LMHT: Tại sao tỉ lệ bán độ trong làng Esports ngày càng cao?

Khác hẳn so với quá khứ, những năm gần đây làng Esports LMHT ngày càng phát hiện nhiều trường hợp dàn xếp tỉ số hơn.

Những ngày vừa qua, việc VCS 2024 Mùa Xuân bị tạm hoãn đã khiến cho rất nhiều game thủ LMHT (Liên Minh Huyền Thoại) Việt Nam quan tâm và bàn tán về vấn đề này. Trong đó, có nhiều fan nghi ngờ Riot Games tạm hoãn VCS vì điều tra vấn đề dàn xếp tỉ số của các đội tuyển tại đây.

Vào lúc này, đã có một số fan chỉ ra rằng tỉ lệ xuất hiện các tình huống bán độ ngày nay cao hơn rất nhiều so với quá khứ, ngay cả một số khu vực lân cận như LPL cũng không phải ngoại lệ.

Vậy tại sao tỉ lệ bán độ trong làng Esports ngày càng tăng cao?

Đầu tiên, nói về cá nhân các tuyển thủ, để theo đuổi con đường thi đấu Esports thì hầu hết các tuyển thủ chuyên nghiệp đều lựa chọn việc bỏ dở con đường học vấn. Ngay cả việc thi đại học với điểm số cao như Yado cũng là điều hiếm thấy chứ chưa nói đến trường hợp tốt nghiệp đại học.

Vì nguyên nhân này, đại đa số các tuyển thủ luôn luôn bước vào làng Esports ở độ tuổi rất nhỏ, cộng thêm việc tập luyện và thi đấu ngày đêm thì rất nhiều tuyển thủ đều không có kinh nghiệm sống, vậy nên việc bị vướng phải những cám dỗ nói chung và cá độ, bán độ lại càng nguy hiểm hơn.

Hầu hết tuyển thủ Esports đều bỏ dở con đường học vấn và hiếm có trường hợp nào như Yado.

Hầu hết tuyển thủ Esports đều bỏ dở con đường học vấn và hiếm có trường hợp nào như Yado.

Tiếp đến, nói về vấn đề tài chính, trong quá khứ lương thưởng của các tuyển thủ Esports tại Việt Nam là cực kỳ thấp, ngay cả các tuyển thủ nổi tiếng thời bấy giờ như Optimus cũng phải chịu không ít khổ cực trên con đường theo đuổi đam mê.

Còn ở thời điểm hiện tại, thi đấu Esports đang dần được công nhận là một ngành nghề và mức lương của các tuyển thủ cũng tăng đáng kể so với trước kia. Theo nguồn tin của Game4V, có tuyển thủ X từng sống một cuộc sống cực khổ, phải phụ giúp gia đình bán hàng ở ven đường mới đủ tiền chơi game. Nhưng khi trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp, sở hữu mức lương cao (15-30 triệu mỗi tháng) lại khiến X dễ dàng sa ngã vào những cám dỗ.

Mức lương của các tuyển thủ VCS được tiết lộ là đã cao hơn rất nhiều, đãi ngộ cũng tốt hơn rất nhiều so với trước kia.

Mức lương của các tuyển thủ VCS được tiết lộ là đã cao hơn rất nhiều, đãi ngộ cũng tốt hơn rất nhiều so với trước kia.

Sau đó là vấn đề ban tổ chức, trong quá khứ ban tổ chức của VCS cũng đã làm việc hết mình để giữ cho giải đấu được vận hành một cách chuyên nghiệp. Nhưng với việc LMHT và VCS mới trở lại với sự quản lý của Riot Games trong thời gian gần đây, công ty này cũng đã đem đến không ít thay đổi để giúp cho giải đấu trở nên chuyên nghiệp hơn với những quy trình giống các giải đấu nước ngoài.

Vậy nên với sự quản lý của Riot Games, giải đấu VCS sẽ bị giám sát tỉ mỉ hơn, đồng thời có khả năng phát hiện những tình huống đáng ngờ nhiều hơn so với quá khứ.

Cũng có thể vì mức lương không thỏa mãn được nhu cầu. Như đã nói ở trên, việc các tuyển thủ có cho mình mức lương cao hơn so với quá khứ dễ khiến cho một số người rơi vào lối sống buông thả và tiêu xài hoang phí. Đến khi mức lương của bản thân không thể chi trả cho những nhu cầu xa xỉ của bản thân, một số tuyển thủ lựa chọn việc bán độ như một cách “kiếm tiền siêu tốc”.

Theo Optimus từng chia sẻ, chỉ một số ít tuyển thủ như Levi mới thi đấu thoải mái vì mức lương

Theo Optimus từng chia sẻ, chỉ một số ít tuyển thủ như Levi mới thi đấu thoải mái vì mức lương “khủng”, còn nhiều tuyển thủ khác chịu không ít áp lực từ việc thi đấu, tương lai, thu nhập,…

Sau nữa là vì áp lực trong tương lai. Như đã nhắc đến ở trên, hầu hết các tuyển thủ theo đuổi con đường thi đấu Esports đều không có bằng cấp, và không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành huấn luyện viên, streamer, YouTuber,… trong ngành Esports sau khi giải nghệ.

Vậy nên một số cá nhân bán độ để “tích lũy tiền nghỉ hưu” ngay trong những ngày tháng còn thi đấu chuyên nghiệp.

Cuối cùng là vì không phải chịu trách nhiệm. Nhìn lại quá khứ, làng Esports LMHT đã từng xuất hiện không ít trường hợp bán độ trên toàn thế giới, đặc biệt như Trung Quốc thường xuyên phát hiện dàn xếp tỉ số suốt những năm vừa qua.

Nhưng cho đến hiện tại, mức phạt cao nhất được cho là cấm thi đấu vĩnh viễn khỏi những tựa game của Riot Games (hoặc các nhà phát hành khác). Thế nên việc không phải chịu trách nhiệm pháp lý (như đi tù) khiến cho nhiều game thủ bán độ bất chấp mà không suy nghĩ nhiều đến tương lai của làng Esports.

Quy trình dàn xếp tỉ số

Theo Game4V tìm hiểu, quy trình bán độ sẽ hoạt động xoay quanh 3 bên bao gồm “nhà cái”, người trung gian và tuyển thủ.

Trong đó, “nhà cái” sẽ tiếp cận người trung gian – thường là những người có mối quan hệ trong làng Esports cũng như LMHT để “lên kèo”. Sau đó người trung gian sẽ tiếp cận các tuyển thủ để thương lượng về giá. Sau khi chốt giá, tuyển thủ sẽ nhận tiền từ trung gian và dàn xếp tỉ số theo quyết định đôi bên. Trong giai đoạn này, số tiền đến được với tay tuyển thủ rất dễ “hao mòn” vì chính tuyển thủ cũng không biết con số thực sự giữa “nhà cái” và trung gian.

Trong quá khứ, Levi cũng từng tiết lộ về việc bị

Trong quá khứ, Levi cũng từng tiết lộ về việc bị “gạ bán rồng” tại VCS.

Theo một số nguồn tin tiết lộ, mức giá bán độ có thể dao động từ vài chục triệu đến cả trăm triệu VND cho mỗi trận đấu. Trong đó, dàn xếp tỉ số không phải lúc nào cũng là kết quả thắng thua mà còn nhiều chỉ số khác trong LMHT như số Rồng Nguyên Tố, điểm hạ gục, lượng vàng, Cua Kì Cục,…

Đặc biệt, có nhiều tin đồn cho rằng đường giữa và đi rừng là hai vị trí bị các “nhà cái” và trung gian tiếp cận nhiều nhất. Nguyên nhân vì đây là 2 vị trí có khả năng tác động đến toàn bản đồ và dễ thao túng trận đấu nhất. Điển hình như Levi cũng từng chia sẻ anh bị gạ gẫm bán độ trong quá khứ tại VCS.