VCS và nền Liên Minh Huyền Thoại ở Việt Nam: Chưa mạnh nhưng đã lắm drama

CKTG 2019 đã kết thúc với chức vô địch thuộc về FunPlus PhoeniX. Khép lại một năm đầy biến động với LMHT nói chung và VCS nói riêng, sẽ có rất nhiều thứ chúng ta cần phải cải tổ và nhìn lại về VietNam Championship Series để hướng tới mùa giải 2020.

Những bản hợp đồng chưa sáng tỏ

Quyền lợi tuyển thủ hay vận động viên là thứ mà bất kỳ tổ chức nào cũng phải đề cao nếu muốn có thành tích tốt. Ảnh hưởng tâm lý là điều mà không tổ chức nào mong muốn với tuyển thủ của mình tuy nhiên đây lại đang là điều mà chưa có tổ chức nào ở VCS đang làm tốt cả.

VCS và nền Liên Minh Huyền Thoại ở Việt Nam: Chưa mạnh nhưng đã lắm drama - Ảnh 1.

Tâm điểm của những lùm xùm đầu VCS Hè 2019.

Khởi điểm với thương vụ của "Ma Vương 2k" - Phạm "Zeros" Minh Lộc với 2 đội tuyển Dashing Buffalo (PhongVu Buffalo) và GAM Esport. Sự việc có lẽ không cần phải đào lại và bài học cho sự không rõ ràng của 2 đội tuyển này là tuyển thủ của họ bị cấm thi đấu 6 trận.

Câu chuyện về luật chuyển nhượng VCS đã không dừng lại ở đó khi tiếp tục có thêm rất nhiều "drama" xung quanh chủ sở hữu của Sky Gaming Daklak bị công ty chủ quản Flash tố cáo và sau đó là anh bị ban 3 năm. Rõ ràng là thị trường chuyển nhượng của Việt Nam chưa lớn nhưng có quá nhiều lỗ hổng và việc "đi đêm" hiển nhiên sẽ trở thành cách tiếp cận chủ yếu của mỗi đội tuyển nếu muốn có những tuyển thủ chất lượng.

Đi đêm hay là chơi vì tình nghĩa

Tuy vậy, lỗ hổng về luật không phải là điều quá nghiêm trọng vì theo như lời của bình luận viên kì cựu Hoàng Luân, luật VCS hiện tại đang vận hành và tiếp tục hoàn thiện theo luật toàn cầu của Riot. Lỗ hổng lớn nhất ở đây chính là để cảm xúc đè nặng lên lý trí trong việc chiêu mộ thành viên. 

Câu chuyện của Slayder với FapTV từng đặt 1 dấu hỏi lớn lên tính chuyên nghiệp của các tuyển thủ và chủ sở hữu mỗi đội tuyển. "Đánh để trả nợ ân tình" hay "có theo anh không?" sẽ là những cụm từ không được phép xuất hiện nếu muốn nâng tầm giải đấu.

VCS và nền Liên Minh Huyền Thoại ở Việt Nam: Chưa mạnh nhưng đã lắm drama - Ảnh 2.

Quan điểm rất rõ ràng và đầy sự trưởng thành của Slayder.

Thông thường ở những khu vực khác, mỗi khi 1 tuyển thủ sắp hết hạn hợp đồng sẽ có 1 khoảng thời gian được đội chủ quản cho thời gian để quyết định ký tiếp hoặc CHO PHÉP TIẾP CẬN những đội tuyển khác, trạng thái này được gọi là "free agent". Tuy nhiên, việc chưa rõ ràng ở mục "đi đêm" này mà rất nhiều cá nhân và tổ chức đang lợi dụng nó dẫn đến rất nhiều bất cập ở thời điểm hiện tại. Việc kết thân không phải là xấu tuy nhiên nó lại đang bị sử dụng hoàn toàn sai cách ở thị trường chuyển nhượng VCS.

Những cách hành xử xấu xí

Mỗi khu vực đều có những vấn đề riêng, đơn cử như LPL với IG và LCK với Griffin. Tuy nhiên thay vì im lặng trước truyền thông hoặc nhận lỗi vì những yếu kém trong giải đấu thì các đội ở VCS có rất nhiều hành xử kì quặc như livestream, viết bài "bóc phốt" trên trang cá nhân hay "kiện ngược lại BTC" thay vì đóng cửa bảo nhau. 

Điều này ảnh hưởng rất tiêu cực tới thương hiệu của mỗi đội tuyển, nhất là ở thị trường Việt Nam khi các nhà tài trợ lớn vẫn rất dè chừng khi đầu tư vào eSport. Mặt khác, nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý các tuyển thủ khi liên tục phải nhận trực tiếp những lời không hay về đội tuyển và làm giảm phong độ thi đấu của chính họ. 

Có quá nhiều cách giải quyết cho tất cả vấn đề, tuy nhiên các đội lại chọn cách giải quyết ồn ào nhất. Và thu lại được gì? Một VCS lắm những drama, môi trường chưa đủ cạnh tranh cho các đội tuyển và vẫn chưa đủ vượt trội để xứng đáng với 2 slot tại CKTG.

VCS và nền Liên Minh Huyền Thoại ở Việt Nam: Chưa mạnh nhưng đã lắm drama - Ảnh 3.

3 đội tuyển mạnh nhất VCS lại là 3 đội tuyển nhiều drama nhất.

Hàn Quốc đã phải đánh play-in, LMS sắp phải sát nhập với những khu vực khác và VCS vẫn chưa thể hiện được gì nhiều với những ưu ái của Riot dành cho mình. Các đội sẽ còn rất nhiều việc phải làm để cải tổ để hướng đến VCS 2020 cũng như nâng tầm của giải đấu.

VCS và nền Liên Minh Huyền Thoại ở Việt Nam: Chưa mạnh nhưng đã lắm drama - Ảnh 4.