Như chúng ta đã biết, trang phục CKTG là một phần không thể thiếu của giải đấu và được tạo ra bởi đội thiết kế của Riot phối hợp cùng các tuyển thủ của đội vô địch. Trang phục CKTG không chỉ mang ý nghĩa vinh danh nhà vô địch mà còn đóng góp một phần lớn vào thu nhập của các tuyển thủ.
Theo quy định của Riot, 25% lợi nhuận từ kinh doanh skin CKTG trong năm đầu tiên sẽ thuộc về các tuyển thủ. Vì vậy, Faker, trong làng LMHT, là người được hưởng lợi nhiều nhất từ dòng skin này với sở hữu đến 3 trang phục CKTG.
Tuy nhiên, theo tiết lộ mới từ CEO T1, một phần lợi nhuận từ việc kinh doanh trang phục CKTG sẽ được chuyển cho tất cả các đội khác tại LCK. CEO cho biết trong cuộc trò chuyện với nam streamer LS: "Điều này có vẻ kỳ lạ nhưng có nhiều đội thậm chí không tham gia CKTG, nhưng họ vẫn nhận được một phần lợi nhuận từ việc bán skin CKTG". Chia sẻ này khiến cả streamer LS cũng bất ngờ. Tuy nhiên, CEO cũng nhắc rằng T1 cũng đã nhận lợi nhuận tương tự từ trang phục của DRX năm trước.
Thông tin này khiến cộng đồng người chơi LMHT vô cùng ngạc nhiên. Thường, mọi người nghĩ rằng chỉ có 25% lợi nhuận từ trang phục CKTG được chia cho các tuyển thủ và đây được coi là một phần thưởng của giải đấu, bên cạnh số tiền mà họ nhận sau khi vô địch. Tuy nhiên, việc các đội khác trong khu vực cũng nhận được tiền từ việc kinh doanh trang phục CKTG vẫn là một điều khó hiểu.
"Điều này thực sự điên rồ. Tôi luôn nghĩ rằng điều này giảm thiểu việc cạnh tranh giữa những người chơi nhưng có vẻ như nó không công bằng lắm, nhất là với những tổ chức có nguồn thu nhập chủ động vào hệ sinh thái như T1 và những tổ chức có ngân sách dồi dào. Tôi không biết cụ thể về các đội LCK nhưng nghe như kiểu C9 sẽ chia giải thưởng của họ cho IMT? Những người đã vô địch CKTG sẽ thấy được skin của họ giảm giá bao nhiêu phần trăm" |
"Joe đã lên tiếng khi có vài đội LCK chỉ muốn chia phần và không làm gì cả. Điều này đặc biệt gây phẫn nộ. Họ đã áp dụng trần lương (thuế xa xỉ sẽ được áp dụng cho các đội LCK khác) và điều khoản dành cho tân binh, không ngạc nhiên khi nghe giọng ông ta (CEO) có vẻ thất vọng" |
Tuy nhiên, theo một số ý kiến, điều này hoàn toàn không bất ngờ. Vì các đội nhỏ hoặc có nguồn tài chính hạn chế cũng cần những khoản tiền để duy trì hoạt động của đội tuyển. Việc chia sẻ lợi nhuận này cũng có tính chất tương tự việc chia sẻ tiền bản quyền trong các môn thể thao khác.
"Điều này hoàn toàn bình thường, các đội bóng đá cấp trường học vẫn nhận được tiền từ các đội được quyền vào vòng loại trực tiếp, điều này giúp các đội bóng ở trường học có tiền để chi trả cho các cầu thủ" |
"Điều này có nhiều ý nghĩa, giúp các đội có một khoản thu nhập để duy trì hoạt động" |
Ngoài ra, hình thức franchise cũng đòi hỏi các đội tham gia giải phải đóng một khoản phí nhất định. Theo một số thông tin, LCK đã áp dụng chính sách chia sẻ doanh thu, đặc biệt là hướng về các đội có thành tích không tốt. Lý do là bởi những đội này thường ít được biết đến, không có nhiều nguồn đầu tư và cũng không nhận được nhiều tiền thưởng từ giải đấu.
Hơn nữa, như CEO của T1 đã chia sẻ, điều này không còn xa lạ với cộng đồng người hâm mộ Liên Minh Huyền Thoại, đặc biệt là trong khu vực LCK, khi chính T1 cũng đã thu được lợi nhuận từ việc bán skin DRX. Hiện tại, vấn đề này đang trở thành tâm điểm chú ý, chủ yếu là do sức hút của T1, đội tuyển hiện đang là nhà vô địch CKTG.
Hãy nhớ theo dõi Mọt tui để cập nhật thêm những thông tin hấp dẫn đến từ Liên Minh Huyền Thoại trong thời gian sắp tới nhé.