SK Telecom T1 đang trải qua rất nhiều thay đổi. Trên thực tế, họ cũng không còn là SKT nữa vì tổ chức đã đổi thương hiệu thành "T1" và có khả năng sẽ loại bỏ phần "SKT" ra khỏi đội hình LMHT vào cuối giải Mùa Xuân 2019.
Nói về đội tuyển huyền thoại này, một phiên bản làm lại đầy kịch tính của họ đã được ra mắt vào giai đoạn offseason vừa qua. Chỉ còn sót lại duy nhất một người chơi của đội hình ban đầu – ngôi sao đường giữa Lee "Faker" Sang-hyeok vẫn còn tiếp tục thi đấu trong màu áo đỏ trắng quen thuộc. SKT gần như đã lột xác biến thành một đội mới chỉ sau một đêm.
Đây được coi là sự thay đổi lớn nhất mà SKT Đã trải qua trong một thời gian khá dài. Nhưng trong nhiều năm qua, Faker đã chứng kiến sự đến và đi của rất nhiều đồng đội. Ngay sau khi giành chiếc cúp vô địch CKTG đầu tiên năm 2013, anh ấy và người đi rừng Bae "Bengi" Seong-ung là những người duy nhất trở lại vào năm sau đó. Tuy nhiên, với tất cả những thay đổi gần đây của đội tuyển, chúng tôi bắt đầu đặt ra câu hỏi: Điều gì đã xảy ra với tất cả những thành viên cũ của SKT?
Một số đã rời xa đấu trường chuyên nghiệp từ lâu nhưng nhiều người vẫn còn đang tiếp tục thi đấu. Vậy họ đã chuyển tới đâu và tình hình hiện tại của họ như thế nào? Để tìm ra câu trả lời, chúng tôi đã tìm hiểu tất cả những người chơi đã từng đóng vai trò lớn trong đội hình khởi đầu và xếp hạng họ theo mức độ thành công mà họ đã có sau khi rời khỏi SKT. Dưới đây là bảng xếp hạng của chúng tôi về các đồng đội cũ của Faker.
Những người đã giải nghệ
Không phải tất cả những người đã từng chơi bên cạnh Faker hiện vẫn còn thi đấu. Một số người đã rút lui theo cách riêng của họ, trong khi một số người đã hoàn toàn đánh mất phong độ.
Bae "Bengi" Seong-ung
Bengi là một huyền thoại. Mỗi chức vô địch mà Faker đạt được đều có bóng hình của Bengi. Anh ta đã giải nghệ trong ánh hào quang của nhà vô địch và sẽ luôn được tôn sùng như "cánh tay phải của Chúa".
Lee "PoohManDu" Jeong-hyeon
PoohManDu là Hỗ Trợ đầu tiên của SKT và giành được một danh hiệu vô địch cùng đội hình năm 2013 đó. Nhưng sau danh hiệu đó và cuộc đua tiếp theo trong giải đấu hàng đầu Hàn Quốc, sức khỏe của PoohManDu đã suy sụp và anh ấy buộc phải giải nghệ. Anh ấy trở thành một huấn luyện viên và thậm chí đã tham gia SKT trong mùa giải năm 2018.
Lee "Easyhoon" Ji-hoon
Easyhoon được cho là tài năng đường giữa tuyệt vời tiếp theo của SKT. Đội đã chuyển anh ta sang đội hình xuất phát vào năm 2015 sau khi bỏ lỡ CKTG năm 2014. Nhưng trong một khoảnh khắc đánh dấu bước ngoặt của cả anh ấy lẫn Faker, Easyhoon đã không thể mang về nhà danh hiệu MSI 2015, dẫn đến sự trở lại của Faker trong đội hình xuất phát. Easyhoon đã rời đi và gia nhập Vici Gaming tại LPL trong giai đoạn offseason sau đó và từ đó trở thành một huấn luyện viên.
Jang "MaRin" Jeong-hwan
MaRin là shotcaller trong đội hình tham dự CKTG 2015 – đội hình mạnh mẽ nhất trong những năm giành vô địch thế giới của SKT. Anh ấy đã rời đi sau mùa giải để nhận một khoản lương lớn ở Trung Quốc. Dường như có một lời nguyền nào đó đã ám lên tất cả các cực thành viên của SKT, ngoại trừ cựu đường giữa Lee "Scout" Ye-chan, sau khi nhảy qua lại các đội hạng dưới của LPL và LCK, MaRin đã treo chuột và bàn phím vào năm ngoái.
Kang "Blank" Sun gu và Park "Untara" Ui-jin
Khá khó để xếp hạng hai người chơi này bởi vì sau khi rời khỏi SKT, họ không thể tìm cho mình một đội mới. Blank là một phần hết sức quan trọng trong đội hình giành chức vô địch của SKT, và Untara ngược lại là người "vô hình" nhất trong số các tuyển thủ đường trên của đội. Cả hai đều không chính thức giải nghệ, nhưng những ngày thành công nhất của họ thì đều đã trôi vào dĩ vãng.
Những người còn tiếp tục thi đấu
Bây giờ chúng ta sẽ thực sự tiến hành xếp hạng mức độ thành công các đồng đội cũ của Faker. Hãy nhớ rằng, chúng tôi đánh giá thành công của họ sau khi họ dã rời khỏi SKT.
7. Chae "Piglet" Gwang-jin - đường dưới Clutch Gaming
Piglet đã rời đi sau chức vô địch đầu tiên để đến Bắc Mỹ. Bất chấp những thành tích cá nhân xuất sắc anh ta đã đạt được trong quá khứ, anh ấy đã không được ở trong một đội mạnh trong một thời gian dài. Năm ngoái, anh ấy chơi trong giải Academy và năm nay, anh ấy tiếp tục trải qua một mùa giải không playoff với Clutch Gaming.
Piglet đã trải qua rất nhiều biến cố sau khi rời khỏi SKT, và mặc dù anh ấy vẫn thi đấu chăm chỉ, thậm chí còn đổi sang đường giữa khi được yêu cầu, anh ấy vẫn không thể tìm được nhiều thành công.
6. Bae "Bang" Jun-sik - đường dưới 100 Thieves
Bang là một ADC khác đã phải vật lộn kể từ khi rời khỏi Hàn Quốc để đến Bắc Mỹ. Anh ấy được kỳ vọng sẽ là mảnh ghép còn thiếu cho 100 Thieves, đội tuyển đã tham dự CKTG vào năm 2018. Tuy nhiên, bước vào mùa giải mới, đội tuyển này lại thể hiện một bộ mặt vô cùng kém cỏi khi đứng bét tại LCS mùa xuân 2019.
5. Heo "Huni" Seung-hoon - đường trên Clutch Gaming
Huni đã cực kỳ thành công trước khi đến SKT. Nhưng sau khi ra đi, mọi thứ lại trái ngược hoàn toàn. Khác với Bang hay Piglet, anh ấy có cơ hội tham dự playoff tại LCS – nhưng anh ấy cũng mắc một số sai lầm thực sự khiến đội của mình gặp bất lợi trong những giai đoạn then chốt của mùa giải. Anh áy là một game thủ được người hâm mộ yêu thích với một tính cách tuyệt vời, nhưng nếu anh ấy không khắc phục việc thi đấu thiếu ổn định, thì thành công sẽ tiếp tục trốn tránh Huni trong suốt phần còn lại của sự nghiệp.
4. Lee "Duke" Ho-seong, đường trên Invictus Gaming
Giống như Huni, Duke là một ngôi sao trước khi trở thành động đội cùng Faker – anh ấy đã giành được danh hiệu MVP tại Hàn Quốc khi đã gánh được cả đội NaJin có thực lực hạng xoàng. Anh đã có mặt trong đội hình giành được chiếc cuối vô địch cuối cùng của SKT và đã có thành công khá tốt sau khi chuyển đến Trung Quốc – giành được chức vô địch CKTG 2018. Nhưng Duke chỉ là người đi đường trên dự bị của IG bởi Kang "TheShy" Seung-lok đã được khóa trong vị trí xuất phát. Mặc dù vậy, IG vẫn thường sử dụng Duke và điều đó giúp anh ta xếp trên một vài người trong danh sách này.
3. Lee "Wolf" Jae-wan, Hỗ Trợ SuperMassive eSports
Thành thật mà nói, sau khi nhìn thấy tất cả các game thủ cũ của SKT đã đi đâu sau năm 2018, chúng tôi đã nghĩ rằng Wolf sẽ có một thời gian khó khăn. Rốt cuộc thì Bang – đối tác đi đường của anh ấy đã chuyển đến LCS. Wolf đã kí hợp đồng với một trong những đội mạnh nhất của LMHT Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đó chắc chắn là một bước đi xuống so với LCK.
Tuy nhiên, anh ấy đã chứng minh mình có thể làm được những gì khi cùng với SuperMassive có màn thể hiện tuyệt vời. Cả đội đang lướt băng băng tại TCL – đội duy nhất họ không thể đánh bại là 1907 Fenerbahçe. Nếu Wolf có thể SuperMassive giành thắng lợi trong vòng play-off và kiếm cho đội một vé tới MSI, anh ấy có thể tiến thêm một vị trí trong bảng xếp hạng này.
2. Han "Peanut" Wang-ho, rừng Gen.G
Thành tích của Peanut không tốt như Wolf hay Duke năm nay, nhưng bối cảnh lại hết sức quan trọng. Peanut là hạt nhân trong cuộc tái xây dựng của Gen.G – với việc mọi lối chơi đều xoay quanh người Đi rừng, và nếu anh ấy không thể gánh team, đội của anh ấy cầm chắc thất bại. Vấn đề là, điều đó diễn ra một cách vô cùng thường xuyên, và Ruler mới là cái tên thực sự gồng gánh Gen.G giúp đội tuyển này thoát nguy cơ tụt hạng ở những vòng đấu cuối.
1. Jeong "Impact" Eon-yeong, đường trên Team Liquid
Anh chàng thành công nhất từ trước tới nay sau khi rời khỏi SKT không ai khác ngoài Impact. Trong nhiều năm qua, anh ấy vẫn luôn là hòn đá tảng ở đường trên của Cloud9, tại nên một mùa giải CKTG thành công với họ. Và sau đó, anh ấy gia nhập Team Liquid và một lần nữa trở lại với CKTG.
Impact vẫn có những điểm yếu của mình, Anh ấy về cơ bản chỉ chơi tank trong thời điểm này. Nhưng anh ấy cũng giao tiếp hoàn hảo với đội của mình và hiểu biết về trò chơi hơn bất kì một ai. Bất cứ nơi nào anh ấy đi, anh ấy đều là người chiến thắng và đó là lý do tại sao anh ấy là người ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng này.