DOTA 2 Việt Hóa: Nên hay Không nên?

Gần đây, cộng đồng đã dấy lên không ít cuộc tranh cãi về vấn đề Việt hóa DOTA 2. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích xem tại sao lại có những ý kiến trái chiều nhau như vậy. Tất nhiên, bài này sẽ không nói về việc đúng hay sai, vì những người đã dám đứng ra làm một dự án phi lợi nhuận và có ích cho cộng đồng như vậy thì lúc nào cũng đáng được hoan nghênh.

Cộng đồng DOTA 2 tranh cãi những gì?

DOTA 2 Việt Hóa: Nên hay Không nên?

Việt hóa một game không bao giờ là dễ dàng, nhất là đối với một trò chơi mang nặng nét văn hóa phương Tây như DOTA 2. Những câu từ, ngữ pháp của họ đều rất khác chúng ta. Do vậy nên khi dịch ra sẽ có một vài thứ đọc rất dài dòng và không tự nhiên.

Tuy nhiên, cũng có những thứ khi dịch ra sẽ giúp ích rất nhiều cho người chơi vì nó giúp họ hiểu hơn về hero mình thích mà không làm mất đi cái chất của DOTA 2. Tất nhiên không phải ai cũng thích điều đó. Một số người cho rằng DOTA 2 không nên dịch ra như vậy.

Tại sao họ lại nghĩ như thế? Phần lớn những người không thích Việt hóa DOTA 2 thường là những người chơi lâu năm, họ đã hiểu khá rõ về game rồi. Và họ không cần tiếng Việt trong game. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là: Nếu không thích họ có quyền không sử dụng tiếng Việt và cứ chơi bằng tiếng Anh như bình thường.

DOTA 2 Việt Hóa: Nên hay Không nên?

Không phải vì thế mà họ có định kiến với bản Việt hóa. Chúng ta nên hiểu rằng, những ý kiến như vậy cũng chỉ là sự góp ý (tuy có một số người góp ý hơi tiêu cực) để phát triển bản Việt hóa được tốt hơn, trơn tru hơn. Dưới đây là một số thứ không nên khi Việt hóa mà cộng đông DOTA 2 tranh cãi rất nhiều những ngày qua:

+ Tên riêng của skill - item

+ Những banner ingame ( Megakill, Double kill, Triple kill, Rampage,…)

+ Tên riêng của từng vị tướng.

+ Chat wheel Hero (DOTA plus)

Tại sao lại không nên?

DOTA 2 Việt Hóa: Nên hay Không nên?

Sau đây là những lý do mà không nên Việt hóa những điều trên. Thứ nhất, tên riêng heros/items, banner ingame và chat wheel Hero là đặc sản của DOTA 2. Điều này rất đúng, khi đã là tên riêng thì không nên dịch vì rất dễ sai nghĩa hoặc ngữ cảnh. Mà nếu dịch theo nghĩa bóng và đúng ngữ cảnh thì sẽ rất khó giữ được cái chất của từng hero/item.

Thứ hai, về Chat wheel và banner ingame thì có chung một vấn đề. Đó là khi dịch ra tiếng Việt thì vô tình voice và wheel/banner không đồng bộ với nhau. Ví dụ, khi bạn giết được 2 mạng liên tiếp, banner hiện ra là: “vừa giết được 2 mạng” trong khi voice thì lại là : “double kills”; Khi bạn sử dụng chat wheel, dòng chat hiện ra sẽ là: “That was genious” trong khi voice thì lại là: “Đó quả là thiên tài”. Điều đó dẫn đến sự không đồng nhất giữa 2 thứ với nhau, khiến người chơi thấy khá khó chịu.

Có nên phát triển thêm bản DOTA 2 Việt hóa?

DOTA 2 Việt Hóa: Nên hay Không nên?

Phần lớn cộng đồng DOTA 2 đều rất hứng khởi khi bản Việt hóa được ra đời. Đó là công lao của 1 nhóm người đã cất công nghiên cứu và xây dựng với mục đích phát triển mạnh hơn nữa DOTA 2 ở Việt Nam. Tuy đã có một số bản Việt hóa đã được công bố trước đây, nhưng nhóm dịch này đã cho thấy được sự nghiêm túc trong việc đầu tư phát triển của mình. Họ đáng được vinh danh và chấp nhận. Biết đâu một ngày nào đó, Valve sẽ vô tính ngó sang Việt Nam và thấy được sự phát triển của DOTA 2 mạnh mẽ ở đây. Khi đó, lại biết đâu được sẽ có một giải đấu mang tầm quốc tế do chính Valve tổ chức ở Việt Nam? Điều đó sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận. Và tất nhiên, con đường phát triển cho những tài năng ở Việt Nam là đó chứ đâu.

Còn riêng bản Việt hóa hiện tại, tuy có một số vấn đề nhưng nó hoàn toàn có thể được phát triển thêm. Dịch đúng hay dịch sai không quan trọng, việc quan trọng là cộng đồng người chơi DOTA 2 nên góp phần vào xây dựng nó. Cũng đã từ rất lâu rồi mọi người mới thấy được sự quan tâm của dư luận về DOTA 2 Việt Nam nhiều như vậy.

Việc thích hay không đó là tùy thuộc vào mỗi người. Thích cũng được, không thích cũng được. Nhưng những gì mà team Việt hóa đã làm là không thể phủ nhận. Họ đang cố gắng cứu cái từ lâu đã được gọi vui là “dead game” ở Việt Nam. Hy vọng trong tương lai gần, họ sẽ phát triển hoàn thiện hơn nữa bản Việt hóa này nhé.