Giang hồ Dota 2 Trung Quốc: “Trả bố 3000 đô, nếu không bố feed cho mày tụt rank” - eSports

Từ trước đến nay, chúng ta đều ít nhiều gặp phải các feeder khi chơi game, nhưng tình trạng feeder tống tiền như ở Trung Quốc mới đây thì đúng là hi hữu.

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta khi chơi game, đặc biệt là các tựa game Multiplayer và Online như Dota 2 hay Liên Minh Huyền Thoại đều không ít lần gặp phải những thành phần “trẻ trâu”, phá game hay feeder… Và ở đâu chăng nữa, những hành động phá game như vậy cũng gây ra không ít ức chế cho những game thủ chân chính. Tuy nhiên, tại máy chủ Dota 2 của Trung Quốc (nơi duy nhất trên thế giới có máy chủ Dota 2 riêng), các feeder đã “phát triển” lên một tầm cao mới, trở thành một “nghề” có thể kiếm bộn tiền. Những kẻ này chuyên đi săn lùng các streamer nổi tiếng và những người chơi có MMR cao để khiến họ bị thua trận, bị trừ điểm MMR, bị tụt rank… Vậy thực hư chuyện này là sao?

eSports thể thao và eSports không thể thao
eSports thể thao và eSports không thể thao
Con đường eSports trở thành môn thể thao chính thống dù đã hé mở nhưng vẫn còn rất xa với nhiều rào cản, trong đó đáng ngại nhất là vấn đề… bạo lực.

Đối với những người chơi Dota lâu năm, đặc biệt là từ thời Defense of the Ancient, chắc hẳn không ai không biết đến Shadow Fiend số một thế giới – Bu “YaphetS” Yanjun hay còn được gọi là PIS (Perfect is Shit). Trình độ sử dụng Shadow Fiend của anh đã lên đến mức thượng thừa lúc bấy giờ, đến nỗi Ice Frog phải lấy tên YaphetS làm fun name của Shadow Fiend trong một vài phiên bản. Và mới đây, anh chính là một trong những nạn nhân của những kẻ feeder có tổ chức này.

Giang hồ Dota 2 Trung Quốc:

YaphetS là nạn nhân mới nhất của feeder có tổ chức

Trong một bài post khá dài trên Weibo của mình, YaphetS đề cập đến việc có một vài thành phần feed có chủ ý tại máy chủ Dota 2 Trung Quốc, đặc biệt là ở tầm rank số. Ngoài ra, anh còn dẫn chứng thêm ảnh chụp màn hình với một số kẻ chuyên đi boost rank yêu cầu anh trả 3000 đô la (khoảng 20.000 NDT) để được chơi game yên ổn. Theo YaphetS, vào tháng trước, cả hai acc tầm rank 100 của mình đều dính “đèn đỏ” và tụt xuống tận 400. Và tất cả là do anh bị săn bởi một nhóm feeder có tổ chức mà anh gọi là các “diễn viên”.

Giang hồ Dota 2 Trung Quốc:

Tạm dịch:

Tôi không phải là một người mang lại công lý, tôi chỉ là một người chơi bình thường, yêu thích trò chơi này và muốn mang lại sự trong sạch cho Dota Pub Trung Quốc.

Lần đầu tiên tôi nhận ra có rất nhiều những “diễn viên” trong pub là khi tôi sở hữu hai acc trong top 100. Khi đó, rất nhiều người đã nói với tôi về sự tồn tại của những “diễn viên” này, nhưng tôi không tin bởi vì tôi cho rằng không ai thừa nhận rằng mình thua do không đủ kỹ năng, và kiếm đại một cái cớ khác để đổ lỗi.

Hóa ra tôi đã sai.

Khoảng một tuần trước, tôi nhận được một “cảnh báo” rằng tôi có thể đạt được top 10 miễn là tôi trả tiền cho họ. Tôi từ chối ngay mà không hề suy nghĩ, bởi kể cả khi tôi lọt top 10 bằng cách trả tiền, tôi cũng không thực sự thuộc về tầm kỹ năng đó. Sau đó, tôi vẫn nghĩ nếu tôi đủ kỹ năng, cuối cùng tôi sẽ leo rank được. Rốt cuộc, không thể nào có “diễn viên” trong tất cả các game của tôi phải không? Chà, hóa ra tôi đã không đủ kỹ năng, và tâm lý của tôi cũng bị ảnh hưởng sau khi thua một vài game bởi các “diễn viên”. Hiện tại, cả hai tài khoản của tôi đang ở thứ hạng 400.

Thực ra có rất nhiều “diễn viên”.

Tôi nghe nói rằng một số người chơi có thứ hạng cao đã đầu hàng và trả tiền cho chúng. Thậm chí ngay lúc tôi đang stream cũng có một kẻ cố tình phá game.

Tôi nói xong rồi.

Tôi sẽ không đầu hàng ngay cả khi tôi tiếp tục tìm những kẻ phá game đấu của tôi, không bao giờ!”

YaphetS cũng cung cấp các bức ảnh chụp màn hình về tin nhắn với những kẻ phá game này, xin được dịch sơ lược như sau.

Giang hồ Dota 2 Trung Quốc:

20k NDT một tháng, nó không nhiều đâu.

Hãy lấy 200k một tháng. PIS là một streamer có thứ hạng khá cao đấy.

Giang hồ Dota 2 Trung Quốc:

YYF đang online kìa. Có ai muốn vui vẻ chút không?

Dù sao nếu bạn cùng team với YYF, hãy pm cho tôi.

Những người loanh quanh 6400MMR đều có thể xếp hàng, các bạn đâu rồi?

Giang hồ Dota 2 Trung Quốc:

Cần một diễn viên 5500MMR, đưa khách hàng của chúng ta đến với chiến thắng hoặc throw game nếu ở team bên kia. Khách hàng là một support 6000MMR.

Cần một diễn viên 5500MMR, chúng ta cần 3 trận thắng liên tiếp.

Cần một diễn viên 6500MMR, 100 NDT mỗi game và thanh toán ngay lập tức.

Giang hồ Dota 2 Trung Quốc:

Nếu chúng ta có thể nổi tiếng, sẽ có nhiều người sẵn sàng trả tiền

Chúng ta cần phải làm cho họ mất tự tin khi bay rank. Nếu họ muốn chơi phải trả tiền cho chúng ta trước. Sau đó tiền sẽ chảy về càng nhiều.

Giang hồ Dota 2 Trung Quốc:

Anh đang nói gì thế?

Miễn là PIS trả tiền cho chúng tôi

Chúng tôi sẽ không để anh ta chơi

Trong tương lai, nếu bạn muốn bay rank

Bạn phải trả tiền

Đã hiểu chưa?

Bạn sẽ tự hỏi làm cách nào mà bọn này có thể phá mọi game đấu của Yaphets? Câu trả lời rất đơn giản: tiền. Chỉ cần biết 4 đồng đội trong 1 trận rank của Yaphets là ai thì sẽ có người liên hệ ngay lập tức 1 trong 4 người này, ra giá và yêu cầu họ trở thành “diễn viên”.

Tuy nhiên phá game kiểu có tiền rất khác so với kiểu bình dân. “Diễn viên” được trả tiền phá game không phải là vứt item, hay chạy thẳng ra mid feed lộ liễu mà là ‘cố tình’ phạm 1 lỗi cực nhỏ trong combat dẫn đến sai lệch kết quả game đấu. “Diễn viên” có diễn xuất càng đỉnh thì tiền cát-sê càng cao. Tin đồn cho rằng có rất nhiều streamers Trung Quốc đã trả tiền cho bọn này để được bình yên chơi game. Tình trạng này cũng đang diễn ra ở máy chủ Liên Minh Huyền Thoại Trung Quốc.

Giang hồ Dota 2 Trung Quốc:

Feeder xuất hiện ngày càng nhiều trong eSports

Ngày nay, rất nhiều game thủ và cựu game thủ chuyên nghiệp chọn cách kiếm tiền bằng các kênh stream của mình. Đây không chỉ là nơi họ giải trí, giao lưu với người hâm mộ mà còn là cái bát kiếm cơm của họ. Thế nhưng, thay vì nhận được sự ủng hộ, donate nhiệt tình từ người xem, thì họ lại phải chịu đựng sự ganh ghét, đố kỵ, thậm chí là tống tiền đến từ một nhóm những kẻ mà YaphetS gọi là “tội phạm trực tuyến”. Rõ ràng, nếu cơ quan chức năng không vào cuộc đúng lúc, nền eSports Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, để rồi về sau, còn ai dám đi theo nghề streamer nữa.

Trở lại thời gian tháng 1 năm 2019, David “MoonMeader” Tan và Brian “BananaSlamJamma” Canavan đã kể về những trải nghiệm kinh khủng trên máy chủ Bắc Mỹ. Những game thủ top đầu, thậm chí cả các TI-winner đã phải chịu những hình phạt không đáng có, trong khi những kẻ khởi xướng, những tên cố tình phá hỏng thì vẫn nhởn nhơ.

Giang hồ Dota 2 Trung Quốc:

Suy cho cùng, Ceb cũng chỉ là nạn nhân của feeder

Sau hậu quả của vụ việc Ceb gần đây, Valve quyết định hợp tác với game thủ đề tìm giải pháp ngăn chặn tình trạng toxic trong các trận đấu. Theo dự tính, cuộc thảo luận giữa game thủ và Valve sẽ diễn ra vào tháng 8 tới đây, trong một cuộc hợp thường niên của Valve tại The International. Hi vọng với những nỗ lực của các tổ chức có liên quan, người chơi sẽ được trải nghiệm một nền eSports lành mạnh và vui vẻ.