LMHT: Xếp hạng hậu CKTG - LPL dẫn đầu, VCS của Việt Nam yếu nhất trong các khu vực

Kết quả mỗi kỳ CKTG không chỉ phản ánh phong độ của các đội tuyển, nó còn là đại diện cho sức mạnh của LMHT khu vực đó.

Với một hệ thống giải đấu được tổ chức bài bản từ khu vực cho tới quốc tế, CKTG 2019 là nơi phản ánh chính xác nhất vị thế của các khu vực lớn trên thế giới.

1. Trung Quốc

Ngoại trừ Royal Never Giveup bị loại từ vòng bảng, các đội tuyển Trung Quốc còn lại như Invictus Gaming và đặc biệt là Funplus Phoenix đã là đại diện cho sức mạnh của đất nước tỷ dân trong LMHT. Thế hệ game thủ của cả IG lẫn FPX đều là những người trưởng thành và được đào tạo ở Trung Quốc (có lẽ trừ Rookie), khi ngay cả những tuyển thủ Hàn Quốc như Doinb, Gimgoon hay The Shy cũng bắt đầu sự nghiệp pro player ở LPL.

LMHT: Xếp hạng hậu CKTG - LPL dẫn đầu, VCS của Việt Nam yếu nhất trong các khu vực - Ảnh 1.

Funplus Phoenix vô địch là kết quả của một quá trình đào tạo tài năng lâu dài của người Trung Quốc

Chất lượng của giải đấu LPL cũng tỏ ra vượt trội so với các giải đấu khác khi thông thường chỉ có nhiều nhất là 3-4 đội cạnh tranh top đầu thì ở đây có tới 8 đội có thể sẵn sàng vươn lên ngôi vị nhất bảng bất kì lúc nào. Nói thế để thấy rằng Trung Quốc cực kì nhiều nhân tài, họ được đào tạo bài bản, trao cơ hội để tỏa sáng, chính Doinb cũng từng đi lên từ giải hạng 2 tới chức vô địch thế giới. Có lẽ dù anh chàng này có giải nghệ ngay bây giờ hiên LPL cũng không thiếu tài năng để thay thế.

LMHT: Xếp hạng hậu CKTG - LPL dẫn đầu, VCS của Việt Nam yếu nhất trong các khu vực - Ảnh 2.

Có lẽ Doinb có thể yên tâm về chơi với vợ rồi

2. Châu Âu - Hàn Quốc

Đây đều là hai khu vực cực kì mạnh nhưng cả hai vẫn chưa có đủ điều kiện để vươn tới đỉnh cao như LPL.

LMHT: Xếp hạng hậu CKTG - LPL dẫn đầu, VCS của Việt Nam yếu nhất trong các khu vực - Ảnh 3.

Châu Âu gặp phải vấn đề là họ chỉ có duy nhất 2 team mạnh thật sự là Fnatic và G2 Esports, những đại diện còn lại như Splyce, Schalke 04 hay Origen không đủ để làm khó hai đội trên, vì thế mà tính cạnh tranh ở LEC không đủ lớn. Bằng chứng là G2 Esports có thể đánh như đùa với những lượt pick sáng tạo ở giải đấu này mà vẫn thắng. Hậu quả là khi G2 Esports gặp một kẻ thực sự mạnh hơn họ là Funplus Phoenix, họ không có đủ kinh nghiệm và sự tỉnh táo để tìm ra cách chiến thắng.

LMHT: Xếp hạng hậu CKTG - LPL dẫn đầu, VCS của Việt Nam yếu nhất trong các khu vực - Ảnh 4.

G2 Esports và Fnatic quá áp đảo LEC khiến cho tính cạnh tranh ở giải đấu này không thực sự quá cao

Hàn Quốc thì có phần trái ngược với Châu Âu khi họ có tính cạnh tranh cao hơn, tuy nhiên những đội tuyển của họ đều thi đấu quá cứng nhắc, họ thường xuyên tập bài và tin rằng đó là phương án tối ưu nhất, tuy nhiên tới lúc bị khắc chế thì không có phương án dự phòng. Điển hình là SKT T1 dùng Renekton 3 trận liên tiếp cho Khan, đây là bài của họ nhưng khi bị khắc chế thì họ không biết phải làm gì. Có lẽ lối chơi kiểm soát bài bản của người Hàn đã thực sự chết rồi.

LMHT: Xếp hạng hậu CKTG - LPL dẫn đầu, VCS của Việt Nam yếu nhất trong các khu vực - Ảnh 5.

Những đội tuyển Hàn Quốc vẫn quá cứng nhắc với lối chơi của họ trong khi điều này đã bị những team khác nghiên cứu quá kỹ

3. Bắc Mỹ

Bắc Mỹ năm nay có thể nói là một nỗi thất vọng thật sự, thất bại toàn diện của họ là kết quả của một quá trình phát triển giải đấu LCS cực kì tệ, thay vì phát triển thế hệ mới thì họ vung tiền mua sao ngoại quốc. Cứ nhìn vào team mạnh nhất của NA là Team Liquid, họ có tới 2 người Hàn và một người Đan Mạch, chỉ có Doublelift và Xmithie là hai player bản địa duy nhất nhưng họ cũng đã gần 30 rồi.

LMHT: Xếp hạng hậu CKTG - LPL dẫn đầu, VCS của Việt Nam yếu nhất trong các khu vực - Ảnh 6.

Doublelift và Xmithie là hai tuyển thủ Bắc Mỹ duy nhất của Team Liquid, đội mạnh nhất NA

Riot Games biết điều này và họ đã nói với giới truyền thông rằng sẽ có kế hoạch để phá bỏ tình trạng "liên minh ngoại quốc" của giải LCS, đây là một quá trình dài và chắc chắn thành tích của Bắc Mỹ ở những giải đấu quốc tế tới vẫn sẽ xếp sau Trung, Hàn hay Châu Âu mà thôi.

4. LMS cũ

Các đội thuộc khu vực LMS năm nay thi đấu cực kì tệ, có lẽ khó ai có thể chơi hay nổi trong tình trạng họ không còn là khu vực độc lập vào năm sau. Đội tuyển có lẽ là thi đấu tốt nhất trong số các đại diện LMS là J Team khi họ có được 3 ván thắng ở bảng B, dù vậy nhưng thế là không đủ để họ đi vào Tứ Kết. Có lẽ đây là một cái kết buồn cho khu vực từng sản sinh ra nhà vô địch thế giới mùa 2.

LMHT: Xếp hạng hậu CKTG - LPL dẫn đầu, VCS của Việt Nam yếu nhất trong các khu vực - Ảnh 7.

J Team có lẽ là nhà vô địch cuối cùng của giải đấu LMS

5. Việt Nam

Chúng ta ở vị trí này đơn giản là vì không còn khu vực nào khác xuất hiện ở vòng bảng CKTG 2019. Cả Lowkey Esports và GAM Esports đều thi đấu không đúng với kỳ vọng, tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách khách quan, đó là giới hạn sức mạnh của các đội tuyển này rồi. Tiềm năng của VCS là còn khi lượng người chơi của khu vực Việt Nam rất nhiều, tuy nhiên tình trạng vừa hết giải là có drama như hiện tại thì thành tích có lẽ vẫn sẽ giậm chân tại chỗ mà thôi.

LMHT: Xếp hạng hậu CKTG - LPL dẫn đầu, VCS của Việt Nam yếu nhất trong các khu vực - Ảnh 8.

Thật đáng buồn khi thành tích của chúng ta thì vẫn như thế bao năm nay nhưng drama thì ngày một nhiều