Thất bại ở CKTG 2022 đã mở ra một mảng màu đen tối hơn với giới LMHT Trung Quốc. Từ hành trình đáng quên này người ta mới bắt đầu bóc tách những vấn đề đáng quan ngại của LPL. Sau tất cả thì giải đấu đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm Esports Trung Quốc hỗn loạn.
Trang 163 đã so sánh các tiêu chí giữa TTĐT của Hàn và Trung. Và trang tin này đã chỉ ra những điểm bất cập trong việc xây dựng và đào tạo đội tuyển, tuyển thủ của nước nhà. Đó chính là định hướng sai trong giới thể thao. Mặc dù khu vực này có nguồn tài nguyên cũng như đầu tư rất dồi dào nhưng nó lại không thể phát triển đúng như những khu vực khác.
Thay vì tạo ra những tuyển thủ chuyên nghiệp, Esports xứ Trung tạo ra các “ngôi sao thể thao điện tử”. Các công ty, tổ chức đổ tiền vào TTĐT một cách điên cuồng. Nhưng họ lại thần tượng hóa tuyển thủ. Hay đúng hơn, tuyển thủ không phải để thi đấu mà kiếm tiền bằng việc bán hình ảnh hay vẻ ngoài.
Trang này còn nói về một vấn đề nổi cộm trong giới Esports đất nước tỷ dân. Đó là những tuyển thủ và chủ quản đang bị cuốn theo ý thích của cổ động viên. Các game thủ chuyên nghiệp giờ đây lại như một idol hay lưu lượng trong Cbiz, chạy theo sự nổi tiếng, ủng hộ hão huyền của cộng đồng.
163 chốt lại: “Tiền bạc khiến ngành công nghiệp Esports chỉ còn mang tính lợi ích, sự thiệt hơn. Khác Hàn Quốc, ở Trung Quốc, Esports bây giờ giống như một cuộc vui của giới kinh doanh và giải trí“.
Các vấn đề trong nền Esports của xứ Trung đã được truyền thông réo tên từ lâu. Điển hình là Sina cũng từng so sánh phía đất nước tỷ dân so với người hàng xóm Hàn.
Trong khi các tuyển thủ xứ kim chi thì kính nghiệp, coi chức vô địch là mục tiêu cả đời thì sao Trung Quốc xem TTĐT là con đường trở nên giàu có, nổi tiếng. Do đó dù cố gắng bao nhiêu, đầu tư nhiều thế nào thì nền TTĐT của Trung Quốc vẫn mãi không bật lên được và phải phụ thuộc nhiều vào ngoại binh Hàn.
Theo dõi Kênh Tin Game để cập nhật các thông tin eSports mới nhất nhé!
Fanpage Kênh Tin Game:https://www.facebook.com/kenhtingame