu, trong một thế giới ảo không hề biết đến khái niệm cách ly và giãn cách xã hội là gì, có thể kể đến Among Us, Animal Crossing: New Horizons, Coin Master, Genshin Impact... Ở Việt Nam, chúng ta cũng có thể kể đến sự thành công của Free Fire, Liên Quân hay Adorable House...

Trong thời buổi đại dịch, ngành công nghiệp game thậm chí còn lớn hơn Hollywood và là ngành giải trí duy nhất có thể cạnh tranh với ngành game là ngành truyền hình. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp game từ năm 2006 (8 tỷ USD) đến năm 2020 (160 tỷ USD) cao hơn so với tất cả các ngành giải trí khác.

Ngành công nghiệp games phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là game mobile

Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến thị trường game trực tuyến trong năm 2020, khiến nhu cầu chơi game di động tăng mạnh trên toàn cầu. Việt Nam cũng có chung xu hướng này khi mọi chỉ số về lượt tải, số lượng game đều tăng mạnh trong 2 năm qua. Theo báo cáo "Ứng dụng di động 2021" công bố mới đây, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, người dân buộc phải giãn cách xã hội nên việc chơi game di động trở nên phổ biến, hút nhiều người chơi mới.

Việt Nam là một trong những thị trường màu mỡ cho ngành công nghiệp game phát triển mạnh mẽ nhờ lợi thế dân số trẻ, mức sống của người Việt Nam ngày càng cao, do đó nhu cầu giải trí cũng ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng. Đặc biệt, loại hình trò chơi ESports (thể thao điện tử) trên di động cũng có dấu hiệu tăng trưởng đột biến sau đại dịch.

Số liệu của công ty giải trí số Appota cho biết có tới 80% người chơi cho rằng họ đã dành thêm nhiều thời gian tiếp xúc với các nội dung ESports trong giai đoạn giãn cách xã hội. Theo đó, trung bình người chơi dành 2 giờ 55 phút mỗi ngày để chơi các trò chơi ESports, số thời gian trung bình để xem livestream hoặc các giải đấu ESports là 2 giờ 10 phút. 

Có thể thấy rằng, thể thao điện tử đang nhận được sự quan tâm lớn trên khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhờ đặc tính vận hành trực tuyến, ESports có thể trụ vững trước làn sóng COVID-19 và tiếp tục vận hành thay vì phải đóng băng như thể thao truyền thống. Đại dịch đã chứng minh ESports và ngành công nghiệp games hoàn toàn có thể vượt qua những thách thức để vươn lên, mở ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thể thao và giải trí.